Mức độ chuyên sâu của nguồn đào tạo liệu pháp chú tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý việt nam về liệu pháp trị liệu chú tâm luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 54)

Mức độ chuyên sâu Số lƣợng

Khơng có nhiều 16

Có một chút 42

Khá chi tiết 30

Rất chuyên sâu 1

Có 89 trên 94 người trả lời câu hỏi này. Nhìn chung, các nhà tâm lý cho rằng mức độ chuyên sâu ở các nguồn cung cấp kiến thức chỉ ở mức ―Khơng có nhiều‖ hoặc ―Có một chút‖ (58 người). Có 30 người cho rằng thơng tin ở các tài liệu đó ở mức độ khá chi tiết nhưng cũng chưa đầy đủ và chuyên sâu.Như vậy, phần lớn các nhà trị liệu chưa thực sự được tiếp cận với nguồn tài liệu hoặc được tham gia quy trình đào tạo về liệu pháp chú tâm có hệ thống, chuyên sâu và đầy đủ.

Với phỏng vấn trường hợp:

Trong phỏng vấn trường hợp, chúng tôi chọn lựa ra ba nhà trị liệu tâm lý thỏa mãn tiêu chí - Đã biết đến và có kinh nghiệm sử dụng chú tâm trong trị liệu tâm lý hay trong quá trình hành nghề tâm lý của mình ít nhất là 2 năm và có kinh nghiệm hành nghề tâm lý.

- Đều làm việc ở các thành phố lớn, gồm có 2 nhà tâm lý làm việc ở Hà Nội và 1 nhà tâm lý làm việc ở Hồ Chí Minh.

Có ba nhà tâm lý đã tham gia buổi phỏng vấn trường hợp.

- Người tham gia H1: Một nhà tâm lý hiện đang làm việc ở Hà Nội, 37 tuổi, có kinh nghiệm trị liệu tâm lý khoảng 8 năm và đã biết đến và thực hành chú tâm khoảng 5 năm. Chị khơng theo tơn giáo nào nhưng có quan tâm đến Phật giáo và hiện cơng việc chính của chị là tập huấn và cố vấn cho những cán bộ đang làm việc với những nạn nhân của Bạo lực giới. Chị thường xuyên sử dụng chú tâm cho chính bản thân

51.8 20.5 8.4 8.4 3.6 1.2 2.4 1.2 1.2 0.0 20.0 40.0 60.0 < 1 1 2 3 4 5 6 7 13 Tỉ lệ phần tră m Số năm thực hành chú tâm

mình hay trong cơng việc của mình. Chị đã tốt nghiệp có bằng thạc sỹ về tâm lý học ở trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn.

- Người tham gia H2: Một nhà tâm lý hiện đang làm việc ở Hồ Chí Minh, 27 tuổi, có kinh nghiệm thực hành tâm lý 4 năm và đã biết đến và thực hành chú tâm khoảng 2 năm gần đây. Anh không theo cụ thể một tôn giáo nào nhưng khá quan tâm đến đời sống tâm linh và gia đình có truyền thống theo đạo Phật và thờ ông bà. Hiện công việc của anh chủ yếu 70% là làm trị liệu, còn 30% còn lại là giảng dạy và nghiên cứu tại trường đại học. Anh đã có bằng thạc sỹ về tâm lý học ở trường đại học nước ngoài. - Người tham gia K: Một nhà tâm lý hiện đang làm việc ở Hà Nội, trên 50 tuổi, có kinh nghiệm thực hành tâm lý 10 năm và biết đến chú tâm khoảng 6,7 năm. Hiện tại, công việc của cô là làm trị liệu và giảng dạy cũng như làm việc tại Viện tâm lý học. Cơ cũng đã có bằng tiến sỹ về Tâm lý học tại Viện.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Mô tả nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý về chú tâm 3.1. Mô tả nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý về chú tâm

3.1.1. Hiểu biết của nhà trị liệu tâm lý về liệu pháp chú tâm

Khi được hỏi về mức độ hiểu biết về liệu pháp chú tâm, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 3.1. Mức độ hiểu biết chung về chú tâm

