CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.3. Vai trị của mơn Ngữ văn và quan điểm về mục đích giảng văn trong nhà
1.3.2. Quan điểm về mục đích giảng văn trong nhà trường phổ thơng hiện nay
* Vấn đề tên gọi
Trong một thời gian rất dài ở nước ta môn Văn được gọi là “giảng văn”, sách dạy văn được gọi là “Văn học trích giảng”, “Văn học giảng luận”. Theo Trần Đình Sử, đến nay hoạt động dạy học văn trong nhà trường đã trải qua ba giai đoạn nhận thức, ba mơ hình thao tác: từ giảng văn, qua phân tích văn học đến đọc hiểu văn bản văn học.
- Giảng văn: là mơ hình dạy văn dựa trên quan niệm thầy giáo là trung tâm, giờ học văn chủ yếu là thầy giảng trò nghe, ghi chép, học thuộc một cách thụ động.
- Phân tích văn học: một mặt nào đó đây là bước tiến mới so với giảng văn, bởi hoạt động phân tích trong bài học văn có thể vừa là hoạt động của thầy vừa là hoạt động của trò dưới sự hướng dẫn của thầy. Nhưng trên thực tế dạy học, hoạt động phân tích chủ yếu cũng chỉ là một hình thức giảng văn của thầy mà thơi. “Phân tích tác phẩm văn học” hoặc “Phân tích văn học trong nhà trường” đều là những cách gọi không đạt dẫn đến hiểu sơ lược về một hoạt động cơ bản bậc nhất của môn ngữ văn trong nhà trường.
- Đọc - hiểu văn bản văn học: là mơ hình mới được đưa vào trong nhà trường từ Trung học cơ sở cách đây khoảng 10 năm. Mơ hình này coi học sinh là trung tâm của hoạt động đào tạo trong nhà trường. Mơ hình này xác định dạy học bài văn trong nhà trường chỉ có thể là thầy dạy đọc văn, trò đọc văn. Hai chữ đọc văn vừa kết hợp nguyên lí lấy người đọc làm trung tâm của lí thuyết tiếp nhận, vừa kết hợp nguyên lí lấy học sinh làm trung tâm của lí thuyết dạy học hiện đại, thực hiện nhiệm vụ đào tạo kĩ năng và năng lực đọc cho học sinh.
Như vậy, đến nay khái niệm giảng văn có thể được hiểu là đọc - hiểu văn bản. Khái niệm đọc - hiểu không cho phép ta đọc văn như cũ mà phải thay đổi quan niệm dạy ngữ văn và phương pháp dạy học ngữ văn. Giảng văn chỉ mới là giải thích, phân tích văn bản, chưa bao gồm sự hiểu của trò. Đọc - hiểu là hoạt động của trò, là một khái niệm sâu sắc, phong phú, nhiều mặt và chắc chắn sẽ còn nhiều kiến giải khác nữa. Muốn dạy đọc - hiểu văn học cho học sinh, đào tạo năng lực đọc hiểu cho các em để các em có thể tự học và tự học suốt đời nhất thiết phải nghiên cứu đổi mới các thao tác dạy học ngữ văn một cách thấu đáo, khoa học, hệ thống mới mong có hiệu quả.
* u cầu của mơn Ngữ văn trong nhà trường
Muốn xác định được mục đích của việc giảng văn (hay đọc - hiểu văn bản) trong nhà trường phổ thông, người giáo viên cần nắm được yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Một trong những đổi mới
đó là phát triển chương trình theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Theo Bộ Giáo dục và đào tạo, năng lực được quan niệm là “sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định” [1, tr. 49].
Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động , mọi cơng dân đều phải có, đó là các năng lực chung cốt lõi. Năng lực này liên quan đến nhiều mơn học. Song ở mỗi mơn học sẽ hình thành nên một số năng lực cần thiết.
Có rất nhiều nhóm năng lực cần hình thành cho học sinh phổ thông. Riêng đối với môn Ngữ văn cần hình thành nên ba loại năng lực văn tương ứng với ba hình thức hoạt động khác nhau về văn: loại năng lực sáng tác văn, loại năng lực nghiên cứu phê bình, và loại năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học. “Trong nhà trường phổ thông, năng lực cần yếu nhất là năng lực tiếp nhận văn học. Nhà trường cần đào tạo những học sinh có văn hóa đọc, chứ khơng có nhiệm vụ đào tạo những văn tài, những học sinh có năng khiếu như ở trường chun. Ngồi ra trong nhà trường cịn có hình thức hoạt động làm văn mà làm văn tức là bình giảng đánh giá, phân tích một tác phẩm hay một nhận định. Hoạt động làm văn gần gũi với hoạt động phân tích phê bình. Cho nên trong nhà trường phổ thơng cần chú ý đến năng lực tiếp nhận và năng lực bình giá tác phẩm văn học” [22, tr. 118].
* Mục đích của giảng văn
Về mục đích của giảng văn trong nhà trường đã có nhiều cách phát biểu khác nhau. Các ý kiến đó chưa thống nhất vì mỗi tác giả nhìn từ một góc độ khác nhau. Sau đây là một vài ý kiến trao đổi:
- Theo Trần Thanh Đạm: “Mục đích của mơn giảng văn trong nhà trường là giúp học sinh cảm thụ được đầy đủ nhất, lĩnh hội được sâu sắc nhất mọi giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong hình tượng văn học của tác phẩm, từ đó mà giáo dục cho các em về nhận thức, về tư tưởng, tình cảm, đạo đức,
thẩm mĩ, về cả tư duy và ngôn ngữ nữa. Đọc, phân tích, giảng giải tác phẩm là nhằm vào mục đích đó: làm cho học sinh cảm và hiểu!” [2, tr. 110].
