CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2. Vận dụng nguyên tắc, kĩ thuật giảng văn của Đặng Thai Mai trong đọc –
2.2.4. Dạy học văn học trung đại từ đặc trưng thể loại
Trong bài giảng về tác phẩm Chinh phụ ngâm Đặng Thai Mai rất chú ý đến đặc điểm của thể loại ngâm khúc đã được Đoàn Thị Điểm vận dụng khi dịch áng thơ trường đoản cú của Đặng Trần Côn. Từ đặc điểm của thể loại này, ông đã đi khai thác giá trị của thể song thất lục bát ở cách phối thanh giữa các câu. Đoàn Thị Điểm đã vận dụng một khả năng của lối song thất lục bát ấy là những “vần trắc, những tiếng đục ở cuối câu thất để gây cái cảm giác
nặng nề, thích nghi với đề tài” [28, tr. 74]. Hoặc có chỗ tác giả giảng về âm tiết của lối thơ này, về lối ngắt nhịp trong các câu thơ…
Vậy là, để có thể cảm và hiểu được một văn bản, nhất là một văn bản cổ, rất cần xác định các đặc điểm về mặt thể loại của nó. Có xác định được tính chất hình tượng theo thể loại, từ đó mới đi đến phương hướng tìm hiểu hình tượng theo đặc trưng thi pháp cổ điển. Văn học trung đại được chia làm nhiều thể loại nhưng trong phạm vi bài nghiên cứu này chỉ tìm hiểu cách giảng văn các tác phẩm văn học chữ Nôm. Trong văn học chữ Nôm, phần lớn là thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc viết theo thể song thất lục bát, truyện thơ viết theo thể lục bát, hát nói viết theo thể thơ khá tự do có kết hợp với âm nhạc, thể loại văn học Trung Quốc đã được dân tộc hóa là thơ Nơm Đường luật.
* Thể loại thứ nhất là thơ Nôm Đường luật
Đặc điểm của thơ Nơm Đường luật có sự biến chuyển theo từng giai đoạn:
- Người có cơng lớn đầu tiên trong xây dựng một lối thơ Việt Nam là Nguyễn Trãi. Với Quốc âm thi tập, lịch sử văn học Việt Nam trên thực tế đã có một thể thơ mới: thơ Nôm Đường luật. Để sáng tạo một thể thơ mới trên cơ sơ tiếp thu một thể thơ có sẵn trong văn học Trung Quốc, mọi cố gắng của Nguyễn Trãi tập trung vào việc “giải tỏa những gị bó của Đường luật, xây dựng một lối thơ Việt Nam có những điểm khác dễ nhận thấy so với thơ Đường luật” [31, tr. 183]. Và đặc điểm riêng của thơ Nôm Đường luật giai đoạn này chính là sự xuất hiện của những câu thơ sáu chữ. Nó tạo nên phong cách thời đại của thơ Nôm Đường luật, trở thành một trong những cái mã của thể loại. Đặc điểm thứ hai là sự xuất hiện của những câu thơ thất ngơn Đường luật có tiết tấu kiểu hai câu bảy chữ trong song thất lục bát với cách ngắt nhịp 3/4, khác cách ngắt nhịp 4/3 trong thơ Đường luật.
Như vậy, ở giai đoạn này, thơ Nơm Đường luật có 2 đặc điểm riêng cần dựa vào để tìm hiểu đó là: sự xuất hiện của những câu thơ sáu chữ và cách
ngắt nhịp 3/4 trong các câu thất. Ví dụ ở bài Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh
giới, số 43) – Nguyễn Trãi:
Câu mở đầu và kết thúc là câu lục ngôn:
- Rồi hóng mát thuở ngày trường
- Dân giàu đủ khắp đòi phương
Sự thay đổi nhịp trong cặp thực:
Thạch lựu hiên / còn phun thức đỏ Hồng liên trì / đã tiễn mùi hương
Trong Hồng Đức quốc âm thi tập: đáng chú ý là hiện tượng sử dụng và sáng tạo từ láy. Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, từ láy là từ thể hiện rất rõ đặc tính dân tộc của ngơn ngữ. Việc sử dụng nhiều từ láy, sáng tạo nhiều từ láy làm cho “chất dân tộc” của sáng tác văn học được tăng cường.
- Thế kỉ XVI ghi nhận bước phát triển của thơ Nôm Đường luật với
Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đặc điểm nổi bật trong
thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là những đề tài, chủ đề mang tính chất xã hội. Tư duy thế sự, tính chất triết lí đã đưa thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp cận cuộc sống vừa cụ thể, vừa sinh động, vừa có tầm khái quát xã hội rộng lớn.