Trong số những người đồng ý chấp thuận trả lời phiếu hỏi, gần 80 % những nhà trị liệu trả lời bảng hỏi nghiên cứu cho rằng mình có biết về trị liệu chú tâm nhưng phần lớn đều ở mức độ biết một chút. Có 26 % nhà trị liệu cho rằng mình biết tương đối và chỉ có 4% cho rằng mình nắm rất rõ về chú tâm.Như vậy, có tổng cộng 94 người biết đến liệu pháp chú tâm và 22 người hồn tồn khơng biết đến liệu pháp này. Có thể các nhà trị liệu tâm lý khá cập nhật về các liệu pháp trị liệu mới trên thế giới nhưng họ chưa có cơ hội được đào tạo hay tìm hiểu thơng tin chi tiết, bởi vậy hơn một nửa số nhà trị liệu chỉ dừng lại ở mức độ biết một chút. 22 phiếu trả lời không biết sẽ không được đưa vào trong phần phân tích số liệu ở những câu sau mà chúng tơi chỉ tập trung tìm hiểu mức độ nhận thức của 94 nhà trị liệu tâm lý nói có biết về chú tâm. Con số nhà trị liệu khơng biết về chú tâm có thể cịn nhiều hơn 22 vì có một số nhà chú tâm đã từ chối trả lời ngay khi nhận được phiếu vì khơng biết đến chú tâm.

3.1.2. Hiểu biết về định nghĩa chú tâm

Có 89 người trả lời câu hỏi về định nghĩa của chú tâm, trong đó có 56 người trả lời đúng, chiếm 63%.Như vậy, vẫn còn 37% số nhà trị liệu (33 người) có biết về chú tâm nhưng lại chưa nắm rõ hay còn nhầm lẫn khi định nghĩa về chú tâm.

22 (19%)

59 (51%) 30 (26%)

5 (4%)

Mức độ hiểu biết về chú tâm

Không biết Biết một chút Biết tương đối Nắm rất rõ

Biểu đồ 3.2. Số lƣợng nhà trị liệu trả lời đúng định nghĩa chú tâm

Như vậy, có khoảng 2/3 số nhà trị liệu nói mình biết về chú tâm có thể nắm được khái niệm đúng về liệu pháp này.

3.1.3. Hiểu biết về lợi ích của liệu pháp chú tâm cho các rối loạn

Bảng 3.1. Hiểu biết về những rối loạn có thể áp dụng đƣợc chú tâm Chú tâm đƣợc

nghiên cứu có hiệu quả trong trị liệu các

rối loạn dƣới đây:

Đồng ý SL (%) Phần nào đồng ý SL (%) Phần nào không đồng ý SL (%) Không đồng ý SL (%) Không biết SL (%) Rối loạn hành vi 28 (30,80) 28 (30,80) 8 (8,80) 13 (14,30) 14 (15,40) Trầm cảm 62 (68,10) 23 (25,30) 0 3 (3,30) 3 (3,30) Nghiện chất (34,10) 31 (24,20) 22 11 (12,10) (13,20) 12 (16,50) 15 Rối loạn nhân

cách ranh giới 28 (30,80) 20 (22) 6 (6,60) 9 (9,90) (30,80) 28 Lo âu 76 (83,50) 14 (15,40) 0 0 1 (1,10) Rối loạn stress sau

sang chấn (79,10) 72 (14,30) 13 0 0

6 (6,60) Rối loạn hoảng sợ (57,10) 52 (28,60) 26 2 (2,20) 4 (4,40) (7,70) 7

Số liệu cho thấy các nhà trị liệu tâm lý có tỉ lệ đồng ý cao nhất rằng chú tâm có hiệu quả với ba loại bệnh và rối loạn hướng nội sau: trầm cảm (chiếm 68,1% hoàn toàn đồng ý) và lo âu (83,5% hoàn toàn đồng ý) và rối loạn stress sau sang chấn (79,1%