- Theo tác giả Hoàng Ngọc Hiến: Từ đặc trưng của văn học là “Văn học là nghệ thuật ngôn từ” tác giả đề xuất mục đích của giảng văn: “Điều quan trọng trong giảng văn là nói cho được nội dung đã khởi sắc hơn, lấp lánh hơn nhờ những mĩ từ pháp như thế nào” [16, tr. 154].
- Dựa trên những đặc trưng của môn Ngữ văn, Phan Trọng Luận đặt ra mục đích của giảng văn là: “Nói một cách tổng qt thì nhiệm vụ của mơn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thơng là góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh bằng phương tiện đặc thù của môn văn” [22, tr. 70]. Tác giả bàn đến các mặt cụ thể như: giáo dục nhận thức cho học sinh, cung cấp tri thức về lí luận, lịch sử văn học... Dạy văn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thế giới bên ngoài, xã hội và con người. Hiểu biết về thế giới bên ngồi để hiểu chính bản thân mình. Nhận thức để tự nhận thức. Các tác phẩm văn chương ưu tú là những kho tri thức. Dạy văn là dạy cho học sinh nhận ra trong tác phẩm văn chương nguồn tri thức phong phú, đa dạng, vơ cùng hấp dẫn và bổ ích để các em giàu có hơn, sâu sắc hơn, rộng mở và tinh tế hơn. Môn văn cịn có nhiệm vụ cung cấp những hiểu biết có hệ thống về lịch sử văn học, về lí luận văn học. Đồng thời mơn Ngữ văn cịn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết, những kĩ năng nhất định. Dạy văn không chỉ nhằm gây rung động, cảm xúc. Mục đích là tạo được sự phát triển cân đối, tồn diện về tâm hồn, trí tuệ, về thẩm mĩ và hiểu biết để xây dựng nhân cách cho học sinh.
Từ những quan điểm trên có thể thấy, mơn Văn trong giai đoạn hiện nay cần hướng tới những mục đích cơ bản sau:
Thứ nhất, mơn Văn vẫn cần cung cấp kiến thức cho các em về văn học, về lí luận, về lịch sử văn học… Đây là những phần tri thức khái quát quan trọng vừa giúp học sinh cảm thụ văn chương, chiếm lĩnh tác phẩm văn
chương được sâu sắc hơn, vừa giúp học sinh có những kiến thức cơng cụ để tự mình có thể khám phá các văn bản văn học. Trong giảng dạy văn cần phát huy cao độ tính sáng tạo cá nhân và cảm húng cá nhân. Nhưng khơng phải vì thế mà coi nhẹ hiểu biết và tính chuẩn xác của tri thức. Trong giờ giảng văn cần định lượng được những kiến thức cơ bản theo yêu cầu của chương trình. Cảm xúc và trí tuệ trong dạy văn khơng mâu thuẫn nhau mà hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau nhằm phát triển nhân cách học sinh một cách hài hịa. Đó cũng là mục đích giảng văn mà Đặng Thai Mai đã đặt ra là kết hợp giữa cảm và hiểu trong dạy văn.
Thứ hai, giảng văn hướng tới mục đích rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cần thiết cần thiết để học sinh có thể vận dụng vào việc đọc hiểu các văn bản cùng thể loại.
Thứ ba, giảng văn cần phát triển ở học sinh những năng lực. Trong đó quan trọng nhất là năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động học tập và thực tiễn đời sống…
Tiểu kết chương 1
Như vậy trong quan niệm của Đặng Thai Mai, mục đích giảng văn cần chú trọng vào hai điểm chính: bồi dưỡng tâm hồn và kiến thiết học thuật tư tưởng nước nhà. Đây là một yêu cầu cao và khó. Nhưng để đảm bảo đặc trưng mơn Văn, để góp phần khắc phục tình trạng mâu thuẫn gữa khối lượng kiến thức lớn và thời gian trên lớp có hạn, để nâng cao trình độ tiếp nhận của học sinh, để “dạy học đi trước sự phát triển”… thì mục đích giảng văn theo quan niệm của Đặng Thai Mai là một yêu cầu bức thiết và không bao giờ cũ.
Nhấn mạnh vào khía cạnh độc đáo, đặc sắc của tác phẩm, quan niệm giảng văn của Đặng Thai Mai khơng chỉ bổ ích cho cơng việc giảng văn ở nhà trường phổ thơng mà cịn có ý nghĩa trong nghiên cứu, phê bình văn học. Để mỗi tác phẩm để lại dấu ấn trong tâm hồn học sinh, để nâng cao năng lực
thưởng thức, đánh giá nghệ thuật ở các em thì rất cần vươn tới mục đích của giảng văn mà Đặng Thai Mai đã đề cập tới.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong học tập và kiểm tra, thi cử hiện nay còn rất cần đến năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề của học sinh. Bởi vậy, giảng văn cần có sự thay đổi trong phương pháp. Và việc vận dụng những tư tưởng giảng văn của Đặng Thai Mai là một việc làm cần thiết.
CHƢƠNG 2. Ý NGHĨA PHƢƠNG PHÁP LUẬN CỦA