CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2. Vận dụng nguyên tắc, kĩ thuật giảng văn của Đặng Thai Mai trong đọc –
2.2.2. Dạy học văn học trung đại từ hướng tiếp cận thi pháp học
Vận dụng thi pháp học vào giảng văn là một trong những phương pháp dạy học mới mẻ nhất được Đặng Thai Mai thể hiện trong cuốn chuyên luận
của mình. Và đến nay phương pháp ấy vẫn cịn ngun giá trị của nó. Đặc biệt với văn học trung đại là một thời kì văn học với những quan điểm thẩm mĩ, những đặc điểm thi pháp riêng, khó tiếp nhận đối với học sinh ngày nay thì việc tiếp cận theo hướng thi pháp học lại càng có ý nghĩa.
Dạy học văn theo hướng tiếp cận thi pháp học là dạy học văn bám sát vào văn bản, chú ý đến những yếu tố nghệ thuật của tác phẩm như : hệ thống hình tượng, khơng gian, thời gian, kết cấu, cốt truyện, điểm nhìn, ngơn ngữ… “Nội dung trong tác phẩm phải được giải mã từ hình thức, phân tích các khía cạnh hình thức để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của tác phẩm” [42, tr. 16]. Dạy học văn bản theo hướng thi pháp học đạt hiệu quả cần chú ý đến một số nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc thứ nhất là phải đi từ văn bản: Hiểu biết ngồi văn bản quan trọng nhưng vẫn khơng thay thế cho việc khám phá bản thân văn bản. Dạy học theo hướng tiếp cận văn bản giúp người đọc, người nghiên cứu, giảng dạy khơng thốt li văn bản. Chú trọng văn bản nhưng nhận thức về văn bản của tác phẩm cũng như quan điểm và phương pháp tiếp cận văn bản thường không thống nhất và đồng nhất trong giới nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học. Vì vậy cần có những cơ sở để tiếp cận văn bản tác phẩm. Văn bản nghệ thuật có đặc trưng cơ bản là là thơng tin thẩm mỹ. Nhà văn gửi đến cuộc đời niềm xúc động mãnh liệt nhất, những rung động tha thiết nhất về cuộc sống và con người. Đây là điểm mấu chốt phân biệt phương pháp tiếp cận văn học đích thực với lối phân tích xã hội học tầm thường. Đồng thời khi phân tích văn bản tác phẩm cũng cần chú đến tính chỉnh thể của nó để đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữa bộ phận và tổng thể của tác phẩm và làm cho cảm hứng chủ đạo, tư tưởng chủ đề của tác phẩm không bị mờ nhạt đi.
- Nguyên tắc thứ hai là phải đặt học sinh vào trung tâm của quá trình dạy học: Giáo viên phải là người hướng dẫn, người cố vấn hơn là chỉ đóng vai trị cơng cụ truyền đạt tri thức. Học sinh phải được rèn luyện về phương pháp tự
học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu. Giáo viên quan tâmtvận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây dựng bài học. Học sinh càng tích cực tham gia và tham gia một cách tự giác, có ý thức vào q trình dạy học bao nhiêu thì kết quả của việc giảng dạy văn học càng vững chắc và sâu sắc bấy nhiêu. Vì vậy, nội dung của việc phát huy năng lực chủ thể học sinh chính là sự huy động một cách có cơ sở khoa học phù hợp với quy luật cảm thụ văn học, những năng lực chủ quan của bản thân học sinh để chủ động tích cực hứng thú tham gia vào q trình dạy và học văn, do đó tạo được một hiệu quả tối ưu. Việc áp dụng thi pháp học vào việc dạy văn bản không chỉ đọc hiểu đúng giá trị của tác phẩm mà còn phát triển năng lực văn học cho học sinh.