CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Một số nguyên tắc và kĩ thuật giảng văn trong “Giảng văn Chinh phụ
2.1.1. Một số nguyên tắc giảng văn trong “Giảng văn Chinh phụ ngâm”
Nguyên tắc là “điều cơ bản định ra phải theo khi làm một việc gì” [7, tr. 280]. Giảng văn bên cạnh việc tìm ra cách để giảng một áng văn hay thì cũng cần tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định khi tìm hiểu, nghiên cứu cũng như giảng dạy. Nghiên cứu chuyên luận “Giảng văn Chinh phụ ngâm”, có thể nhận ra nhà nghiên cứu đã có những nguyên tắc nghiên cứu và làm việc nghiêm ngặt để có được một bài giảng văn có giá trị. Vậy những “điều cơ bản định ra phải theo” khi ông tiến hành giảng áng Chinh phụ ngâm nói riêng và
các tác phẩm văn chương khác nói chung là gì? Có thể kể ra một vài ngun tắc quan trọng mà Đặng Thai Mai đã tuân theo khi giảng văn, đó cũng là cái mà chúng ta cần học tập trong quá trình đọc - hiểu văn bản hiện nay.
2.1.1.1. “Điều cần thiết là nhận định giá trị chân thật và tương đối của một tác phẩm theo trình độ văn hóa của thời đại” [28, tr. 35]
Luận điểm trên là một trong khơng ít cách phát biểu của Đặng Thai Mai về sự “cần thiết” phải vận dụng quan điểm lịch sử - nguyên tắc nhận thức quan trọng bậc nhất của phương pháp luận mác-xít- trong nghiên cứu, phê bình và giảng dạy tác phẩm văn chương. Bởi tác phẩm văn chương là con đẻ của nhà văn, con đẻ của một thời đại lịch sử nhất định. Vì vậy mà Trần Đình Sử đã đánh giá một trong hai đặc sắc của cơng trình “Giảng văn Chinh phụ ngâm” là “quan điểm lịch sử trong việc nhìn nhận một áng văn bất hủ của dân
tộc” [40, tr. 309].
Quan điểm lịch sử yêu cầu phải đặt tác phẩm vào hoàn cảnh xã hội, “tình huống sáng tạo” mà nhà văn sản sinh ra nó, nhận định giá trị của nó theo tiêu chuẩn thẩm mĩ của thời đại và trong mối quan hệ qua lại với các hiện
tượng văn hóa đương thời. Quan điểm lịch sử u cầu khơng địi hỏi tác phẩm phải giải đáp được mọi vấn đề của cuộc sống, của thời đại mà phải xem nó đã làm được cái gì mới so với người đi trước, đáp ứng được gì so với địi hỏi của xã hội đương thời, ý nghĩa của nó đối với những thời đại tiếp theo và nhất là với thời đại hiện nay. Quán triệt quan điểm lịch sử cho phép chúng ta đưa ra được những đánh giá, kết luận khách quan, trung thực, thuyết phục, có tác dụng gợi mở cho sáng tác và tiếp nhận.
Ý thức được tầm quan trọng này, việc vận dụng triệt để quan điểm lịch sử là một trong những ưu điểm nổi bật trong phương pháp luận nghiên cứu, phê bình và giảng văn của Đặng Thai Mai. Ông tâm niệm: “Những khuyết điểm và những thành công của tác phẩm chỉ có thể và phải giải thích theo quan điểm lịch sử” [28, tr. 35]. Với quan điểm như vậy, Đặng Thai Mai đã đi vào nghiên cứu, phê bình, giảng văn các tác phẩm văn học cổ. Quan điểm lịch sử đã giúp tác giả gạn đục, khơi trong, chắt lọc được bao nhiêu cái tinh túy trong những áng văn có phần “khó cảm” với chúng ta ngày nay, giúp người đọc, người nghe có thái độ khách quan, tích cực trong việc đánh giá và nâng niu những di sản văn học dân tộc.
