Hiểu biết các đặc điểm, tính chất cơ bản của trị liệu chú tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý việt nam về liệu pháp trị liệu chú tâm luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 61 - 63)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Mô tả nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý về chú tâm

3.1.5. Hiểu biết các đặc điểm, tính chất cơ bản của trị liệu chú tâm

Biểu đồ 3.3. Hiểu biết về các đặc điểm đúng của chú tâm

Số liệu cho thấy trong các đặc điểm đúng của chú tâm, hai đặc điểm không phán xét và chấp nhận được lựa chọn nhiều nhất (77 và 79 người chọn lựa, chiếm 84% và 86,8%). Phần lớn các nhà trị liệu biết đến chú tâm đều nắm được hai đặc điểm cơ bản này của liệu pháp. Hai đặc điểm Buông bỏ và Mô tả cũng vô cùng quan trọng nhưng chỉ có xấp xỉ một nửa số nhà trị liệu nhận thức được đặc điểm này, dù số lượng nhà trị liệu chọn lựa chỉ đứng thứ hai sau tính chất Chấp nhận và Khơng phán xét. Có thể một phần do các chương trình đào tạo chú tâm chủ yếu cung cấp các kiến thức nền tảng, sơ qua mà không thể đi sâu vào chi tiết nên dù có biết về chú tâm, vẫn có một nửa số nhà trị liệu không biết đến đặc điểm này của chú tâm. ―Biết ơn‖ lại càng có vẻ là khái niệm khá xa lạ với các nhà trị liệu khi chỉ có 25 trên tổng số 94 nhà trị liệu chọn đáp án đúng này, thậm chí thấp hơn cả những sự lựa chọn sai. Biết ơn không hẳn là phẩm chất quan trọng nhất trong trị liệu chú tâm nhưng nhờ có cảm giác biết ơn khi nhận ra vẻ đẹp của khoảnh khắc hiện tại, người thực hành sẽ phát sinh những cảm xúc khác như lịng u thương, sự cởi mở.Có lẽ các nhà trị liệu tâm lý Việt Nam ít biết đến tính chất này kể cả qua lý thuyết và thực hành.

Biểu đồ 3.4. Một số nhầm lẫn của nhà trị liệu về đặc điểm của chú tâm

77 79 50 44 25 0 20 40 60 80 100

Không phán xét Chấp nhận Mô tả Buông bỏ Biết ơn

Đặc điểm đúng của chú tâm

34 33 18 2 0 10 20 30 40 Trống rỗng Suy nghĩ tốt đẹp Hiệu quả tức thì Nghi lễ tơn giáo

Như vậy, có hơn 1/3 số nhà trị liệu tâm lý hiểu nhầm chú tâm là để thân chủ có cảm giác trống rỗng (37,4%), khơng có sự xuất hiện ý nghĩ, vắng lặng, hay suy nghĩ về những điều tốt đẹp để thay thế những ý nghĩ xấu của bản thân (36,3%). Cả hai thái cực này đều không đúng với chú tâm mà chú tâm nằm ở giữa hai thái cực này. Chỉ có 2 nhà trị liệu chọn đáp án nghi lễ tôn giáo, như vậy, hầu hết các nhà trị liệu tâm lý đều có ý thức tách biệt chú tâm ra khỏi tôn giáo dù nhiều bài tập của chú tâm khá quen thuộc trong một số tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo. Việc chưa hiểu rõ bản chất của chú tâm có thể khiến nhà trị liệu áp dụng nhầm hoặc áp dụng nhưng không hiệu quả trong quá trình trị liệu cho thân chủ.

3.1.6. Hiểu biết về các bài tập chú tâm

Kiểm tra mức độ hiểu biết thông qua việc sắp xếp các bước hướng dẫn thực hành chú tâm vào hơi thở lần lượt theo thứ tự.

Có 91 nhà trị liệu tâm lý trả lời câu hỏi này, trong đó có 70 người (chiếm 77%) đã sắp xếp đúng thứ tự các bước trong chú tâm hơi thở. Như vậy, bài tập hít thở sâu là một bài tập khá quen thuộc đối với các nhà trị liệu tâm lý.Tuy vậy, vẫn còn 21 người (chiếm 23 %) vẫn còn nhầm lẫn giữa các bước thực hiện bài tập chú tâm vào hơi thở.

Bảng 3.5. Hiểu biết về các bài tập chú tâm

Các bài tập chú tâm Không biết SL(%) Có biết SL (%) Nắm rõ SL (%)

Scan cơ thể 41 (43,60) 21 (22,30) 32 (34)

Tập yoga dựa trên chú tâm 34 (36,20) 40 (42,60) 20 (21,30)

Thiền chú tâm 24 (25,50) 41 (43,60) 29 (30,90)

Thiền quan sát 41 (43,60) 34 (36,20) 19 (20,20)

Chú tâm vào hơi thở 5 (5,30) 27 (28,70) 62 (66)

Chú tâm vào âm thanh 17 (18,10) 37 (39,40) 40 (42,60) Chú tâm vào ăn uống 29 (30,90) 28 (29,80) 37 (39,40) Chú tâm vào cảm giác cảm xúc 19 (20,20) 30 (31,90) 45 (47,90)

Thiền đi 45 (47,90) 34 (36,20) 15 (16)

Dựa trên bảng số liệu, chỉ có 66% các nhà trị liệu tâm lý biết rõ về bài tập chú tâm vào hơi thở và đây cũng là bài tập chú tâm có số lượng nhà trị liệu tâm lý biết nhiều nhất. Đứng thứ hai là bài tập chú tâm vào cảm giác và cảm xúc, chiếm 47,9%, tức hơn một nửa số nhà trị liệu tâm lý cịn lại có biết đến chú tâm nhưng lại khơng biết bài tập này. Những bài tập chú tâm cịn lại có tỉ lệ nhà tâm lý nắm rõ chiếm rất thấp. Như vậy, các nhà trị liệu tâm lý phần lớn mới chỉ biết sơ sơ về những khái niệm ban đầu của chú tâm nhưng khi đi sâu vào các bài tập cụ thể thì chưa nắm được, thậm chí chưa từng nghe qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý việt nam về liệu pháp trị liệu chú tâm luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)