15%

63% 10%

12%

Định nghĩa chú tâm

Thư giãn, giảm căng thẳng

Tập trung vào hiện tại, chấp nhận, không phán xét

Tạm quên đi đau khổ Phát triển cảm xúc tích cực như lịng biết ơn

hoàn toàn đồng ý). Rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn hành vi chỉ được khoảng 1/3 nhà trị liệu đồng ý là có hiệu quả (30,8%). Như vậy, hiệu quả của chú tâm đối với rối loạn hành vi hay rối loạn nhân cách ranh giới chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam. Đa số các nhà tâm lý biết về chú tâm có nhận thức được chú tâm có hiệu quả với một vài vấn đề hướng nội phổ biến ở Việt Nam như trầm cảm, lo âu và PTSD. Còn rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn hành vi có thể chưa phổ biến và được biết đến nhiều ở Việt Nam nên các nhà tâm lý khơng có cơ hội để tìm hiểu và nắm được tác dụng của chú tâm với các trường hợp này. Điều này sẽ làm giảm cơ hội các nhà tâm lý áp dụng chú tâm điều trị cho các rối loạn này và cũng có nghĩa là những kiến thức về chú tâm của các nhà trị liệu chưa được cập nhật mà vẫn dừng lại ở các kiến thức cũ đã được chứng minh từ những thập kỉ trước trên thế giới.

Bảng 3.2. Hiểu biết về những rối loạn hạn chế áp dụng chú tâm Chú tâm chƣa đƣợc Chú tâm chƣa đƣợc

nghiên cứu là có hiệu quả với các rối loạn dƣới đây:

Đồng ý SL (%) Phần nào đồng ý SL (%) Phần nào không đồng ý SL (%) Không đồng ý SL (%) Không biết SL (%) Tự kỉ (7,70) 7 8 (8,80) 6 (6,60) 40 (44) 30 (33) Chậm phát triển 5 (5,50) 12 (13,20) 10 (11) (47,30) 43 21 (23,10) Tâm thần phân liệt (4,40) 4 20 (22) 6 (6,60) 35

(38,50)

26 (28,60) Không chắc chú

tâm có hiệu quả cho các vấn đề sức khỏe tâm thần 2 (2,20) 5 (5,50) 9 (9,90) (76,90) 70 5 (5,50) Với các rối loạn phát triển như tự kỉ, chậm phát triển hoặc tâm thần phân liệt, hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh tính hiệu quả của chú tâm trong các lĩnh vực này. Một số đề tài nghiên cứu có liên quan đến trẻ tự kỉ hay trẻ chậm phát triển nhưng chủ yếu là điều trị cho các ba mẹ có trẻ tự kỉ hay chậm phát triển để nâng cao chất lượng sống của họ, từ đó việc ni dạy trẻ bớt áp lực, stress và trẻ cũng được hưởng lợi theo như trẻ có thể giảm bớt các hành vi tự làm đau. Tuy vậy, chỉ có khoảng một nửa các nhà trị liệu không đồng ý chú tâm khơng có hiệu quả cho các rối loạn này (44% không đồng ý ở Tự kỉ, 47,3% ở Chậm phát triển). Như vậy, nhận thức về những rối loạn mà chú tâm chưa được chứng minh có hiệu quả của các nhà tâm lý Việt Nam còn chưa tốt.Khoảng 20-25% nhà trị liệu dù có biết đến chú tâm cũng khơng biết chắc liệu chú tâm có hiệu quả với các rối loạn này hay không. Việc không nắm rõ và không

chắc chắn này sẽ khiến nhà trị liệu gặp khó khăn trong việc có sử dụng liệu pháp này hay khơng hoặc nếu sử dụng thì sử dụng như thế nào cho phù hợp.

3.1.4. Hiểu biết về bản chất tác động của chú tâm lên quá trình trị liệu tâm lý nói chung

Các nhận xét nếu trả lời đáp án đúng chứng tỏ nhà trị liệu tâm lý có hiểu biết đúng về liệu pháp chú tâm:

Bảng 3.3. Hiểu biết về lợi ích của chú tâm tác động lên q trình trị liệu

Đúng SL (%) Sai SL (%) Không chắc chắn SL (%)

12a, Liệu pháp chú tâm giúp kiểm sốt và

điều hịa cảm xúc của thân chủ. 78 (83) 0 16 (17) 12g, Liệu pháp chú tâm giúp làm giảm

những phản ứng tự động của thân chủ và làm tăng lên sự linh hoạt trong phản ứng của thân chủ với đối tượng.

