Mức độ thực hành chú tâm cho chính bản thân nhà trị liệu tâm lý và thực hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý việt nam về liệu pháp trị liệu chú tâm luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 70 - 73)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Mức độ thực hành chú tâm cho chính bản thân nhà trị liệu tâm lý và thực hành

hành trong quá trình trị liệu tâm lý

Với những nhà trị liệu tâm lý có biết đến chú tâm, chúng tơi điều tra mức độ thực hành chú tâm cho chính bản thân nhà trị liệu và trong quá trình trị liệu và thu được kết quả như dưới đây:

Biểu đồ 3.5. Các bài tập chú tâm nhà tâm lý hay sử dụng cho chính mình

0 10 20 30 40 50 60

Scan cơ thể Tập yoga dựa trên chú tâm Thiền chú tâm Thiền quan sát Chú tâm vào hơi thở Chú tâm vào âm thanh Chú tâm vào ăn uống Chú tâm vào cảm giác cảm xúc Thiền đi 29 22 36 22 60 32 31 37 17

Bảng 3.14. Các liệu pháp dựa trên chú tâm nhà tâm lý hay sử dụng cho chính mình Liệu pháp kết hợp chú tâm tự thực hiện cho bản thân Số lƣợng Phần trăm Liệu pháp kết hợp chú tâm tự thực hiện cho bản thân Số lƣợng Phần trăm

ACT: Chấp nhận và cam kết 17 18,70

MBSR: Trị liệu stress dựa trên chú tâm 21 23,10

MBCT: Trị liệu nhận thức dựa trên chú tâm 25 27,50

DBT: Hành vi biện chứng 15 16,50

RP: Phòng ngừa tái phát 8 8,80

Dựa trên bảng số liệu, chúng ta có thể thấy bài tập chú tâm vào hơi thở là bài tập phổ biến và được hơn một nửa số nhà trị liệu sử dụng cho bản thân (67,4%), đứng thứ hai là bài tập chú tâm vào cảm giác và cảm xúc với 46,1% nhà trị liệu có sử dụng cho bản thân. Các bài tập cịn lại có tỉ lệ nhà trị liệu sử dụng cho bản thân khá thấp.Như vậy, rất nhiều nhà trị liệu cịn mơ hồ khơng nắm rõ về các loại bài tập chú tâm để sử dụng cho chính mình. Với các liệu pháp có kết hợp chú tâm thì tỉ lệ cịn thấp hơn nữa, khi số lượng nhiều nhất cũng chỉ ở mức 25 nhà trị liệu tâm lý có sử dụng trị liệu nhận thức có kết hợp chú tâm cho chính bản thân mình.

Kết quả cho thấy bài tập chú tâm như thiền đi là đáp án có ít nhà trị liệu chọn nhất(17 người chiếm 19,1%), chứng tỏ có ít nhà trị liệu sử dụng thiền đi cho chính bản thân mình và với liệu pháp có kết hợp chú tâm, chỉ có duy nhất 8 nhà trị liệu có sử dụng liệu pháp phịng ngừa tái phát cho thân chủ trên tổng số 94 nhà trị liệu có biết về chú tâm.

Thơng thường, các nhà trị liệu khi muốn sử dụng liệu pháp trị liệu nào cho thân chủ cũng từng tự mình thực hiện các bài tập và trải nghiệm các bài tập để có được trải nghiệm khi đặt mình ở vị trí của thân chủ. Nếu khơng tự mình thực hiện thành thục thì khó có thể hướng dẫn và trị liệu cho thân chủ một cách hiệu quả vì nhà trị liệu chỉ diễn giải trên mặt lý thuyết mà không thực sự hiểu và trình bày được những kinh nghiệm của chính mình khi thực hành cho thân chủ nghe, từ đó, thân chủ khó có thể tin tưởng và thực hiện theo những bài tập mà nhà trị liệu đưa ra.