- Đến giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, trong thơ Nôm Đường luật, xuất hiện hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương. Sự xuất hiện này tạo nên sự giao thoa giữa văn học viết với văn học dân gian. Với thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật có xu hướng dân tộc hóa đồng thời chuyển nhanh trên con đường dân chủ hóa nội dung và hình thức thể loại. Thơ Hồ Xuân Hương là sự giải tỏa hoàn toàn khỏi giáo điều phong kiến. Đến thơ Hồ Xuân Hương, Đường luật Nôm đã thực hiện một cuộc cách tân đầy ý nghĩa: cuộc sống đời thường, nguyên sơ, chất phác trở thành đối tượng thẩm mĩ. Với phong cách trữ tình trào phúng của Hồ Xuân Hương, cái bản năng, tự nhiên, trần tục vốn xa lạ với phong cách trang trọng, cao quý của Đường luật bỗng trở nên thích dụng. Hồ Xuân Hương đã đưa một nội dung “không nghiêm
chỉnh” vào một hình thức “nghiêm chỉnh” để tạo nên sức công phá mạnh mẽ, để khẳng định chức năng trào phúng to lớn của Đường luật Nôm. Và đến thơ Hồ Xuân Hương, Đường luật Nôm đã đạt tới đỉnh cao.
Bên cạnh Hồ Xuân Hương là Bà huyện Thanh Quan. Nhờ có bà mà tâm hồn dân tộc được biểu hiện một cách tuyệt vời trong một phong cách Đường thi mẫu mực, chải chuốt nhưng khơng sáo mịn, cơng thức. Nhờ có bà mà Đường luật Nôm giai đoạn này trở nên phong phú, đa dạng. Bà đã tạo nên phong cách trữ tình trang nghiêm, cao quý.
- Hai đại diện xuất sắc cuối cùng của thể loại này là Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Ở hai tác giả này đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trào phúng và trữ tình trong thơ. Chức năng phản ánh xã hội của thể loại đã vươn tới chỗ phản ánh xã hội với những chi tiết hiện thực phong phú, sinh động. Người ta đã có thể nói tới một xã hội thực dân phong kiến ở thành thị trong thơ Tú Xương, ở nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến, với nhiều hạng người, nhiều màu sắc sinh hoạt chân thật, sinh động.
Mặc dù sáng tạo dựa trên cơ sơ tiếp thu một thể thơ có sẵn trong văn học Trung Quốc nhưng thơ Nôm Đường luật đã tồn tại với tư cách là một thể thơ dân tộc, thuần túy dân tộc. Điều quan trọng là thơ Nôm Đường luật đã mang một chức năng văn học mới, chức năng thẩm mĩ mới, khẳng định sự tồn tại không thể thay thế của thể loại này trong lịch sử văn học Việt Nam.
* Thể loại thứ hai là ngâm khúc
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán- Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Ngâm khúc: thể thơ trữ tình dài hơi, thường được làm theo thể song thất lục bát để ngâm nga, than vãn nhằm bộc lộ những tâm trạng, tình cảm buồn phiền đau xót triền miên day dứt. Vì thế ngâm khúc cịn được gọi là khúc, vãn hay thán. Trong văn học Việt Nam, ngâm khúc giữ một vị trí quan trọng và đặc biệt phát triển từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX” [13, tr. 198]. Thể loại này có những đặc điểm riêng:
- Ngâm khúc là những khúc tự tình trên cơ sở xây dựng hình tượng nhân vật độc thoại. Nhân vật độc thoại này được nhà văn sáng tạo nên như trong Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc. Cũng có khi là chính con người tác giả như trong Ai tư vãn, Tự tình khúc.
- Kết cấu: Ở ngâm khúc chỉ duy nhất có một nhân vật trữ tình đang tự bạch tâm trạng, phơ diễn dòng ý thức đang vận động trong tâm tư.
- Nhân vật trong ngâm khúc thường có cảnh ngộ bi thương. Ví như một thiếu phụ đang sống hạnh phúc thì chiến tranh nổ ra, chồng phải ra trận, mãi không về (Chinh phụ ngâm khúc); một cung nữ trẻ đẹp, thời gian đầu được vua sủng ái nhưng về sau bị vua ruồng bỏ (Cung oán ngâm khúc); một hoàng hậu tài sắc, trẻ trung, chồng là một đấng anh quân, là anh hùng dân tộc nhưng bỗng mắc bệnh đột ngột qua đời (Ai tư vãn).