Quan điểm lịch sử cũng là nguyên tắc chỉ đạo trong “Giảng văn Chinh
phụ ngâm”. Với cái nhìn bao quát và vốn tri thức uyên thâm, Đặng Thai Mai
đã giảng văn Chinh phụ ngâm trong bối cảnh lịch sử, chính trị, nền văn hóa và trình độ văn học nghệ thuật Việt Nam thế kỉ XVIII. Để biện minh cho quan niệm nghệ thuật về người anh hùng lí tưởng phong kiến trong Chinh phụ ngâm, Đặng Thai Mai viết: “Chúng tôi không muốn quá trách nhà nữ sĩ Việt
Nam thế kỉ XVIII. Quan niệm đẹp xưa nay vẫn tùy thời mà đổi khác. Ai trách cô thiếu nữ trong bài “Mười thương” thiếu áo Lemur, hay không ăn mặc theo đời sống mới? Huống hồ bộ áo Lemur ngày nay phần nhiều đã có vẻ bà cụ rồi (…) Huống hồ đây là một áng văn dịch…” [28, tr. 46]
Quan điểm lịch sử giúp Đặng Thai Mai không đánh giá người xưa dựa vào tiêu chuẩn thẩm mĩ hiện tại. Nhưng Đặng Thai Mai cũng khơng đặt tác
phẩm vào hồn cảnh lịch sử đã sản sinh ra nó để cuối cùng đổ tất cả lỗi cho thời đại. Đúng như Phan Cự Đệ đã nhận xét: “Đặng Thai Mai luôn nắm vững quan điểm lịch sử khách quan và độ lượng, trân trọng từng đóng góp nhỏ của cha ơng, nhưng đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế lịch sử, những thiếu sót về nhận thức khoa học, về lập trường quan điểm của lớp người đi trước, không phải để trách móc họ mà nhằm rút ra những bài học tư tưởng và hành động cho chúng ta ngày nay” [9, tr. 30]. Nếu quan điểm lịch sử đã giúp tác giả “Giảng văn Chinh phụ ngâm” đánh giá đúng những đóng góp, giá trị của “văn học một thời đại” thì bên cạnh đó nó cũng giúp tác giả giảng văn nhận ra rất nhiều những thiếu sót của khúc ngâm. Có thể có chỗ, Đặng Thai Mai đã hơi khắt khe. Nhưng như ông tâm sự, chỉ ra những hạn chế “không phải để quá trách người xưa. Mà cốt để rút lấy một bài học kinh nghiệm” [28, tr. 358]. Đây là một ưu điểm nổi bật khơng dễ có ở mọi nhà phê bình, giảng văn. Chẳng hạn, luận về “bệnh phù chữ” của Chinh phụ ngâm,
Đăng Thai Mai viết: “Một phần trách nhiệm là của thời đại, của văn học Việt Nam hồi thế kỉ XVIII… Nhưng… nhà dịch giả có thể “phủi tay trút hết trách nhiệm mọi khuyết điểm cho tình trạng ngơn ngữ của nước ta hồi đó hay khơng? Thì sao sau đó chỉ mấy chục năm, bao nhiêu điển tích trong Truyện Kiều đã “Việt Nam hóa” được gọn ghẽ như vậy? Và sao ngay trong Chinh phụ ngâm cũng đã có những đoạn trơi chảy, lưu lốt cho độc giả quên hẳn là
đang đọc một áng văn dịch?”… [28, tr. 71]. Có thể nói, khách quan, trung thực, nghiêm khắc nhưng đầy thiện ý, đó là một trong những nét đáng trân trọng trong phong cách giảng văn của Đặng Thai Mai.