Bảng 3.15. Mức độ sử dụng một số bài tập chú tâm trong trị liệu Bài tập chú tâm Không sử dụng SL (%) Bài tập chú tâm Không sử dụng SL (%)

Hiếm khi sử dụng SL (%) Thƣờng xuyên sử dụng SL (%) Scan cơ thể 62 (66) 19 (20,20) 13 (13,80)

Thiền quan sát 75 (79,80) 11 (11,70) 8,5 (8,50)

Chú tâm vào hơi thở 32 (34) 28 (29,80) 34 (36,20) Chú tâm vào âm thanh 54 (57,40) 19 (20,20) 21 (22,30)

Chú tâm vào ăn uống 57 (60,60) 23 (24,50) 14 (14,90)

Chú tâm vào cảm giác cảm xúc 49 (52,10) 25 (26,60) 20 (21,30)

Thiền đi 79 (84) 12 (12,80) 3 (3,20)

Bảng 3.16. Mức độ sử dụng các phƣơng pháp trị liệu tâm lý có kết hợp chú tâm trong trị liệu

Liệu pháp trị liệu kết hợp chú tâm Không sử dụng SL (%) Hiếm khi sử dụng SL (%) Thƣờng xuyên sử dụng SL (%) ACT: Chấp nhận và cam kết 72 (78,30) 8 (8,70) 12 (13) MBSR: Trị liệu stress dựa trên chú tâm 73 (80,20) 7 (7,70) 11 (12,10)

MBCT: Trị liệu nhận thức dựa trên chú tâm 63 (68,50) 14 (15,20) 15 (16,30) DBT: Hành vi biện chứng 65 (70,70) 10 (10,90) 17 (18,50)

RP: Phòng ngừa tái phát 69 (75) 14 (15,20) 9 (9,80)

Dựa vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy tỉ lệ các nhà chú tâm thực hành chú tâm trong trị liệu rất thấp. Ở bài tập chú tâm, chỉ có 36% nhà trị liệu sử dụng thường xuyên bài tập chú tâm hơi thở, các bài tập đứng thứ 2 và thứ 3 là chú tâm vào âm thanh và cảm giác cảm xúc chỉ có khoảng 20 nhà trị liệu thường xuyên sử dụng. Thậm chí những bài tập thiền đi chỉ có 3 nhà trị liệu chọn là hay sử dụng trong trị liệu cho thân chủ. Với các liệu pháp có kết hợp chú tâm, tỉ lệ lại càng thấp hơn khi chỉ có 15 người là thường xuyên sử dụng MBCT – trị liệu nhận thức kết hợp chú tâm và 17 người hay sử dụng liệu pháp hành vi biện chứng trong trị liệu. Có thể thấy những nhà tâm lý biết và hiểu lý thuyết về chú tâm khá thấp nhưng những người thực sự nắm rõ và thực hành thường xuyên thì lại càng thấp hơn.

Kết hợp với bảng số liệu các bài tập chú tâm và liệu pháp chú tâm nhà trị liệu tâm lý sử dụng cho bản thân, chúng tôi nhận thấy những loại bài tập hay liệu pháp nào được nhà trị liệu dùng cho bản thân nhiều thì cũng có xu hướng được sử dụng nhiều trong trị liệu. Số lượng nhà trị liệu sử dụng chú tâm cho bản thân nhiều hơn cho thân chủ trong trị liệu, như vậy, các nhà tâm lý Việt Nam cũng khá cẩn thận khi có xu hướng phải luyện tập và sử dụng thường xuyên cho chính mình trước khi sử dụng thường xun cho thân chủ. Tương tự, những bài tập chú tâm nào nhà chú tâm ít dùng cho bản thân nhất thì cũng ít sử dụng trong trị liệu nhất (bài tâp thiền đi và liệu pháp có kết hợp chú tâm).

Trên thực tế, đây cũng là điều khá dễ hiểu vì ở Việt Nam, các chương trình đào tạo chưa bài bản và chưa có một chương trình đào tạo nào đủ chuyên sâu, tổng quát, đầy đủ về chú tâm mà chủ yếu là những khóa đào tạo nhỏ lẻ, rời rạc nhằm mục đích giới thiệu sơ qua về chú tâm. Bởi vậy, các nhà tâm lý chỉ nắm được những khía cạnh rời rạc khác nhau về đặc điểm của chú tâm và cũng thực hành các bài tập hay liệu pháp rất ít do khơng có đủ kiến thức chuyên môn. Việc thiếu hụt những kiến thức và kinh nghiệm thực hành này cũng là điều khá đáng tiếc vì vơ hình chung, các nhà tâm lý vẫn chưa nắm được một công cụ đắc lực trong trị liệu tâm lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý việt nam về liệu pháp trị liệu chú tâm luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)