56 (59,60)

10

(10,60) (29,80) 28 12i, Liệu pháp chú tâm giúp tăng cường mối

quan hệ trị liệu giữa thân chủ và nhà tâm lý. 31 (33) (21,30) 20 (45,70) 43 12j, Liệu pháp chú tâm ảnh hưởng tích cực

đến nhà trị liệu, giúp nhà trị liệu tăng khả năng thấu cảm, giảm stress.

52 (55,30)

13

(13,80) (30,90) 29 12l, Liệu pháp chú tâm làm gián đoạn vòng

suy nghĩ, cảm xúc luẩn quẩn về những trải nghiệm tiêu cực của thân chủ.

48 (51,10)

26

(27,70) (21,30) 20

Như vậy, phần lớn nhà trị liệu tâm lý có nhận thức đúng về liệu pháp chú tâm giúp kiểm sốt và điều hịa cảm xúc của thân chủ, chiếm 83%.Tuy vậy, chỉ có khoảng 1/3 nhà trị liệu nhận thức được liệu pháp chú tâm sẽ tăng cường mối quan hệ trị liệu giữa thân chủ và nhà tâm lý.2/3 cịn lại chưa hiểu về lợi ích này. Có thể do các nhà tâm lý mới chỉ hiểu trên lý thuyết những lợi ích cơ bản của chú tâm mà chưa thực sự áp dụng được trên nhiều ca, bởi vậy, kinh nghiệm chưa đủ để nhận ra được sự cải thiện trong quan hệ trị liệu giữa nhà tâm lý và thân chủ nhờ có chú tâm.

Về bản chất tác động của chú tâm lên nhà trị liệu, lên thân chủ như thế nào, có khoảng 1/2 số nhà tâm lý biết đến chú tâm có thể nắm được, cịn lại 1/2 khơng rõ và khơng chắc chắn.Như vậy, nhà tâm lý có thể biết chú tâm hiệu quả với một số rối loạn nhưng vẫn chưa thực sự nắm được bản chất vì sao chú tâm lại có hiệu quả và tác động như thế nào lên thân chủ.

Các nhận xét nếu trả lời đáp án sai chứng tỏ nhà trị liệu có hiểu biết đúng về liệu pháp chú tâm

Bảng 3.4. Một số nhầm lẫn của nhà trị liệu về chú tâm Đúng Đúng SL(%) SL (%) Sai Không chắc chắn SL (%)

12c, Chú tâm bảo vệ chúng ta khỏi bị chìm ngập trong những cảm xúc của chính mình, giúp chúng ta xóa bỏ hoặc lờ đi những cảm xúc của chính mình

47 (50) 27

(28,70)

20 (21,30) 12f, Chú tâm giúp tâm trí xao nhãng,

dịch chuyển sự chú ý ra khỏi đối tượng

đang khiến thân chủ khó chịu 35 (37,20)

38 (40,40)

21 (22,30) 12h, Chú tâm đồng nghĩa với thư giãn 29 (30,90) (35,10) 33 32 (34) 12k, Chú tâm có nghĩa là thân chủ ln

sống trong thời khắc hiện tại, thân chủ không nên lập kế hoạch hay suy nghĩ, dự định về tương lai

27 (28,70) (43,60) 41 (27,70) 26

12m, Chú tâm giúp thân chủ loại bỏ những suy nghĩ và cảm xúc (hầu hết là

những suy nghĩ và cảm xúc khó chịu) 38 (40,40)

28

(29,80) (29,80) 28 12o, Thiền chú tâm có nghĩa là chạy trốn

khỏi hiện thực 4 (4,30) 79 (84)