- Cùng với nội dung cảm xúc đau buồn, tính chất giàu âm điệu là đặc điểm nổi bật của ngâm khúc về phương diện nghệ thuật. Điều này xác lập vị thế không thể thay thế của ngôn ngữ dân tộc và thể thơ dân tộc song thất lục bát.
Tác phẩm ngâm khúc đầu tiên là Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn được viết bằng chữ Hán và bằng các điệu từ khúc của Trung Quốc (hình thức thơ kết hợp giữa câu ngắn và câu dài). Sáng tác của Đặng Trần Côn được nhiều người diễn âm ra chữ Nôm, bằng thể thơ song thất lục bát. Thành tựu của diễn Nôm Chinh phụ ngâm khúc đã ảnh hưởng lớn khiến cho các tác
phẩm ngâm khúc sau này đều được viết bằng chữ Nôm và thể song thất lục bát.
- Lời thơ : Ngâm khúc được viết bằng thể thơ song thất lục bát, là thể thơ của dân tộc Việt. Có thể nói đây là thể thơ thích hợp nhất để diễn đạt những cung bậc cảm xúc “sầu, hận, oan, ốn” trong lịng nhân vật trữ tình. Nhìn chung, lời thơ ngâm khúc có những đặc điểm : Trong khi câu thơ thất ngơn Đường luật chỉ có một hạn độ (7), lục bát có hai (6-8) thì song thất lục
bát có tới ba (7-6-8), vì thế nên thể song thất lục bát có khả năng ngắt nhịp phong phú: 3/4, 2/2/2 và 2/2/2/2 vì vậy mà câu thơ song thất lục bát có nhạc tính cao hơn; Thể thơ song thất lục bát sử dụng được nhiều kiểu đối: đối giữa 2 câu thất, đối trong câu lục, đối trong câu bát; Nhạc tính của thể song thất lục bát còn được tăng lên do việc các nhà thơ thường sử dụng từ láy và phép điệp từ, điệp cụm từ, điệp cấu trúc câu.
Như vậy với những đặc điểm về kết cấu, nhân vật trữ tình, khơng gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, lời thơ…. chúng ta nhận thấy ngâm khúc là thể loại có những nét riêng đánh dấu một bước trưởng thành của thể loại văn học dân tộc.
* Thể loại thứ ba là truyện thơ Nôm
Truyện Nơm là loại hình tự sự bằng thơ dùng văn tự Nơm, có tác phẩm được viết theo thể thơ Đường luật được gọi là truyện Nôm Đường luật. Phổ biến là tác phẩm được viết theo thể lục bát được gọi là truyện Nôm. Thể loại này cũng mang những đặc điểm riêng:
- Nguồn gốc cốt truyện: Nguồn gốc cốt truyện của truyện Nôm rất đa dạng: một số tác phẩm sử dụng cốt truyện dân gian như Tấm Cám, Thạch Sanh, Trương Chi; một số tác phẩm mượn cốt truyện trong kho tàng tiểu
thuyết cổ điển Trung Quốc như Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du dựa
trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân; một số tác
phẩm có cốt truyện từ đời sống thực tế như Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
- Nội dung truyện Nôm: thành tựu lớn của nội dung thể loại truyện Nôm là đã đề cập một cách sâu sắc đến những vấn đề lớn của con người, của cuộc sống dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Kết cấu: Truyện Nôm được xây dựng theo mơ hình ổn định của cốt truyện với ba sự kiện cơ bản: Gặp gỡ- Tai biến – Đoàn tụ.
nhân vật. Nhân vật chính trong tác phẩm đồng thời là nhân vật chính diện. Do mơ hình cốt truyện khá ổn định nên các nhân vật chính thường được xây dựng theo khuôn mẫu.
- Ngôn ngữ nghệ thuật: nhiều tác phẩm trong nhóm truyện Nơm bác học, đặc biệt tác phẩm xuất sắc như Đoạn trường tân thanh, ngôn ngữ thơ đã đạt đến mức độ thuần thục, chính xác tinh vi, mẫu mực, trong sáng.
- Truyện Nôm thường được viết bằng thể lục bát. Thể thơ này có những đặc điểm riêng.
