Kinh nghiệm một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính cho đào tạo nghề lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 50)

1.5. Một số bài học kinh nghiệm

1.5.2. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới

1.5.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

a) Tổng quan chung về dạy nghề của Trung Quốc

Hệ thống dạy nghề của Trung Quốc gồm 3 cấp trình độ đào tạo: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thiết lập hệ thống đào tạo liên thơng giữa trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề. Tuy nhiên trong Luật không quy định cụ thể mức độ yêu cầu của từng cấp bậc trình độ nhưng lại xác định trình độ trung cấp nghề được thực hiện trong các trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp và trong các trường công nhân kỹ thuật; cịn trình độ cao đẳng nghề được thực hiện tại trường cao đẳng nghề.

Cơ sở dạy nghề: chính phủ Trung Quốc đang phát triển các trường dạy nghề và kỹ thuật bậc đại học, các trường trung học nghề và trung học kỹ thuật, các trường trung học bách khoa, các trường kỹ thuật, các trung tâm dạy

nghề, các tổ chức dạy nghề do cộng đồng đảm nhiệm và các trung tâm dạy nghề tại nơi làm việc do doanh nghiệp đảm nhiệm… do đó đã tăng cường cơng tác đào tạo cho những lao động mới vào nghề, những người đang làm việc và những người bị thôi việc.

Mối quan hệ trường – ngành và vai trò của doanh nghiệp trong dạy nghề: Luật Dạy nghề Trung Quốc tuy chỉ có 40 điều nhưng có tới 7 điều quy định về mối quan hệ này, cụ thể gồm: cho phép doanh nghiệp được thành lập cơ sở dạy nghề; đồng thời Luật cũng cho phép cơ sở dạy nghề được thành lập doanh nghiệp hoặc đơn vị sản xuất, xưởng thực hành… Luật Dạy nghề còn cho phép các trường và cơ sở dạy nghề có thể lồng ghép đào tạo với sản xuất nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế địa phương và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp.

b) Những thành tựu của hệ thống dạy nghề của Trung Quốc

- Tăng nhanh quy mô của hệ thống dạy nghề: Trong giai đoạn qua, tỷ lệ học sinh học trung học chuyên nghiệp đã giảm từ 81% xuống còn 54,7%, trong khi tỷ lệ học sinh trung cấp nghề đã tăng từ 19% lên 45,3%. Từ năm l980 đến năm 2001, có 50 triệu học sinh trung cấp nghề tốt nghiệp; bồi dưỡng hàng triệu lượt học viên sơ cấp nghề, công nhân kỹ thuật, quản lý, công nhân lành nghề và lao động khác với giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật tốt.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề: Chính phủ quan tâm tới việc thành lập các cơ sở đào tạo giáo viên dạy nghề (trong các trường cao đẳng, đại học hoặc thuộc cơ quan ở trung ương, địa phương). Hiện nay, có hơn 50 khoa sư phạm trong các trường cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học và hơn 200 cơ sở đào tạo thuộc trung ương hoặc địa phương. Như vậy, một mạng lưới đào tạo đội ngũ giáo viên được hình thành đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên dạy nghề ở các hình thức và cấp độ khác nhau.

- Chất lượng và trình độ dạy nghề được nâng cao: Trong suốt 50 năm qua đặc biệt là trong 20 năm gần đây kể từ khi bước vào công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế, việc nâng cao chất lượng và trình độ dạy nghề cũng

như hiệu quả của các cơ sở dạy nghề rất được quan tâm. Đến cuối năm 2001, hơn 3.000 cơ sở dạy nghề trọng điểm hoặc thí điểm đã được thành lập, đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển chung của giáo dục nghề nghiệp.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy: học tập các kinh nghiệm hiện đại của nước ngoài về dạy nghề thông qua phương pháp và mơ hình giảng dạy là phương thức để nâng cao chất lượng giảng dạy, một yếu tố quan trọng để đổi mới dạy nghề.

- Phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn: Trung Quốc bắt đầu phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn từ rất sớm (từ những năm 1980) với kết quả đạt được to lớn và chất lượng lao động nông thôn được cải thiện đáng kể.

- Nghiên cứu khoa học dạy nghề: với sự phát triển của dạy nghề, nhiều viện nghiên cứu khoa học dạy nghề đã được tăng cường và thành lập với đội ngũ nghiên cứu viên làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian, được thành lập trong các trường đại học, học viện… để nghiên cứu dạy nghề ở các cấp độ và mức độ khác nhau.

1.5.2.2. Kinh nghiệm của Malaysia

Liên bang Malaysia có diện tích tự nhiên 329.800 km2, dân số khoảng 27 triệu người (2010), mật độ dân số 74 người/ km2. Hiện nay lao động đang được thu hút mạnh vào các ngành phi nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nên sức ép về dân số và đất đai là không lớn. Ngày nay, Malaysia không đủ lao động nên phải nhập khẩu lao động từ nước ngồi, nhưng trong thời gian đầu của q trình cơng nghiệp hóa, Malaysia đã phải giải quyết vấn đề dư thừa lao động nông thơn như nhiều quốc gia khác. Hiện nay ngồi việc tạo việc làm cho lực lượng lao động nơng thơn trong nước, Malaysia cịn phải nhập thêm lao động từ nước ngoài. Từ kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Malaysia cho thấy:

Thứ nhất: Thời gian đầu của quá trình cơng nghiệp hóa, Malaysia chú

trọng phát triển nơng nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng tới phát triển cây công nghiệp dài ngày. Cùng với phát triển nông nghiệp, Malaysia tập trung

phát triển công nghiệp chế biến, vừa giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp vừa giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động nông thôn.

Thứ hai: Khai phá những vùng đất mới để phát triển sản xuất nông

nghiệp theo định hướng của chính phủ để giải quyết việc làm mới cho lao động dư thừa ngay trong khu vực nông thôn. Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội, kèm theo cung ứng vốn, vật tư, thông tin, hướng dẫn khoa học kỹ thuật,… để người dân yên tâm sản xuất; đồng thời nhà nước phát huy tính chủ động sáng tạo của người dân, mặt khác gắn trách nhiệm giữa nhà nước và người dân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ ba: Thu hút cả đầu tư trong nước và nước ngồi vào phát triển cơng

nghiệp mà trước hết là công nghiệp chế biến nhằm giải quyết lao động và dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. Trong thời gian này, Malaysia thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng các chính sách ưu đãi. Thơng qua các biện pháp này Malaysia đã giải quyết được vấn đề:

o Tạo việc làm cho số lao động dư thừa;

o Đào tạo công nhân nâng cao tay nghề và trình độ quản lý cho người lao động;

o Tận dụng cơ sở vật chất của các công ty nước ngoài đầu tư vào Malaysia khi đã hết hạn hợp đồng và thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật của họ;

Thứ tư: Khi nền kinh tế đất nước đã chuyển sang toàn dụng lao động,

Malaysia chuyển sang sử dụng nhiều vốn và khai thác công nghệ hiện đại, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, cung cấp lao động đã qua đào tạo cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính cho đào tạo nghề lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)