C ục Kiểm tra sau thông quan
3.1.1. Căn cứ xây dựng chiến lược
a) Tính tất yếu của chiến lược
Thứ nhất, KTSTQ là một trong ba trụ cột quản lý hải quan điện tử. Muốn hiện đại hóa hải quan, muốn vươn tới mục tiêu đạt trình độ quản lý của hải quan nhóm nước tiên tiến trong khu vực thì đẩy mạnh cơng tác KTSTQ là con đường tất yếu, tương tự như khơng thể hiện đại hóa mà khơng thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Thứ hai, để thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ giảm tỷ lệ KTTTQ xuống dưới 10% phải có sự đảm bảo từ khâu KTSTQ.
Thứ ba, thực tế kiểm tra cho thấy bất cập, sơ hở trong quản lý ở khâu thơng quan cịn nhiều (có những vấn đề chỉ phát sinh sau khi hàng hóa đã thơng quan, ví dụ như phí kỳ vụ; có những vấn đề khơng thể KTTTQ, ví dụ như việc sử dụng hàng nhập khẩu tạo tài sản cố định miễn thuế…; có những hoạt động chỉ có thể thực hiện khi KTSTQ, ví dụ như việc xác minh thanh tốn…), chỉ có thể khắc phục bằng KTSTQ.
b) Yêu cầu của chiến lược
1. Cải cách, phát triển KTSTQ phải trở thành yêu cầu tự thân của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
2. KTSTQ phải thực hiện được vai trò là sự đảm bảo cho cải cách thủ tục hành chính ở khâu thơng quan.
3. KTSTQ phải đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của từng doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc áp dụng mức độ quản lý phù hợp, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, đảm bảo sự quản lý của hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
4. KTSTQ phải phát hiện kịp thời những bất cập, sơ hở của chính sách, pháp luật, biện pháp quản lý nhà nước, của ngành, đề xuất hoặc đề nghị các đơn vị, cơ quan có chức năng, có thẩm quyền đề xuất hoặc xử lý các bất cập, sơ hở đó.