Các bài tập chú tâm nhà tâm lý hay sử dụng cho chính mình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý việt nam về liệu pháp trị liệu chú tâm luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 70 - 76)

0 10 20 30 40 50 60

Scan cơ thể Tập yoga dựa trên chú tâm Thiền chú tâm Thiền quan sát Chú tâm vào hơi thở Chú tâm vào âm thanh Chú tâm vào ăn uống Chú tâm vào cảm giác cảm xúc Thiền đi 29 22 36 22 60 32 31 37 17

Bảng 3.14. Các liệu pháp dựa trên chú tâm nhà tâm lý hay sử dụng cho chính mình Liệu pháp kết hợp chú tâm tự thực hiện cho bản thân Số lƣợng Phần trăm Liệu pháp kết hợp chú tâm tự thực hiện cho bản thân Số lƣợng Phần trăm

ACT: Chấp nhận và cam kết 17 18,70

MBSR: Trị liệu stress dựa trên chú tâm 21 23,10

MBCT: Trị liệu nhận thức dựa trên chú tâm 25 27,50

DBT: Hành vi biện chứng 15 16,50

RP: Phòng ngừa tái phát 8 8,80

Dựa trên bảng số liệu, chúng ta có thể thấy bài tập chú tâm vào hơi thở là bài tập phổ biến và được hơn một nửa số nhà trị liệu sử dụng cho bản thân (67,4%), đứng thứ hai là bài tập chú tâm vào cảm giác và cảm xúc với 46,1% nhà trị liệu có sử dụng cho bản thân. Các bài tập cịn lại có tỉ lệ nhà trị liệu sử dụng cho bản thân khá thấp.Như vậy, rất nhiều nhà trị liệu cịn mơ hồ khơng nắm rõ về các loại bài tập chú tâm để sử dụng cho chính mình. Với các liệu pháp có kết hợp chú tâm thì tỉ lệ cịn thấp hơn nữa, khi số lượng nhiều nhất cũng chỉ ở mức 25 nhà trị liệu tâm lý có sử dụng trị liệu nhận thức có kết hợp chú tâm cho chính bản thân mình.

Kết quả cho thấy bài tập chú tâm như thiền đi là đáp án có ít nhà trị liệu chọn nhất(17 người chiếm 19,1%), chứng tỏ có ít nhà trị liệu sử dụng thiền đi cho chính bản thân mình và với liệu pháp có kết hợp chú tâm, chỉ có duy nhất 8 nhà trị liệu có sử dụng liệu pháp phịng ngừa tái phát cho thân chủ trên tổng số 94 nhà trị liệu có biết về chú tâm.

Thơng thường, các nhà trị liệu khi muốn sử dụng liệu pháp trị liệu nào cho thân chủ cũng từng tự mình thực hiện các bài tập và trải nghiệm các bài tập để có được trải nghiệm khi đặt mình ở vị trí của thân chủ. Nếu khơng tự mình thực hiện thành thục thì khó có thể hướng dẫn và trị liệu cho thân chủ một cách hiệu quả vì nhà trị liệu chỉ diễn giải trên mặt lý thuyết mà không thực sự hiểu và trình bày được những kinh nghiệm của chính mình khi thực hành cho thân chủ nghe, từ đó, thân chủ khó có thể tin tưởng và thực hiện theo những bài tập mà nhà trị liệu đưa ra.

Bảng 3.15. Mức độ sử dụng một số bài tập chú tâm trong trị liệu Bài tập chú tâm Không sử dụng SL (%) Bài tập chú tâm Không sử dụng SL (%)

Hiếm khi sử dụng SL (%) Thƣờng xuyên sử dụng SL (%) Scan cơ thể 62 (66) 19 (20,20) 13 (13,80)

Thiền quan sát 75 (79,80) 11 (11,70) 8,5 (8,50)

Chú tâm vào hơi thở 32 (34) 28 (29,80) 34 (36,20) Chú tâm vào âm thanh 54 (57,40) 19 (20,20) 21 (22,30)

Chú tâm vào ăn uống 57 (60,60) 23 (24,50) 14 (14,90)

Chú tâm vào cảm giác cảm xúc 49 (52,10) 25 (26,60) 20 (21,30)

Thiền đi 79 (84) 12 (12,80) 3 (3,20)

Bảng 3.16. Mức độ sử dụng các phƣơng pháp trị liệu tâm lý có kết hợp chú tâm trong trị liệu

Liệu pháp trị liệu kết hợp chú tâm Không sử dụng SL (%) Hiếm khi sử dụng SL (%) Thƣờng xuyên sử dụng SL (%) ACT: Chấp nhận và cam kết 72 (78,30) 8 (8,70) 12 (13) MBSR: Trị liệu stress dựa trên chú tâm 73 (80,20) 7 (7,70) 11 (12,10)

