Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý việt nam về liệu pháp trị liệu chú tâm luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 45 - 48)

CHƢƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Chúng tơi sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu nhận thức về liệu pháp chú tâm của các nhà trị liệu tâm lý Việt Nam. Bảng hỏi được thiết kế dựa trên mơ hình nhận thức của B.S.Bloom ở ba mức đầu tiên: biết, hiểu, vận dụng và được bổ sung thêm một số câu hỏi về quan điểm, ý kiến cá nhân của khách thể. Bảng hỏi đã được điều tra thử trên mẫu nhà trị liệu tâm lý trước khi đưa ra đo chính thức ở mẫu sinh viên nghiên cứu. Chi tiết bảng hỏi được trình bày ở phần phụ lục.

Phiếu hỏi được chia làm hai phần:

Phần 1 bao gồm những câu hỏi thông tin cơ bản về nhà tâm lý: Giới tính, Tuổi, Niềm tin tơn giáo, Nền tảng học vấn (trình độ học vấn và chuyên ngành học), Trường tốt nghiệp, Số năm kinh nghiệm làm trị liệu tâm lý, Tần suất thực hành trị liệu tâm lý, Môi trường làm việc hiện nay.

Phần 2:

Các câu hỏi tìm hiểu về khả năng biết và hiểu của nhà trị liệu tâm lý về chú tâm: câu 1a, câu 4, câu 5, câu 6, câu 8, câu 10, câu 11, câu 12a, câu 12c, câu 12f, câu 12g, câu 12h, câu 12i, câu 12j, câu 12l, câu 12k, câu 12m, câu 12o, câu 12q.

Các câu hỏi tìm hiểu về mức độ thực hành chú tâm của nhà trị liệu tâm lý: câu 1b, câu 1c, câu 10, câu 11

Các câu hỏi tìm hiểu về quan điểm của nhà trị liệu tâm lý về liệu pháp chú tâm và các thơng tin có liên quan: câu 2, câu 3, câu 7, câu 9, câu 10, câu 11, câu 12b, câu 12d, câu 12e, câu 12n, câu 12 p.

Cách thức tính điểm:

- Câu 1a: Tìm hiểu về khả năng biết về chú tâm của nhà trị liệu tâm lý: Mức độ không biết: 0 điểm, Biết một chút: 1 điểm, Biết tương đối: 2 điểm, Nắm rất rõ: 3 điểm.

- Câu 1b: Tìm hiểu về mức độ sử dụng chú tâm: tích Có được 1 điểm

- Câu 4: Tìm hiểu về mức độ hiểu của nhà trị liệu tâm lý về định nghĩa của chú tâm: Chọn đáp án số 2 được 1 điểm, các đáp án còn lại 0 điểm.

- Câu 5: Tìm hiểu về mức độ biết của nhà tâm lý về những rối loạn tâm lý mà chú tâm có thể được áp dụng: Với các câu 5a, 5b, 5d, 5f, 5g, 5h, 5i: Đáp án Đồng ý: 2 điểm, Phần nào đồng ý: 1 điểm, Không biết: 0 điểm. Phần nào không đồng ý: -1 điểm và Không đồng ý: -2 điểm. Với các câu 5c, 5e, 5k, 5j: Đáp án Không đồng ý: 2 điểm, Phần nào không đồng ý: 1 điểm, Không biết: 0 điểm, Phần nào đồng ý: -1 điểm, Đồng ý: -2 điểm.

- Câu 6: Mức độ hiểu về các đặc điểm, tính chất của trị liệu chú tâm: Chọn đáp án số 2, 3, 5, 7, 9 được 1 điểm cho mỗi đáp án, nếu chọn một trong các đáp án còn lại, mỗi đáp án được -1 điểm.