Không thể đánh giá đúng giá trị cũng như đóng góp của một tác phẩm nếu thốt li quan điểm lịch sử. Vì vậy, “vận dụng triệt để quan điểm lịch sử là nguyên tắc giảng văn quan trọng bậc nhất theo quan niệm của Đặng Thai Mai” [30, tr. 67].
trong cơng trình xây dựng của nhà văn sĩ, nhà thi sĩ, mọi tiết mục đã quy tụ cùng nhau thế nào, để làm cho cái hứng thú đó như là được nâng nổi hẳn lên” [28, tr. 36]
Vấn đề trọng tâm hứng thú ở đây nghĩa là gì? Trọng tâm hứng thú theo quan niệm của Đặng Thai Mai cũng chính là chủ đề, cảm hứng chủ đạo, sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn tác phẩm. Chủ đề hay “trọng tâm hứng thú” là vấn đề cơ bản của tác phẩm văn chương. Chủ đề thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng, đóng vai trị quan trọng trong việc làm nên sức sống của tác phẩm. Vì vậy, tìm ra “trọng tâm hứng thú” là bước định hướng quan trọng đầu tiên cho một q trình giảng văn, tránh sự phân tích tản mạn, thốt li, lệch lạc. Bước tiếp theo trên cơ sở “trọng tâm hứng thú”, xét xem trong cơng trình sáng tạo của nhà văn, các yếu tố được sắp xếp như thế nào, có chức năng ý nghĩa gì và liên hệ với nhau ra sao trong việc lí giải nổi bật chủ đề, biểu hiện cảm hứng tư tưởng và “tình điệu thẩm mĩ” của tác phẩm.
Mọi sự phân tích, cắt nghĩa các “tiết mục” phải luôn dựa vào “trọng tâm hứng thú” và hướng vào “trọng tâm hứng thú”. Ngược lại “trọng tâm hứng thú” phải vừa là cơ sở vừa là cái đích soi sáng cho việc cắt nghĩa các tiết mục khỏi đi chệch chủ đề.
Trong “Giảng văn Chinh phụ ngâm”, mở đầu cho phần thứ ba - Phân tích khúc ngâm, tác giả giới thiệu bốn câu mở đầu toàn văn bản:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?
Để từ đó tác giả xác định “trọng tâm hứng thú” của tác phẩm: “Toàn tập Chinh phụ ngâm sẽ là khúc ngâm của nỗi lòng. Nỗi lòng người đàn bà
ngày xưa trong lúc người chồng tòng quân” [28, tr. 43].
giả giảng văn theo dõi diễn biến, sự biến chuyển tâm trạng, khám phá và phân tích các biện pháp, kĩ thuật thể hiện tâm trạng trong từng đoạn, từng khúc từ những câu mở đầu cho đến câu kết thúc.
Khi giảng văn, đơi khi người ta phân tích và làm cho tác phẩm bị chia cắt, chỉ có thể hiểu được từng phân đoạn. Trong tình hình đó, luận điểm mà Đặng Thai Mai nêu ra vẫn phát huy ý nghĩa trong thực tế giảng văn ở nhà trường phổ thông hiện nay. Và theo Trần Đình Sử, “Giảng văn Chinh phụ ngâm có thể nói là một cố gắng đầu tiên để phân tích trọn vẹn một tác phẩm
văn học cổ điển theo quan điểm chỉnh thể” [40, tr. 307].
2.1.1.3. “Giảng văn trước hết là chỉ rõ sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, giữa kĩ thuật và tư tưởng trong một tác phẩm văn chương” [28, tr. 31]
Nội dung và hình thức là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất của lí luận văn học. Đó cũng là một quan điểm của Đặng Thai Mai. Ơng đã cụ thể hóa thành nguyên tắc trong “Giảng văn Chinh phụ ngâm”: “Giảng văn
trước hết là chỉ rõ sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, giữa kĩ thuật và tư tưởng trong một tác phẩm văn chương”. Đây cũng là một trong những nguyên tắc giảng văn quan trong bậc nhất được Đặng Thai Mai đặc biệt nhấn mạnh.