MBCT: Trị liệu nhận thức dựa trên chú tâm 63 (68,50) 14 (15,20) 15 (16,30) DBT: Hành vi biện chứng 65 (70,70) 10 (10,90) 17 (18,50)

RP: Phòng ngừa tái phát 69 (75) 14 (15,20) 9 (9,80)

Dựa vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy tỉ lệ các nhà chú tâm thực hành chú tâm trong trị liệu rất thấp. Ở bài tập chú tâm, chỉ có 36% nhà trị liệu sử dụng thường xuyên bài tập chú tâm hơi thở, các bài tập đứng thứ 2 và thứ 3 là chú tâm vào âm thanh và cảm giác cảm xúc chỉ có khoảng 20 nhà trị liệu thường xuyên sử dụng. Thậm chí những bài tập thiền đi chỉ có 3 nhà trị liệu chọn là hay sử dụng trong trị liệu cho thân chủ. Với các liệu pháp có kết hợp chú tâm, tỉ lệ lại càng thấp hơn khi chỉ có 15 người là thường xuyên sử dụng MBCT – trị liệu nhận thức kết hợp chú tâm và 17 người hay sử dụng liệu pháp hành vi biện chứng trong trị liệu. Có thể thấy những nhà tâm lý biết và hiểu lý thuyết về chú tâm khá thấp nhưng những người thực sự nắm rõ và thực hành thường xuyên thì lại càng thấp hơn.

Kết hợp với bảng số liệu các bài tập chú tâm và liệu pháp chú tâm nhà trị liệu tâm lý sử dụng cho bản thân, chúng tôi nhận thấy những loại bài tập hay liệu pháp nào được nhà trị liệu dùng cho bản thân nhiều thì cũng có xu hướng được sử dụng nhiều trong trị liệu. Số lượng nhà trị liệu sử dụng chú tâm cho bản thân nhiều hơn cho thân chủ trong trị liệu, như vậy, các nhà tâm lý Việt Nam cũng khá cẩn thận khi có xu hướng phải luyện tập và sử dụng thường xun cho chính mình trước khi sử dụng thường xun cho thân chủ. Tương tự, những bài tập chú tâm nào nhà chú tâm ít dùng cho bản thân nhất thì cũng ít sử dụng trong trị liệu nhất (bài tâp thiền đi và liệu pháp có kết hợp chú tâm).

Trên thực tế, đây cũng là điều khá dễ hiểu vì ở Việt Nam, các chương trình đào tạo chưa bài bản và chưa có một chương trình đào tạo nào đủ chuyên sâu, tổng quát, đầy đủ về chú tâm mà chủ yếu là những khóa đào tạo nhỏ lẻ, rời rạc nhằm mục đích giới thiệu sơ qua về chú tâm. Bởi vậy, các nhà tâm lý chỉ nắm được những khía cạnh rời rạc khác nhau về đặc điểm của chú tâm và cũng thực hành các bài tập hay liệu pháp rất ít do khơng có đủ kiến thức chuyên môn. Việc thiếu hụt những kiến thức và kinh nghiệm thực hành này cũng là điều khá đáng tiếc vì vơ hình chung, các nhà tâm lý vẫn chưa nắm được một công cụ đắc lực trong trị liệu tâm lý.

3.4. Mối quan hệ giữa các đặc điểm của nhà tâm lý với mức độ thực hành chú tâm

Khi sử dụng test ANOVA cho các biến giới tính, tơn giáo, trình độ học vấn, nơi tốt nghiệp trường, tần suất trị liệu, nơi làm việc khơng có sự tác động đến yếu tố nhà trị liệu có thực hiện nhiều bài tập chú tâm cho bản thân hay không hay mức độ thực hành chú tâm trong trị liệu cũng khơng có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.17. Mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và mức độ thực hành chú tâm Tôn giáo Số lƣợng bài tập thực hành chú tâm Tôn giáo Số lƣợng bài tập thực hành chú tâm

cho bản thân Mức độ thực hành bài tập chú tâm trong trị liệu Mức độ thực hành liệu pháp dựa trên chú tâm trong trị liệu

Phật giáo

T= 2.04 T=8.73* T=7.67

Công giáo *: p<0.05 **: p<0.01

Tuy vậy, khi thực hiện T-Test để so sánh ĐTB giữa các biến về thực hành chú tâm trong nhóm tơn giáo, chúng tơi nhận thấy sự khác biệt giữa nhóm Phật Giáo và Cơng giáo, cụ thể như sau: ĐTB về mức độ sử dụng bài tập chú tâm ở các nhà trị liệu có niềm tin tôn giáo là Phật giáo là 5.8 trong khi ĐTB ở các nhà trị liệu tâm lý có niềm tin Công giáo là 2.2. (p<0.05), thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở hai nhóm này.Những nhà trị liệu có niềm tin Phật giáo có mức độ sử dụng nhiều bài tập chú tâm cho bản thân hơn nhóm nhà trị liệu có niềm tin Cơng giáo.

