Chuẩn bị và tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lí thuyết giảng văn trong giảng văn chinh phụ ngâm của đặng thai mai (Trang 65 - 67)

CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Các vấn đề chung

3.1.4. Chuẩn bị và tổ chức thực nghiệm

3.1.4.1. Giáo viên dạy thực nghiệm

Giáo viên được mời dạy thể nghiệm là những giáo viên đã có chuyên mơn và nhiệt tình giảng dạy. Đó cũng là các giáo viên đã dạy ở các lớp đối chứng. Trước khi giảng dạy, chúng tôi đã trao đổi về tiết dạy thực nghiệm, cùng thống nhất về giáo án thực nghiệm và qui trình thực nghiệm.

Bảng 3.2. Phân cơng giáo viên dạy thực nghiệm và đối chứng

Giáo viên Trường THPT Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Nguyễn Thị Lan A Hải Hậu 10A1 10A9

Vũ Thị Hiền A Hải Hậu 10A5 10A13

3.1.4.2. Tiến trình thực nghiệm

Trước khi tiến hành dạy thực nghiệm, chúng tơi có gửi phiếu điều tra thăm dò hứng thú của học sinh. Tổng số học sinh được điều tra thăm dò là 159 em. Kết quả cụ thể là:

- Về khả năng cảm nhận nội dung đoạn trích: 90% học sinh cảm nhận được đại ý đoạn trích là nỗi nhớ nhung, sầu muộn của người chinh phụ, dĩ nhiên chưa cảm nhận được sâu sắc. Còn 10% số học sinh cảm nhận chưa đúng đại ý đoạn trích. Về nghệ thuật: hầu hết các em chưa cảm nhận được cụ

STT Lớp Số HS Lực học khảo sát ban đầu

Giỏi Khá TB Yếu 1 Thực nghiệm 11 A1 40 7(17,5%) 25(62,5%) 7(17,5%) 1(2,5%) 2 11 A5 40 6(15%) 17(42,5%) 16(40%) 1(2,5%) 3 Đối chứng 11 A9 39 6(15,4%) 22(56,4%) 9(23,1%) 2(5,1%) 4 11 A13 40 5(12,5%) 20(50%) 14(35%) 1(2,5%)

thể các biện pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của dịch giả cũng như giá trị của từ ngữ, tiết tấu … trong đoạn văn bản.

- Về cảm nghĩ của học sinh đối với đoạn trích: 70% số học sinh phát biểu điều các em xúc động nhất trong đoạn trích này là số phận đau, khổ, bất hạnh của người phụ nữ, nạn nhân của chiến tranh phong kiến. Còn 30% phát biểu rằng điều làm các em suy nghĩ sâu sắc nhất là sự chung thủy sắt son, một phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.

- Hứng thú của các em khi dạy đoạn trích này là: Nỗi nhớ nhung da diết, nỗi sầu muộn và niềm khát khao của người chinh phụ. Một số em mong muốn được làm sáng tỏ hơn vấn đề: Tại sao tác giả không mở ra cho người chinh phụ một con đường giải thốt khỏi nỗi buồn khổ đó?

Nhận xét: khả năng cảm thụ cịn chung chung, khơng khái quát, đánh giá được vấn đề. Đặc biệt chỉ mới tập trung vào giá trị nội dung, ít chú ý thành tựu nghệ thuật. Tuy nhiên những thông tin trên rất cần thiết để người viết bổ sung, điều chỉnh nội dung giáo án nhằm phát triển được các năng lực cần thiết ở học sinh.

Sau khi đã điều tra nắm bắt được hứng thú của học sinh, chúng tôi tiến hành giảng dạy các tiết học thực nghiệm theo đúng như phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy của nhà trường. Giáo án và các tư liệu, phương tiện sử dụng hỗ trợ dạy học được chuẩn bị chu đáo cho các tiết dạy học.

Giáo viên tiến hành tổ chức dạy học ở lớp thực nghiệm và đối chứng cho học sinh theo yêu cầu đã được đưa ra. Ở lớp thực nghiệm, giáo viên bám sát nội dung giáo án đã được thiết kế, các yêu cầu của tiết dạy thể nghiệm đã được đưa ra và thống nhất. Tiết dạy đối chứng được giáo viên thực hiện với giáo án thơng thường của chính giáo viên chuẩn bị.

Sau các hoạt động dạy học của giáo viên chúng tôi tiến hành dự giờ đánh giá và kiểm tra mức độ tiếp nhận của học sinh thông qua bài kiểm tra liên quan đến vấn đề đã được giảng dạy.

3.1.4.3. Kiểm tra và thu nhận kết quả thực nghiệm

Sau các tiết dạy chúng tôi sẽ phát phiếu bài tập cho học sinh thực nghiệm. Căn cứ vào bài làm của các em có thể thấy được mức độ nhận thức và hứng thú của học sinh đến đâu. Đồng thời cũng đánh giá được hiệu quả của các phương pháp giảng dạy đưa ra cho học sinh. Thơng qua đó đối chứng giữa các biện pháp đề xuất với cách dạy học thông thường để thấy được hiệu quả của biện pháp được đề xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lí thuyết giảng văn trong giảng văn chinh phụ ngâm của đặng thai mai (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)