Quan niệm giảng văn là phải tìm ra cái “tinh vi về tư tưởng, cái độc đáo về nghệ thuật”. Khi phân tích mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, điều quan trọng là Đặng Thai Mai luôn phát hiện ra những điều mới mẻ, sâu sắc, độc đáo của tác phẩm mà đương thời ít người nhận thấy. Trong “Giảng văn
Chinh phụ ngâm”, Đặng Thai Mai đã vận dụng “thi pháp lời văn đối thoại”
như một phương tiện khám phá cái độc đáo của Chinh phụ ngâm trong việc
cực tả nỗi buồn tủi, xót xa của người chinh phụ: “Văn phạm phương Tây thường phân biệt ba cách ghi chép những lời đối thoại. Trực tự (Style direct), gián tự (Style indirect), và một hình thái trung gian (Style intermédiaire), trong đó câu nói của người đối thoại tuy được ghi lại, nhưng người nói khơng
hề xuất trướng. Thì ở đây cũng vậy: vai chủ động của các động từ như chữ
ước (ước nẻo duyên ca), chữ hẹn (hẹn cùng ta) tuy không thấy rõ nhưng vẫn
nói năng hành động. Người đọc có cảm giác là đứng trước một cuộc đối thoại “như ẩn, như hiện, như xa, như gần”. Nhân vật thứ hai đó, tuy vắng mặt mà vẫn hiện diện, vẫn để lại một ám ảnh véo von trên thi dã (champ visuel de la conscience) tâm linh của người thiếu phụ” [28, tr. 58].
Như đã nói, chỉ trong tính chỉnh thể, hình thức và nội dung đích thực của tác phẩm mới xuất hiện. Vì vậy khi phân tích hình thức trong tính chỉnh thể của thế giới nghệ thuật tác phẩm, khai thác hình thức từ quan niệm của hình thức chứ khơng phải chỉ là bản thân hình thức hay những thủ pháp nghệ thuật vụn vặt, rời rạc. Giảng văn Chinh phụ ngâm, Đặng Thai Mai đã phát
hiện ra một thế giới nghệ thuật sống động từ quan niệm về “người anh hùng phong kiến”, “người phụ nữ Á Đơng nhu mì” đến nếp “siêu không gian”, “siêu thời gian”, “kết cấu áng văn tự tình trường thiên”, “kĩ thuật dùng chữ của Đoàn Thị Điểm”,… trong việc cực tả mối sầu tủi liên miên của một người vợ có chồng đi chinh chiến. Bài giảng vì thế có sức khám phá sáng tạo và sức khái quát cao.
2.1.1.4. “Cảm thấy hay chưa đủ. Có hiểu là hay, sự thưởng thức mới có nghĩa lí và có tác dụng” [28, tr. 33]
Cảm và hiểu là hai giai đoạn của quá trình nhận thức thẩm mĩ. Cảm trong cảm thụ văn chương là cảm xúc, là rung động, là sự nhận biết bằng giác quan, bằng cảm tính, bằng trực cảm. Cịn hiểu là năng lực tư duy lí tính như phân tích, cắt nghĩa, “giải mã”, đánh giá, khái quát. Cảm là tiền đề, là dấu hiệu của quá trình cảm thụ. Nhưng “cảm thấy hay chưa đủ”. Theo Đặng Thai Mai, có cắt nghĩa được tại sao hay, hay như thế nào thì sự thưởng thức mới sâu sắc, bền vững, có ý vị và có tác dụng. Hơn nữa, sự phân biệt giữa cảm và hiểu theo quan niệm của ơng cũng chỉ có tính tương đối. Bởi “ai dám quả quyết rằng nhà bác học ngồi phân chất một cành hoa không thể cảm được cái đẹp của hoa?” [28, tr. 32].