Điều này có thể được lý giải do chú tâm có nguồn gốc từ Phật giáo, về mặt tư tưởng có rất nhiều nét tương đồng, họ cũng có thể tìm thấy những tài liệu về chú tâm trong sách viết về Phật giáo, bởi vậy, những nhà trị liệu có niềm tin Phật giáo thường dễ tiếp cận và chấp nhận liệu pháp này hơn.

nhãn, về tinh thần bình đẳng, yêu thương, chấp nhận. Gần đây, những tư tưởng hiện pháp lạc trú của thiền sư Nhất Hạnh cũng đã khá quen thuộc với những nhà trị liệu tâm lý có quan tâm đến Phật giáo.Thiền sư cũng có khá nhiều cuốn sách nói về chú tâm – mindfulness và cách áp dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày hay trong quá trình thiền tập.Như vậy, tìm hiểu chú tâm từ nguồn cội của nó cũng là một cách hay để hiểu đúng về chú tâm và để áp dụng chúng phù hợp.

Như vậy, yếu tố tôn giáo cũng sẽ gây tác động đến sự chọn lựa các bài tập thực hành chú tâm của các nhà trị liệu.

Bảng 3.18. Mối quan hệ giữa nơi tốt nghiệp và mức độ thực hành chú tâm Tốt nghiệp trƣờng Số lƣợng bài tập thực Tốt nghiệp trƣờng Số lƣợng bài tập thực

hành chú tâm cho bản thân

Mức độ thực hành bài tập chú tâm trong trị liệu

Mức độ thực hành liệu pháp dựa trên chú tâm trong trị liệu

Đại học Giáo dục

T=0.03 T=2.12 T=4.65*

Đại học Văn Hiến *: p<0.05 **: p<0.01

Khi so sánh cụ thể ĐTB giữa các nơi tốt nghiệp bằng T-Test, chúng tơi nhận thấy có sự khác biệt giữa nhóm các nhà trị liệu tốt nghiệp từ đại học Giáo dục và đại học Văn Hiến. Xét về mức độ sử dụng liệu pháp có chú tâm, nhà trị liệu tốt nghiệp từ đại học Giáo dục có ĐTB là 2,7 trong khi nhà trị liệu tốt nghiệp từ Đại học Văn Hiến có ĐTB là 0,75 (p<0.05). Như vậy các nhà trị liệu tốt nghiệp từ trường đại học Giáo dục có xu hướng sử dụng nhiều liệu pháp có chú tâm hơn các nhà trị liệu từ trường đại học Văn Hiến.

Điều này có thể dễ hiểu vì hầu hết các nhà trị liệu tốt nghiệp đại học Giáo dục đều từ chương trình thạc sỹ trong khi ở đại học Văn Hiến vẫn có nhiều người tốt nghiệp cử nhân tâm lý và trong chương trình học ở đại học chưa có nhiều cơ hội để tìm hiểu về liệu pháp này. Một yếu tố nữa là chương trình thạc sỹ ở Đại học Giáo dục cũng đã nhắc đến liệu pháp trị liệu tâm lý trong môn các lý thuyết trị liệu, giúp cho các học viên có cái nhìn tổng quan về liệu pháp chú tâm, tuy chưa thực sự chuyên sâu và đầy đủ nhưng cũng là nền tảng để các học viên có thể tự tìm hiểu đào sâu để thực hành.

Các so sánh khác giữa các nhóm nhà trị liệu tốt nghiệp từ các trường khác đều ra kết quả với p>0.05 và không mang ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.19. Mối quan hệ giữa số năm kinh nghiệm, số năm thực hành chú tâm, nhận thức về chú tâm với mức độ sử dụng chú tâm