11 (11,70) 12q, Thiền chú tâm chỉ có thể áp dụng

cho một số nhóm người đặc biệt, không phải cho tất cả mọi người

32 (34) 30

(31,90) 32 (34)

Dựa trên bảng số liệu, chúng ta có thể thấy phần đơng các nhà trị liệu tâm lý cịn nhiều nhầm lẫn về bản chất thực sự của chú tâm. Đáp án có nhiều người lựa chọn đúng nhất 12o, tức nhà tâm lý hiểu thiền chú tâm không phải là chạy trốn khỏi hiện thực (84%). Các đáp án còn lại có tỉ lệ nhà trị liệu chọn đúng rất thấp, thể hiện nhận thức của nhà trị liệu về chú tâm còn hời hợt, cịn nhiều ngộ nhận. Đáp án ít người chọn nhất là 12c với tỉ lệ 28,7%, như vậy phần lớn nhà tâm lý còn nhầm lẫn, cho rằng chú tâm giúp thân chủ loại bỏ hoặc lờ đi những suy nghĩ và cảm xúc, hầu hết là cảm xúc khó chịu. Về bản chất, chú tâm khiến thân chủ chấp nhận cả hai thái cực cảm xúc mà không dán nhãn hay cho đó là tốt hay xấu, dễ chịu hay khó chịu vì cảm xúc nào cũng cần được bng bỏ, khơng níu kéo trong tâm trí. Cũng có khoảng 1/3 số nhà trị liệu có nhận thức đúng khi tin rằng chú tâm không đồng nghĩa với thư giãn. Tuy một trong số những tác dụng của chú tâm là giúp thân chủ giảm stress, căng thẳng, điều đó khơng có nghĩa là chú tâm đồng nghĩa với thư giãn, nói đúng hơn, thư giãn có thể thuộc vào trong một phần trong lợi ích của chú tâm chứ không thể đồng nhất với chú tâm.

3.1.5. Hiểu biết các đặc điểm, tính chất cơ bản của trị liệu chú tâm

Biểu đồ 3.3. Hiểu biết về các đặc điểm đúng của chú tâm

Số liệu cho thấy trong các đặc điểm đúng của chú tâm, hai đặc điểm không phán xét và chấp nhận được lựa chọn nhiều nhất (77 và 79 người chọn lựa, chiếm 84% và 86,8%). Phần lớn các nhà trị liệu biết đến chú tâm đều nắm được hai đặc điểm cơ bản này của liệu pháp. Hai đặc điểm Buông bỏ và Mô tả cũng vơ cùng quan trọng nhưng chỉ có xấp xỉ một nửa số nhà trị liệu nhận thức được đặc điểm này, dù số lượng nhà trị liệu chọn lựa chỉ đứng thứ hai sau tính chất Chấp nhận và Khơng phán xét. Có thể một phần do các chương trình đào tạo chú tâm chủ yếu cung cấp các kiến thức nền tảng, sơ qua mà không thể đi sâu vào chi tiết nên dù có biết về chú tâm, vẫn có một nửa số nhà trị liệu khơng biết đến đặc điểm này của chú tâm. ―Biết ơn‖ lại càng có vẻ là khái niệm khá xa lạ với các nhà trị liệu khi chỉ có 25 trên tổng số 94 nhà trị liệu chọn đáp án đúng này, thậm chí thấp hơn cả những sự lựa chọn sai. Biết ơn không hẳn là phẩm chất quan trọng nhất trong trị liệu chú tâm nhưng nhờ có cảm giác biết ơn khi nhận ra vẻ đẹp của khoảnh khắc hiện tại, người thực hành sẽ phát sinh những cảm xúc khác như lòng yêu thương, sự cởi mở.Có lẽ các nhà trị liệu tâm lý Việt Nam ít biết đến tính chất này kể cả qua lý thuyết và thực hành.

Biểu đồ 3.4. Một số nhầm lẫn của nhà trị liệu về đặc điểm của chú tâm

77 79 50 44 25 0 20 40 60 80 100

Không phán xét Chấp nhận Mô tả Buông bỏ Biết ơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý việt nam về liệu pháp trị liệu chú tâm luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 54)