Như vậy, trong quan niệm của Đặng Thai Mai, mối quan hệ giữa cảm và hiểu là mối quan hệ biện chứng và sự kết hợp giữa cảm và hiểu là một nguyên tắc. Ngun tắc đó đã được ơng qn triệt sâu sắc trong các cơng trình nghiên cứu, bài giảng của mình. Để chứng minh, hãy nghe lại một đoạn trong “Giảng văn Chinh phụ ngâm”:
“Ông chồng đã đi ra “vương sự” và đây cũng là cảnh biệt li trong giờ chót. Nên chú ý đến bút pháp của nhà thi sĩ. Tất cả cái gì là vật chất, là thực thể, bao nhiêu màu sắc, thanh âm dường như đã bị tác giả xóa mờ đi trong những nét bút mơ hồ mênh mông. Một con sơng, một đoạn đường, một nhịp cầu, một dịng nước, một cánh đồng và xa kia, “nơi lớp lớp mây đưa”…là một rặng núi…cả một khung cảnh bao la, đại thể… Họa chăng ta nhặt được hai nét, nếu khơng nên họa, thì it nữa cũng có thể gọi là linh động, giàu chất thơ:
“Ngòi đầu cầu nước trong như lọc Đường bên cầu cỏ mọc còn non”.
Nhưng chốn này là chốn nào? Con sơng đó, đoạn đường đó, nhịp cầu, dịng nước và cánh đồng, và rặng núi kia…tên nó là gì? Nó có gì đặc biệt? Tác giả khơng hề nói. Hơn thế nữa, cái cầu đã biến thành cầu Vị và con đường là con đường Hàm Dương…, bến nước là bến Tiêu Tương… thì chúng ta đang ở đâu thế này? Thi sĩ đã bố trí cảnh li biệt vào trong một khung cảnh Tàu, mà thủ đơ Tàu cịn ở Hàm Dương! Bao nhiêu thực thể, cụ tượng, chính xác đều bị sa thải, hoặc gói ghém lại trong ước lệ, điển cố văn Tàu hết!” [28, tr. 45]
Làm sao có thể viết được những trang văn như thế nếu thiếu cảm xúc, thiếu sự “rung động thẩm mĩ”?
2.1.1.5. “Vấn đề là khi đã nhận định, đã hiểu thấu tinh thần áng văn rồi thì lựa chọn một cách để mà trình bày lối lĩnh hội của mình về áng văn đó” [28, tr. 36]
Trong quan niệm của Đặng Thai Mai, tác phẩm văn chương là một “sinh mệnh”, “có cơ thể, có phát triển, có cả một đường lối phát triển” [28, tr. 35] mà cảm thụ văn chương là sự tham gia của toàn bộ nhân cách cá nhân chủ
thể. Từ nhận thức đó, Đặng Thai Mai đã đi đến kết luận: “Không thể bảo là chỉ có một lối, hay một vài lối giảng văn nhất định. Vấn đề là hiểu tính chất áng văn hay không hiểu; vấn đề là khi đã nhận định, đã hiểu thấu tinh thần của áng rồi thì lựa chọn một cách để mà trình bày lối lĩnh hội của mình về áng văn đó” [28, tr. 36]. Đây cũng là một vấn đề có tính ngun tắc trong giảng văn. Nó yêu cầu giáo viên phải phát huy cao độ vai trò chủ thể sáng tạo, chủ đạo của mình trong qúa trình cảm thụ cũng như trong quá trình hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tác phẩm. Cũng có nghĩa rằng “giảng văn khơng có kiểu mẫu nhất định”. Cần phải tôn trọng và tạo điều kiện cho giáo viên phát huy năng lực chủ thể sáng tạo của mình. Đây là một tư tưởng giảng văn tiến bộ.
Tuy nhiên “sáng tạo” theo quan niệm của Đặng Thai Mai khơng có nghĩa là muốn hiểu thế nào, muốn dạy thế nào tùy ý. Tác phẩm có sinh mệnh,