- Câu 8: Tìm hiểu về mức độ hiểu để thực hành chú tâm hơi thở: nếu sắp xếp đúng thứ tự: 1 điểm, nếu không sắp xếp đúng: 0 điểm

- Câu 10: Tìm hiểu về mức độ biết và sử dụng, sử dụng cho chính bản thân nhà trị liệu và nhu cầu đào tạo về các bài tập chú tâm cụ thể:

Mức độ biết: Khơng biết: 0 điểm, Có biết: 1 điểm, Nắm rõ: 2 điểm.

Mức độ sử dụng: Chưa từng sử dụng: 0 điểm, Hiếm khi sử dụng: 1 điểm, Thường xuyên sử dụng: 2 điểm. Sử dụng cho bản thân: 1 điểm

Nhu cầu đào tạo: Không quan tâm: 0 điểm, Khá quan tâm: 1 điểm, Rất quan tâm: 2 điểm - Câu 11: Tìm hiểu về mức độ biết và sử dụng, sử dụng cho chính bản thân nhà trị liệu và nhu cầu đào tạo về liệu pháp có áp dụng chú tâm cụ thể:

Mức độ biết: Khơng biết: 0 điểm, Có biết: 1 điểm, Nắm rõ: 2 điểm.

Mức độ sử dụng: Chưa từng sử dụng: 0 điểm, Hiếm khi sử dụng: 1 điểm, Thường xuyên sử dụng: 2 điểm. Sử dụng cho bản thân: 1 điểm

Nhu cầu đào tạo: Không quan tâm: 0 điểm, Khá quan tâm: 1 điểm, Rất quan tâm: 2 điểm - Câu 12: Tìm hiểu về mức độ hiểu về lợi ích của chú tâm, các quan điểm cá nhân về chú tâm:

Với các câu 12a, 12g, 12i, 12j, 12l, chọn đáp án Đúng: 1 điểm, Không chắc chắn: 0 điểm, Sai: -1 điểm.

Với các câu 12c, 12f, 12h, 12k, 12m, 12o, 12 q chọn đáp án Sai: 1 điểm, Không chắc chắn: 0 điểm, Đúng: -1 điểm

Độ hiệu lực của bảng hỏi:

- Việc điều tra dữ liệu ở nhiều thành phố, nhiều tổ chức khác nhau nơi các nhà trị liệu sinh sống và làm việc trên cả nước sẽ giúp độ hiệu lực bên ngoài của nghiên cứu tốt.

- Bảng hỏi dùng trong nghiên cứu này được tham khảo từ nhiều bảng hỏi khác nhau như bảng hỏi Medical and Psychology Students’ knowlegde of and Attitudes towards

Mindfulness as a Clinical Intervention được dùng để điều tra về kiến thức và thái độ

của sinh viên y khoa và tâm lý về liệu pháp chú tâm ở trường đại học Monash và Deakin, bảng hỏi Mindfulness in Couselor education: Student perceptions of training and exposure dùng để đo nhận thức của sinh việc về chương trình đào tạo chú tâm

trong giáo dục tham vấn, các câu hỏi phỏng vấn trường hợp được tham khảo từ bảng hỏi The experience of mindfulness from the perspective of advanced meditators – a multiple case study nghiên cứu về những trải nghiệm về chú tâm của những nhà tâm lý

đã có trên 10 năm kinh nghiệm về thực hành chú tâm. Hai bảng hỏi đầu tiên được tham khảo để xây dựng lên bảng hỏi điều tra và bảng hỏi còn lại được sử dụng để xây dựng các câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc. Để tăng độ hiệu lực và giảm sự sai sót trong q trình chuyển ngữ, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm bảng hỏi trên một

nhóm khoảng 10 người, bao gồm cả những người có chuyên ngành về tâm lý và những người chưa biết nhiều về lĩnh vực này, sau đó ghi chép lại những thắc mắc của họ trong quá trình làm bảng hỏi để từ đó điều chỉnh bảng hỏi cho dễ hiểu, cách dùng từ hợp lí hơn. Vì vậy, độ hiệu lực bên trong của nghiên cứu cao vì đã bảng hỏi đã đo được cái cần đo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý việt nam về liệu pháp trị liệu chú tâm luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)