Phân tích, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lí thuyết giảng văn trong giảng văn chinh phụ ngâm của đặng thai mai (Trang 99 - 108)

CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.3. Kết quả thực nghiệm và đánh giá

3.3.2. Phân tích, đánh giá

3.3.2.1. Phân tích

Đối tượng học sinh tham gia vào q trình kiểm tra đánh giá của hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng gần như là tương đương và đều được các thầy cơ có chun mơn vững giảng dạy nhưng chỉ khác là ở lớp thực nghiệm và đối chứng vận dụng các phương pháp, cách thức giảng dạy khác nhau. Thông qua bài kiểm tra cho hai nhóm thực nghiệm và đối chứng kết quả thu được thể hiện sự khác nhau rõ nét trên bảng thống kê kết quả và biểu đồ so sánh tỉ lệ phần trăm theo lực học của hai nhóm học sinh tham gia thực nghiệm và đối chứng.

Cụ thể là: Số học sinh tham gia sau khi học tập theo chương trình thể nghiệm là 80 học sinh tương ứng với tỉ lệ là 100%. Sau khi tiến hành kiểm tra và đánh giá cho kết quả là. Số học sinh đạt điểm giỏi là 20 (25%), số học sinh đạt khá là 44 (55%), số học sinh đạt TB là 16 (20%), số học sinh đạt yếu là 0(0%). Bên cạnh đó, nhóm học sinh tham gia học tập theo chương trình đối chứng thì mức điểm đạt được sau kiểm tra đánh giá là: Số học sinh đạt điểm giỏi là 12 (15,2%), số học sinh đạt khá là 36 (45,6%), số học sinh đạt TB là 28(35,4%), số học sinh đạt yếu là 3 (3,8%).

3.3.2.2. Đánh giá

Ở lớp thực nghiệm tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi tăng lên đáng kể so với lớp đối chứng cùng với đó là tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình và dưới trung bình giảm. Có kết quả như vậy bởi trong giờ thực nghiệm, giáo viên giảng dạy đã chú ý nhiều hơn đến nhu cầu, hứng thú của học sinh, đến năng lực của các em, và đặc biệt là vận dụng những tư tưởng giảng văn của Đặng Thai Mai vào bài học để phát huy được những năng lực đó. Điều ấy giúp các em tiếp nhận một văn bản cổ dễ dàng hơn, khoảng cách về lịch sử, văn hóa được thu hẹp. Các em được làm việc nhiều hơn trên văn bản, cảm nhận được giá trị của văn bản trực tiếp từ các yếu tố của văn bản như: từ ngữ, không gian, thời gian, các biện pháp nghệ thuật đặc trưng của thể ngâm khúc… Nhờ

đó mà tri thức các em thu nhận được sâu sắc hơn, dễ làm rung động lịng người hơn. Và vì vậy, trong bài làm văn các em viết văn có cảm xúc hơn.

Sau khi đã thực nghiệm giảng dạy đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (trích “Chinh phụ ngâm”) tại trường THPT A Hải Hậu, tôi rút ra được một vài lưu ý nhỏ khi dạy văn học trung đại nói chung, dạy thể loại ngâm khúc nói riêng trong nhà trường phổ thơng như sau:

- Dạy văn học trong nhà trường là một công việc không dễ dàng, nhất là với các em ở lớp 10 do có khoảng cách về tâm lí, quan niệm thẩm mĩ, thi pháp… giữa các thời đại. Bởi vậy khi giảng dạy cần giúp các em tìm hiểu và hịa nhập được vào “khơng khí của thời đại” bằng nhiều phương pháp, trong đó một phương pháp tỏ ra hữu dụng nhất là dạy văn bản theo lịch sử phát sinh.

- Các thể loại văn học trung đại thường có những quy định chặt chẽ về thi pháp nên khi giảng dạy cần giúp các em nắm được đặc trưng thể loại. Bám sát các yếu tố làm nên văn bản. Tránh áp đặt, suy diễn theo tư tưởng chủ quan mà cần đi từ văn bản và các yếu tố tạo nên văn bản để cảm nhận. Và cũng có một lưu ý là khi dạy văn học trung đại nói riêng, văn bản văn học nói chung cần biết được trọng tâm hứng thú của bài dạy và nhu cầu, cảm xúc của người học. Có như vậy, việc cảm nhận tác phẩm văn học mới sâu sắc, thấm thía và sự thể hiện sẽ giàu cảm xúc hơn.

