3.3. Các biện pháp hồn thiện chính sách tài chính cho đào tạo nghề lao động
3.3.2. Huy động, lồng ghép các nguồn lực và khuyến khích các dự án, các
nguồn xã hội hóa thực hiê ̣n đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một Quan điểm đúng đắn, xuyên suốt của Đảng và Chính phủ. Tuy vậy có rất nhiều đề án, chương trình khác nhau có liên quan đến vấn đề này. Chính vì vậy để triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các địa phương cần thực hiện lồng ghép, huy động các nguồn lực cho dạy nghề như: Chương trình MTQG Việc làm và Dạy nghề, Chương trình Nghị quyết 30a, Chương trình 135, ngân sách địa phương và một số chương trình dự án khác. Các nguồn kinh phí được thực hiện theo định mức chi phí đào tạo nghề đã được phê duyệt.
Bên cạnh đó cũng cần có quy đi ̣nh viê ̣c lồng ghép , phối hợp, quản lý sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất , thiết bi ̣ nhà nước đã đầu tư ; nguồn nhân lực đã được bố trí đối với các trung tâm giao du ̣c thường xuyên , trung tâm kỹ thuâ ̣t tổng hợp hướng nghiê ̣p với trung tâm da ̣y nghề , để có đơn vị mạnh làm đầu mối thực hiê ̣n đồng thời các chức năng , nhiê ̣m vu ̣: Dạy nghề - Giới thiê ̣u viê ̣c làm - Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiê ̣p cho thanh niên , học sinh, lao đô ̣ng nông thôn trên đi ̣a bàn huyê ̣n.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn Ngân sách Trung ương là nguồn cơ bản, bên cạnh đó các tỉnh cần phải huy động thêm nguồn Ngân sách địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nơng thơn học
Để tăng nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nghề, trong những năm qua chúng ta đã áp dụng một số giải pháp nhằm huy động các nguồn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước nhưng nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nghề. Vì vậy trong những năm tới cần phải huy động triệt để khả năng tiềm tàng đối với nguồn ngồi ngân sách nhà nước từ các tở chức quốc tế , các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện Đề án (các doanh nghiệp được trừ để tính thu nhập chịu thuế theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t đới với các khoản chi phí, hỡ trợ của doanh nghiê ̣p cho da ̣y nghề). Thơng qua giải pháp có tính chất pháp lý bắt buộc đã được chính phủ cho phép định hướng phát triển đào tạo nghề. Những giải pháp chủ yếu là:
- Huy động nguồn vốn đầu tư từ trong nội bộ các cơ sở đào tạo nghề. Trước hết cần khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề thành lập doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và thực hiện các hoạt động ứng dụng. Trong đó tự sản xuất và thực hiện các loại hình thương mại, đầu tư cùng với kinh phí do Ngân sách TW và địa phương là phương án chính. Gánh nặng ngân sách sẽ giảm khi các cơ sở đào tạo nghề có các khoản tài trợ khác có thể thay thế.
- Khuyến khích sự đóng góp, tài trợ của các cá nhân trong nước cho đầu tư phát triển đào tạo nghề. Trong những năm qua đã có nhiều tổ chức, cá nhân trong nước thành lập các Quỹ hỗ trợ tài năng, nhăm cấp học bổng cho học sinh- sinh viên đang theo học ở các trường. Trong những năm tới cần có những giải pháp khuyến khích các tổ chức, cá nhân bằng giá trị, bằng hiện vật cho sự nghiệp đào tạo nghề thông qua các dự án đầu tư cho cơ sở dạy nghề lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
- Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để doanh nghiệp tham gia vào đào tạo và chia sẻ chi phí đào tạo. Nhà nước có chính sách khuyến khích (ưu đãi tín dụng, thuế, hỗ trợ ngân sách đào tạo…) để huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp, làng nghề trong việc phát triển dạy nghề dưới các hình thức như tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư cơ sở dạy nghề; liên kết với các cơ sở dạy nghề để học sinh được thực tập
nghề trong thực tiễn sản xuất (kể cả trong việc đào tạo nâng cao tay nghề cho giáo viên).
- Có chính sách huy động doanh nghiệp đóng góp kinh phí đào tạo nghề khi tiếp nhận lao động qua đào tạo nghề vào làm việc. Khi các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề được nâng lên, Nhà nước tổ chức, đầu tư kinh phí để đào tạo nghề cho người lao động, cung cấp ra thị trường lao động những lao động có kỹ năng nghề cao thì các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động đã qua đào tạo vào làm việc tại doanh nghiệp.
- Huy động và mở rộng hơn nữa các nguồn vốn đầu tư nước ngoài dưới dạng viện trợ, hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học thông qua các dự án, tranh thủ sự giúp đỡ viện trợ khơng hồn lại của các cơ sở đào tạo, các tổ chức quốc tế, Việt kiều ở nước ngoài…
- Sử a đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ về hợp tác , đầu tư nước ngồi trong lĩnh vực giáo dục , đào tạo và dạy nghề theo hướng thơng thống , thuận lợi về thủ tu ̣c , điều kiê ̣n đầu tư n hằm tăng cường huy đô ̣ng các nguồn vớn đầu tư nước ngồi cho da ̣y nghề ; ưu tiên các Dự án vay vốn nước ngoài