Đặc điểm của văn học trung đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lí thuyết giảng văn trong giảng văn chinh phụ ngâm của đặng thai mai (Trang 50 - 51)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Vận dụng nguyên tắc, kĩ thuật giảng văn của Đặng Thai Mai trong đọc –

2.2.1. Đặc điểm của văn học trung đại

Văn học trung đại có vẻ đẹp nghệ thuật riêng so với văn học dân gian và văn học hiện đại. Để việc đọc - hiểu được thuận lợi và hiểu được cái hay, cái đẹp của nó cần biết được các đặc điểm riêng của thời kì văn học này. Theo Trần Đình Sử khi giới thiệu văn học trung đại trong nhà trường phổ thông đã khái quát lên một số đặc điểm riêng của thời kì văn học này như sau:

- Văn học trung đại Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Văn bản chữ Hán phải phiên âm, dịch nghĩa, dịch ra thơ văn tiếng Việt thì người đọc hơm nay mới hiểu. Nhưng dịch cho sát, cho hay là một việc rất khó. Nhiều áng thơ, văn chữ Hán viết rất hay mà bản dịch tiếng Việt chưa sánh kịp. Vì

thế khi đọc bản dịch văn thơ cần lưu ý đến bản dịch nghĩa. Văn bản chữ Nơm thì phải phiên âm ra chữ Quốc ngữ. Mà phiên âm thì thường có dị bản. Văn bản Hán Nơm lại thường dùng điển tích, điển cố.

- Văn học trung đại thiên về biểu hiện tâm, chí của con người. Sự miêu tả thường mang tính biểu trưng, biểu tượng. Điều này làm cho các hình ảnh miêu tả thiên về tính ước lệ, quy phạm.

- Văn học trung đại do thiên về biểu hiện tâm, chí nên thường sáng tạo những tính cách cao thượng, lí tưởng, tiêu biểu cho tâm chí con người. Đó là những hình ảnh đẹp có giá trị giáo dục đạo đức rất cao.

- Văn học trung đại thường lời ít, ý nhiều, ngôn từ hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”.

Như vậy, về cơ bản văn học trung đại có những đặc điểm riêng về văn tự, cách sử dụng ngôn ngữ, và được sáng tác theo những quy tắc nhất định của thời đại.

Từ những đặc điểm trên, để tiếp cận được văn học trung đại có thể vận dụng những nguyên tắc và kĩ thuật giảng văn được Đặng Thai Mai trình bày trong “Giảng văn Chinh phụ ngâm” như: vận dụng quan điểm lịch sử, tìm ra trọng tâm hứng thú, vấn đề đọc hiểu phải dựa trên văn bản, đặc biệt là giảng văn theo hướng thi pháp học và kĩ thuật so sánh trong giảng văn là những lí thuyết giảng văn rất có ý nghĩa mà ngày nay chúng ta có thể vận dụng vào quá trình dạy đọc hiểu trong đó có đọc – hiểu văn học trung đại.

Song do khuôn khổ của bài nghiên cứu nên ở đây chỉ xin dừng lại vận dụng một phần nhỏ trong số những nguyên tắc, kĩ thuật giảng văn của Đặng Thai Mai đó là dạy học văn học trung đại từ hướng tiếp cận thi pháp học, từ lịch sử phát sinh và từ đặc trưng thể loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lí thuyết giảng văn trong giảng văn chinh phụ ngâm của đặng thai mai (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)