Tiểu kết chương 3

Thông qua việc tiến hành thực nghiệm, đối chứng và đánh giá kết quả cuối cùng có thể thấy việc áp dụng những phương pháp theo tư tưởng giảng văn của Đặng Thai Mai vào giảng dạy văn học trung đại là rất cần thiết. Điều này có giá trị nâng cao khả năng cảm thụ, chiếm lĩnh các văn bản văn học trung đại nói riêng và các tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thơng nói chung. Vận dụng tư

Qua số liệu thống kê cụ thể cho thấy hiệu quả rõ rệt của việc vận dụng những phương pháp, kĩ thuật mới vào giảng dạy. Từ đó giáo viên có thể ứng dụng rộng rãi các phương pháp được đề xuất vào viêc dạy học văn học trung đại một cách linh hoạt phù hợp với các lớp học ở trường THPT hiện nay.

KẾT LUẬN

1. Với những bài giảng văn của mình, Đặng Thai Mai đã đưa khoa giảng văn Việt Nam phát triển lên một trình độ mới. Người đọc có thể tìm thấy trong cuốn chun luận của ơng hầu như tất cả các vấn đề, bình diện của lí thuyết giảng văn, dạy văn ở nhà trường phổ thơng. Trong đó ơng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trị, nhiệm vụ mơn giảng văn trong nhà trường, các nguyên tắc, “kĩ thuật” giảng văn cũng như vai trò của học sinh, giáo viên trong giờ học. Cách giảng văn của Đặng Thai Mai không quá thiên về cảm xúc, cũng không chỉ đơn giản là giảng giải nghĩa của từ. Giảng văn của Đặng Thai Mai là sự kết hợp thống nhất chặt chẽ giữa “cảm” và “hiểu”, giữa phương pháp cảm thụ với phương pháp trình bày truyền cảm. Tất cả làm thành một “kĩ thuật giảng văn sâu sắc và chính xác” thuyết phục người nghe cả về tâm hồn và trí tuệ.

Quan niệm và “kĩ thuật giảng văn” của Đặng Thai Mai là sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức chuyên ngành và kiến thức của các khoa học liên ngành. Ông đã vận dụng chúng vào việc dạy thể nghiệm khúc Chinh phụ ngâm. Điều đó làm cho những quan niệm, những vấn đề lí thuyết của ơng

được hiện thực hóa. Đây là điều mà khơng phải cuốn phương pháp dạy học văn nào cũng làm được.

Đến Đặng Thai Mai, lần đầu tiên trong lịch sử khoa giảng văn Việt Nam được ý thức như một khoa học thực sự. Với “Giảng văn Chinh phụ ngâm” Đặng Thai Mai đã thể nghiệm một tư tưởng giảng văn mới. Khi lối

giảng văn cũ thiên về diễn giảng nội dung hoặc giải thích hình thức thì Đặng Thai Mai đặt ra vấn đề “chỉ rõ sự thống nhất giữa hình thức và nội dung”. Đặng Thai Mai còn đề xuất những cách tiếp cận mới. Đó là tiếp cận theo hướng thi pháp học, từ đặc trưng thể loại, từ quan điểm lịch sử văn hóa. Với những giá trị đó, với “Giảng văn Chinh phụ ngâm”, Đặng Thai Mai là người

2. Như đã trình bày ở phần trên, phương pháp luận giảng văn của Đặng Thai Mai có nhiều điểm rất phù hợp với tinh thần đổi mới trong dạy học Ngữ văn ngày nay. Kết quả thực nghiệm đã tạo cơ sở vững chắc hơn để khẳng định điều này. Hơn nữa có nhiều điểm ơng cịn đi xa hơn, cụ thể, rõ ràng hơn. Như quan niệm về mục đích giảng văn, một số kĩ thuật và nguyên tắc giảng văn như từ hướng tiếp cận thi pháp học, sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của tác phẩm… Trong khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã cố gắng vận dụng những tư tưởng tiến bộ của Đặng Thai Mai vào việc soạn giảng đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. Ở đoạn trích này, chúng tơi tập trung vào nỗi nhớ nhung, sầu tủi của người chinh phụ được thể hiện qua lối lặp từ, điệp ngữ liên hoàn, nghệ thuật dùng từ đặc tả của dịch giả. Chúng tôi cũng khai thác các khía cạnh thi pháp của tác phẩm như không gian, thời gian để hiểu thấu hơn những diễn biến và nghệ thuật đặc tả tâm tâm trạng của dịch giả. Khai thác văn bản từ đặc điểm thể loại như âm điệu triền miên của thể ngâm khúc, cách gieo vần, nhịp … Bài giảng vì vậy mà hệ thống hơn, đặc biệt có thể phát huy được năng lực của học sinh và có thể giúp học sinh có những cách thức để tự khai thác, tìm hiểu văn bản cũng thể loại.