* Thể loại thứ tư là hát nói
Hát nói là “Một điệu ca trù (tức hát ả đào hay hát cơ đầu) có nhạc kèm theo và có một hình thức thơ riêng được gọi là thể thơ hát nói. Đây là thể thơ cột trụ của hát ca trù, đặc biệt thịnh hành vào thế kỉ XIX. Xét về mặt văn học, hát nói là một thể thơ cách luật. Bố cục một bài thơ hát nói đầy đủ (hát nói chính cách hay chính thể) gồm mười một câu chia làm ba khổ (hay ba trổ)” [13, tr. 143].
Hát nói đã gắn với những tên tuổi lớn trong lịch sử văn học Việt Nam như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Chu Mạnh Chinh, Tản Đà… Trong chương trình THPT, hát nói được đưa vào 2 bài: Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Hương Sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Chinh.
Như đã trình bày, trong các thể thơ được dùng trong ca trù thì hát nói là một thể có số lượng lớn nhất nên có người gọi chung hát nói là ca trù. Để tiếp cận đúng theo đặc trưng thể loại thì cần chú ý tới một số đặc điểm sau của hát nói:
- Về hình thức: Hát nói là một thể thơ mở, khơng hạn định số câu trong bài và số chữ trong câu. Hơn nữa, hát nói khơng thuần nhất một thể thơ nào mà dường như nó mang trong mình những đặc điểm ưu việt của các thể loại mà nó có ảnh hưởng, hay nói khác đi nó chọn lọc những gì hay nhất, giàu sức
biểu cảm nhất mà lại phù hợp nhất trong phô diễn.
- Về nội dung thể hiện: Chính bởi khả năng dung nạp và đồng hóa nên hát nói có sự độc đáo. Đây là một thể thơ linh hoạt và là thuận lợi lớn cho việc diễn đạt mọi cung bậc tình cảm của con người. Ta có thể bắt gặp trong hát nói mn nghìn tâm trạng, mn ngàn biến thái tinh vi nhất của tâm hồn Việt Nam, khi thì hùng tráng trong những tỏ bày tráng chí hay ngợi ca “địa linh nhân kiệt”, lúc hào sảng trong cảm hứng đất nước, non sông, khi phiêu diêu mơ màng về một mối tình đẹp như mộng mà cũng mong manh như mộng.
- Về mục đích: hát nói khơng nhằm tới việc thuyết giáo hay rao giảng những nội dung nghiêm túc của luân lí trong học thuyết Khổng Mạnh. Văn chương hát nói khơng chủ yếu nhằm chở đạo. Hát nói chỉ nhằm hướng đến một nhu cầu rất chính đáng của con người đó là nhu cầu giải trí, bộc bạch.
- Về thi liệu: thi liệu được sử dụng trong hát nói rất dồi dào. Nó có thể sử dụng nhiều thi liệu từ nguồn thi ca cổ điển Trung Hoa như lấy ý tứ từ Đường thi lấy cú pháp, từ ngữ, hình ảnh của Đường thi gây hiệu quả thẩm mĩ cao trong bài hát nói… Ngồi việc sử dụng thi liệu từ thi ca cổ điển Trung Quốc, hát nói cịn sử dụng nhuần nhụy thi liệu trong thi ca dân gian Việt Nam. Chính lối nói dân dã, giàu âm điệu và thêm chút tếu táo, dí dỏm trong dân gian đã được các nhà nho lựa chọn sử dụng hát nói.
- Tác giả: Hát nói chỉ có thể do các nhà nho tài tử sáng tạo ra, ưa dùng nó và hồn thiện nó. Nhà nho tài tử là mẫu nhà nho coi tài và tình, chứ khơng phải đạo đức, làm nên giá trị con người. Họ quan niệm tài có nhiều cách, hoặc là tài kinh luân, hoặc là tài học vấn nhưng nhất thiết phải có tài văn chương, tài cầm kì thi họa cùng với các tài nghệ gắn bó với tình nữa.
Tiểu kết chương 2
Dù chưa đưa ra thành một hệ thống lí thuyết đầy đủ nhưng trong cuốn chuyên luận của mình, Đặng Thai Mai đã đề cập đến những khía cạnh cơ bản trong phương pháp giảng văn và dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông. Đặc biệt những quan niệm, quan điểm ấy được ông hiện thực hóa thành cơng trong bài giảng thể nghiệm của mình. Những phương pháp giảng văn trên không phải là sở hữu riêng của Đăng Thai Mai nhưng bằng tài năng và sự uyên thâm ông đã biến chúng thành phong cách, kĩ thuật