Đặc điểm nhà tâm lý Số lƣợng bài tập thực hành chú tâm cho bản thân

Mức độ thực hành bài tập chú tâm trong trị liệu

Mức độ thực hành liệu pháp dựa trên chú tâm trong trị liệu

Tổng 89 94 91

Số năm kinh nghiệm trị liệu r=0.04 r=0.1 r=0.11

Số năm thực hành chú tâm r=0.34** r=0.54** r=0.44**

Mức độ nhận thức chú tâm r=0.55** r=0.77** r=0.62**

*: p<0.05 **: p<0.01

Xét các biến tương quan, ta có thể thấy biến tuổi, biến năm kinh nghiệm trị liệu và các biến về thực hành chú tâm có tương quan thuận nhưng ở mức thấp. Chỉ có biến kinh nghiệm thực hành chú tâm và nhận thức chú tâm là có tương quan thuận ở mức cao (p<0,01). Như vậy, yếu tố quyết định mức độ thực hành chú tâm nhiều là khi nhà chú tâm có nhận thức tốt về liệu pháp chú tâm và cũng có nhiều năm thực hành chú tâm.Càng có kiến thức tốt về chú tâm bao nhiêu, nhà trị liệu càng có xu hướng muốn thực hành chú tâm cho bản thân và cho thân chủ trong trị liệu bấy nhiêu.

Bảng 3.20. Mối quan hệ giữa nơi đào tạo chú tâm và mức độ thực hành chú tâm

Nơi đào tạo chú tâm

Số lượng bài tập thực hành chú tâm cho bản thân Mức độ thực hành bài tập chú tâm trong trị liệu Mức độ thực hành liệu pháp dựa trên chú tâm trong trị liệu

Tổng 89 94 91

Môi trường học thuật F=3.19 F=4.89* F=4.53*

Nơi làm việc F=0.75 F=0.97 F=3.24 Tổ chức tôn giáo F=6.23* F=0.54 F=0.001 Tổ chức giáo dục F=0.11 F=1.69 F=3.57 Tự học F=0.37 F=0.06 F=2.28 *: p<0.05 **: p<0.01

Nơi đào tạo chú tâm cũng là yếu tố tác động đến biến thực hành chú tâm. Cụ thể, những nhà trị liệu được đào tạo từ mơi trường học thuật có xu hướng thực hành các bài tập chú tâm và các liệu pháp có chú tâm trong trị liệu nhiều hơn (p<0,05) trong khi những nhà trị liệu học chú tâm từ tổ chức tơn giáo lại có xu hướng thực hành các bài tập trị liệu cho bản thân nhiều hơn (p<0,05).

Có thể nói, những nhà trị liệu đào tạo từ mơi trường học thuật có xu hướng áp dụng các lý thuyết mình đã học vào thực tế nhiều hơn vì họ coi liệu pháp như một công cụ

để thực hành với thân chủ và để giúp cho thân chủ giải quyết vấn đề của họ chứ nhà trị liệu khơng có rối loạn về tâm lý thì khơng cần phải áp dụng liệu pháp này để điều trị. Ngược lại, trong khi những nhà trị liệu tìm hiểu từ các tổ chức tơn giáo lại muốn thực hành với bản thân hơn, có thể vì họ đến với liệu pháp chú tâm như một phương pháp dành cho bản thân để định tâm trước khi để áp dụng cho người khác. Họ có thể tìm đến chú tâm chỉ là một trong những con đường mà Phật giáo chỉ ra để áp dụng cho chính mình trước khi thấy nó có ích lợi với cả người bình thường cho đến những người có rối loạn.

3.5. Một vài quan điểm của nhà trị liệu về liệu pháp chú tâm

Quan điểm về cách dịch ―mindfulness‖ sang tiếng Việt

Có 90 nhà trị liệu tâm lý trả lời câu hỏi về cách dịch mindfulness, một người có thể chọn nhiều đáp án. Trong số 7 đáp án được đưa ra, có hai cách dịch được nhiều người lựa chọn nhất là: ―chú tâm‖ (58 người lựa chọn) và ―chánh niệm/chính niệm‖ (56 người lựa chọn). Cách dịch ―chánh niệm/ chính niệm‖ là cách dịch đã có từ trước, xuất phát từ Phật giáo. Thông thường, trong miền nam sẽ sử dụng cách gọi chánh niệm nhiều hơn do ảnh hưởng của tiếng địa phương và cũng có rất nhiều tài liệu Phật giáo đề cập khái niệm chánh niệm khi nói đến mindfulness. Cách gọi chú tâm cũng được nhiều người chọn lựa có thể vì khoảng gần 1/3 các nhà trị liệu tham gia nghiên cứu tốt nghiệp từ trường đại học Giáo dục, do vậy, khái niệm chú tâm, vốn được đưa vào trong chương trình giảng dạy nên đã khá quen thuộc với các nhà trị liệu. Tuy vậy, một xu hướng mới hiện nay khi ngoại ngữ không phải là rào cản đối với các nhà trị liệu tâm lý là người ta thường giữ nguyên cụm từ mindfulness mà không sử dụng từ dịch để thay thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý việt nam về liệu pháp trị liệu chú tâm luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 70 - 76)