3. Trong giờ dạy thể nghiệm, chúng tôi đã cố gắng phát huy vai trị chủ động, tích cực của học sinh bằng cách lựa chọn hệ thống phương pháp thích hợp nhằm khơi gợi khả năng tiếp nhận, những tiềm năng sáng tạo của học sinh. Chúng tôi cố gắng định hướng học sinh khai thác chiều sâu giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, bằng tình huống có vấn đề, vận dụng linh hoạt các phương pháp, biện pháp dạy học như tổ chức, nêu vấn đề, bình giảng, thảo luận… nhằm khai thác và phát huy khả năng đọc hiểu của học sinh.

Mặc dù giảng dạy văn học trung đại là một cơng việc cịn nhiều khó khăn nhưng đây vẫn là một thời kì văn học có nhiều giá trị, nó khơng chỉ làm phong phú cho văn học dân tộc mà còn là cơ sở đối sánh với văn học hiện đại.

trò quan trọng. Từ việc tiến hành thực nghiệm, dù trong một phạm vi chưa đủ rộng và thời gian chưa dài, nhưng tôi nhận thấy, việc vận dụng tư tưởng giảng văn của Đặng Thai Mai vào giảng dạy văn học trung đại có tính khả thi cao. Tuy nhiên, việc giảng dạy văn học trung đại trong nhà trường hiện nay vẫn cịn khơng ít khó khăn cả về phía học sinh và giáo viên. Để những khó khăn này được hạn chế, tơi có một vài đề xuất sau:

Thứ nhất, để có thể dạy và học được các văn bản thời kì này địi hỏi cả người học và người dạy cần trang bị cho mình vốn tri thức văn hóa, thẩm mĩ liên quan đến văn bản và thời kì văn học đó. Vì vậy, cần có thêm nhiều tài liệu tham khảo về văn học thời kì này. Và bản thân người giáo viên cũng khơng khơng ngừng tìm hiểu và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu những yếu tố ngoài văn bản.

Thứ hai, văn học trung đại là thời kì văn học kéo dài ở hai khối lớp 10 và 11 nên cần vận dụng cách giảng dạy theo quan điểm mới một cách có hệ thống nhằm giúp học sinh cũng như giáo viên tiếp nhận thời kì văn học này dễ dàng hơn, đồng thời cũng tạo cơ sở so sánh để học tập tốt hơn phần văn học hiện đại sau này.

Quan điểm giảng văn và phương pháp luận giảng văn của Đặng Thai Mai có nhiều tiến bộ. Chúng ta có thể vận dụng vào việc dạy đọc hiểu văn bản hiện nay. Bên cạnh đó vẫn cần khai thác các phương pháp khác để đạt được hiệu quả tốt hơn trong dạy học. Đặc biệt phát triển được năng lực học sinh và đáp ứng được những yêu cầu về đổi mới dạy học trong thời điểm hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Vụ trung học phổ thơng, chƣơng trình phát triển giáo dục trung học (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Môn Ngữ văn Cấp trung học phổ thông, Hà Nội.

2. Bộ giáo dục và đào tạo (2002), Tài liệu tập huấn Giáo viên dạy học sinh giỏi môn Văn Trung học phổ thông (Lưu hành nội bộ), Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Ngữ văn 10 tập 1 sách giáo viên, Bộ Nâng cao, NXB Giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Ngữ văn 10 tập 1 sách giáo khoa, Bộ

Nâng cao, NXB Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Ngữ văn 10 tập 2 sách giáo viên, Bộ Nâng cao, NXB Giáo dục.

6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Ngữ văn 10 tập 2 sách giáo khoa, Bộ

Nâng cao, NXB Giáo dục.

7. Phan Văn Các (2001), Từ điển Từ Hán Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Nguyễn Viết Chữ (2013), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (Theo loại thể), NXB Đại học sư phạm.

9. Phan Cự Đệ (Sưu tầm, tuyển chọn - 1978), Đặng Thai Mai tác phẩm, tập 1, NXB Văn học.

10. Phan Cự Đệ (Sưu tầm, tuyển chọn - 1984), Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập 2, NXB Văn học.

11. Hà Minh Đức (biên soạn - 1994), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học. 12. Hà Minh Đức (biên soạn - 1998), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học. 13. Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên - 2013),

Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.

14. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu (1983), Từ điển văn học (Tập I), NXB Khoa học xã hội.

15. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu (1984), Từ điển văn học (Tập II), NXB Khoa học xã hội.

16. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Văn học… gần và xa, NXB Giáo dục. 17. Nguyễn Thanh Hùng (2014), Kĩ năng đọc –hiểu Văn, NXB ĐHSP.

18. Nguyễn Thanh Hùng (Chủ biên - 2007), Phương pháp dạy học Ngữ văn

THPT Những vấn đề cập nhật. Nxb Đại học Sư Phạm.

19. Đinh Thái Hƣơng, Chu Huy, Nguyễn Hữu Sơn (Biên soạn – 2007) , Điển tích văn học trong nhà trường, NXB Giáo dục.

20. Khoa Ngữ văn Đại học sƣ phạm I Hà Nội (1982), Giảng văn Tập 1,

Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

21. Đặng Thanh Lê (2002), Giảng văn Truyện Kiều, NXB Giáo dục.

22. Phan Trọng Luận (2014), Phương pháp dạy học văn, tập 1, NXB Đại

học sư phạm.

23. Phan Trọng Luận (Chủ biên - 2013), Phương pháp dạy học văn, tập 2,

NXB Đại học sư phạm.

24. Phan Trọng Luận, Trƣơng Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt (1999), Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

25. Phan Trọng Luận (1978), Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường, NXB Giáo dục.

26. Phan Trọng Luận (2011), Văn học nhà trường nhận diện- tiếp cận- đổi mới, NXB Đại học Sư phạm.

27. Đỗ Quang Lƣu (tuyển chọn và giới thiệu - 1999), Tập nghiên cứu và bình

luận văn học chọn lọc (tập II), NXB Hà Nội.

28. Đặng Thai Mai (2002), Trên đường nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm

văn chương, NXB Giáo dục.

29. Hoàng Thị Mai (1995), Đặng Thai Mai với vấn đề giảng văn ở nhà trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

giảng văn ở nhà trường phổ thông, Luận án tiến sĩ giáo dục, ĐHSP Hà Nội.

31. Nguyễn Đăng Na (chủ biên - 2014), Giáo trình Văn học trung đại, Tập 2, NXB ĐHSP.

32. Nhiều tác giả (1982), Giảng văn tập 1, ĐH &THCN Hà Nội.

33. Vũ Nho (2000), Phân tích bình giảng tác phẩm văn học chọn lọc, NXB

Văn học.

34. Đái Xuân Ninh (1980), Phương pháp giảng văn dưới ánh sáng của ngôn

ngữ học hiện đại, Tủ sách ĐSPHNI.

35. Phan Hữu Nghệ (2005), Phân tích văn bản một số tác phẩm Hán Nơm

tiêu biểu, NXB Đại học sư phạm.

36. Hồng Phê (Chủ biên- 1995), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung

tâm từ điển học Hà Nội.

37. Trần Đình Sử (2012), Thi pháp truyện Kiều, NXB Giáo dục Việt Nam. 38. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

39. Trần Đình Sử (1997), Những thế giới nghệ thuật thơ (Tiểu luận), NXB

Giáo dục.

40. Trần Khánh Thành (tuyển chọn và giới thiệu - 2007), Đặng Thai Mai về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục.

41. Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, NXB Giáo dục.

42. Bùi Thanh Thu (2011), Phương pháp dạy học tác phẩm “Đàn ghi ta của

Lor- ca” của Thanh Thảo (Chương trình Ngữ văn lớp 12- Tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp học, Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA HỨNG THÚ HỌC TẬP

Các em học sinh thân mến! Trước khi học đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Trích Chinh phụ ngâm), các em hãy nói lên hứng thú học tập của mình bằng cách trả lời đầy đủ các câu hỏi vào bảng hỏi sau. Rất mong nhận được sự tham gia nhiệt tình của tất cả các em!

Họ và tên HS: ……………

Lớp: ……………. Trường:……………

Câu 1. Em có thích đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” khơng? Thích chỗ nào? Khơng thích chỗ nào? Tại sao thích? Tại sao khơng? Câu 2. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, đã để lại trong em cảm xúc, suy nghĩ gì sâu sắc nhất?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lí thuyết giảng văn trong giảng văn chinh phụ ngâm của đặng thai mai (Trang 99 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)