CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Các vấn đề chung
3.1.2. Nội dung thực nghiệm và phương pháp thực nghiệm
3.1.2.1. Nội dung thực nghiệm
- Việc lựa chọn thể ngâm khúc đưa vào trong nhà trường phổ thông là một điều cần thiết bởi đây là thể thơ trữ tình trường thiên của dân tộc góp phần quan trọng tạo nên diện mạo cũng như sự phát triển của văn học trung đại.
- Đoạn trích là một đoạn đặc sắc tiêu biểu cho thể loại ngâm khúc, đồng thời cũng đánh dấu những bước tiến vượt bậc trong tư duy nghệ thuật về con người ở văn học trung đại. Đọc hiểu đoạn trích để khơng chỉ thấy cái hay cái đẹp của một văn bản cụ thể mà còn thấy được phần nào diện mạo của văn học ở thời kì phát triển đỉnh cao của văn học trung đại.
3.1.2.1. Phương pháp thực nghiệm
Trên nguyên tắc “kế thừa có chọn lọc” và “vận dụng một cách sáng tạo” thành tựu của quá khứ, luận văn đã lựa chọn những thành tựu trong phương pháp giảng văn của Đặng Thai Mai, kết hợp với thành tựu của lí thuyết giảng văn trong thời kì hiện nay để soạn giảng.
- Về phương pháp tiếp cận và phân tích tác phẩm: Vận dụng và kế thừa quan điểm đúng đắn, tiến bộ của Đặng Thai Mai về mục đích, quan điểm, nguyên tắc và các kĩ thuật giảng văn như đã được đề cập trong chương 1,2 của luận văn. Đặc biệt thể hiện rõ khía cạnh: Mục đích giảng văn là tìm ra “cái tinh vi về tư tưởng, cái độc đáo về nghệ thuật” trong nếp áng văn, tiếp cận tác phẩm theo quan điểm lịch sử, thi pháp, kết hợp giữa trực cảm và phân tích khoa học, giữa phân tích nội dung và hình thức, vận dụng ưu thế của phương pháp so sánh văn học…
- Về phương pháp dạy và học của giáo viên trên lớp: Trên cơ sở quan niệm của Đặng Thai Mai nhưng luận văn có bổ sung thêm những vấn đề lí thuyết giảng văn theo quan điểm đổi mới. Trong đó có quan niệm: nâng cao vai trị chủ động, tích cực sáng tạo trong học tập của học sinh. Giáo viên là người tổ chức, khơi gợi, khuyến khích tinh thần học tập của các em. Đặc biệt theo yêu cầu hiện nay, dạy học cần chú ý đến sự phát triển năng lực của học sinh, đặc biệt là các năng lực đặc biệt của môn Ngữ văn như năng lực tiếp nhận văn bản, năng lực sử dụng và giao tiếp bằng tiếng Việt.