CHƯƠNG 3 : ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
3.2.1. Dân tộc, dân số, lao động và phân bố dân cư
3.2.1.1. Dân tộc
Trên địa bàn xã Co Mạ có 3 dân tộc sinh sống: H’Mông, Thái, Khơ Mú. Trong đó, dân tộc H’Mông khoảng 4.633 người, chiếm 82.6%; Thái khoảng 768 người, chiếm 13.7%; Khơ Mú khoảng 135 người, chiếm 2.4%.
3.2.1.2. Dân số lao động và phân bố dân cư
- Dân số và lao động: Tổng dân số trên địa bàn xã là 5.605 người, sinh sống trong 22 bản, với 2.803 lao động. Mật độ dân số bình quân 25 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm 3,2%.
- Phân bố dân cư trong địa bàn xã Co Mạ không đồng đều, nơi đông dân cư tập trung nhất chủ yếu vẫn là là khu trung tâm xã, cơ sở hạ tầng vẫn mang nặng phong tục tập quán sinh sống của từng dân tộc. Người H’Mơng vẫn có phong tục làm nhà ở trên núi cao, ở các khu vùng sâu nơi có đất sản xuất. Do vậy, xác định khu vực ranh giới dân cư rất khó khăn, đồng thời cũng khó bố trí các cơng trình công cộng và phát triển mạng lưới giao thông, mạng lưới điện. Nhân khẩu và lao động của xã Co Mạ và 2 bản điều tra được tổng hợp trong bảng 3.2.
Bảng 3.2: Dân số lao động xã Co Mạ
Tên xã Số
thôn Số hộ Nhân khẩu Lao động
Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng
Co Mạ 22 918 2.902 2.703 5.605 1.600 1.203 2.803
Bản Co Mạ 66 183 175 358 128 107 235
Bản Hua Lương 31 99 91 190 56 47 103
(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội xã Co Mạ năm 2011)
3.2.2. Thực trạng kinh tế
Sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ lệ cao (94,5%), tỷ trọng sản xuất lâm nghiệp còn nhỏ, du lịch chậm phát triển. Nhìn chung, trong khu vực nền kinh tế bắt đầu chuyển từ tự cung, tự cấp, sang sản xuất hàng hố nhưng cần có sự chuyển đổi cơ cấu thật nhanh, mới có thể tiến kịp và hội nhập với các xã khác trong huyện và tỉnh.
3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp
Dân cư trong xã sống chủ yếu bằng nghề nông, chiếm 94,5%, với tập quán canh tác trồng ngô, trồng lúa nương, lúa nước, săn bắn và chăn nuôi.
- Trồng trọt: các loại cây trồng chính gồm Ngơ, lúa nương, lúa nước, canh tác chủ yếu theo tập quán canh tác truyền thống quảng canh, năng suất thấp. Bình quân lương thực đầu người là 250kg/năm.
- Chăn nuôi: Chăn nuôi là nguồn thu nhập quan trọng sau trồng trọt của nhiều hộ gia đình trong xã Co Mạ. Theo báo cáo tổng kết kinh tế xã hội năm 2011, số lượng vật ni cụ thể: + Trâu: 699 con + Bị: 897 con + Ngựa: 58 con + Lợn: 2.540 con + Dê: 746 con + Tổng đàn gia cầm: 4.893 con
Tính bình qn trong xã, mỗi hộ gia đình có từ 1 – 2 con trâu hoặc bị, 2 – 3 con lợn, nhưng chăn nuôi không đều giữa các HGĐ mà tập trung nhiều hơn ở các hộ có điều kiện kinh tế khá giả. Ngồi việc cung cấp sức kéo, cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng của gia đình, một số hộ có thu nhập khá từ nghề chăn ni.
3.2.2.2. Sản xuất lâm nghiệp
- Công tác trồng rừng: Mới được thực hiện trong khoảng 10 năm gần đây, bước đầu đã đạt kết quả tốt, cho đến nay diện tích trồng mới được trên 300 ha rừng Thông mã vĩ và Sơn tra (Dự án 661, KFW7, Công ty Thanh Tùng).
- Công tác bảo vệ rừng: Công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng được quan tâm chỉ đạo, chính quyền xã phối hợp với lực lượng kiểm lâm huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ và phát triển vốn rừng.
3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng
3.2.3.1. Giao thông
- Tuyến 1: Đường tỉnh lộ 108 từ ngã ba Nông Cốc đến trung tâm xã Co Mạ khoảng 20 km.
- Tuyến 2: Từ ngã ba Nong vai đến giáp xã Co Tòng khoảng 10 km. - Tuyến 3: Từ bản Pha Khuông đến xã Long Hẹ dài 7 km.
- Tuyến 4: Từ trung tâm xã Co Mạ đến giáp xã Mường Bám là 20 km.
Tuy mạng lưới giao thông liên xã khá thuận lợi nhưng tuyến đường giao thông liên bản dài khoảng 60 km đi lại rất khó khăn, gây cản trở cho đi lại và giao thương giữa các bản.
3.2.3.2. Y Tế
Lĩnh vực Y Tế cũng được quan tâm, công tác khám, chữa bệnh, và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều cố gắng, Trạm Y tế xã đã tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em. Tổng số đã khám năm 2011 trên 218 lượt người, trong đó: trẻ em là 28 lượt người, sản phụ 84 lượt người.
3.2.3.3. Giáo dục
Công tác giáo dục đào tạo trong xã được quan tâm phát triển mạnh, Hệ thống giáo dục trong xã đã có các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông, đội ngũ giáo viên cơ bản được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, tổng số giáo viên hiện có là 103 thầy, cơ và số lượng học sinh toàn xã là 1.696 em. Tỷ lệ học sinh đến trường đạt từ 95 - 96%, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên.
Đến nay, xã đã có 1 trường trung học phổ thơng, 1 trường trung học cơ sở, 2 trường tiểu học và 1 trường mầm non.
3.2.3.4. Đời sống văn hoá xã hội
Co Mạ là xã trung tâm của 6 xã vùng cao của huyện Thuận Châu, có đường ơ tơ trải nhựa đến trung tâm xã, đời sống nhân dân ở đây từng bước được nâng lên rõ rệt, có mạng lưới điện đến 70% các bản trong xã, hầu hết người dân được xem ti vi.
Nhận xét chung:
- Xã Co Mạ là xã vùng sâu vùng xa của huyện Thuận Châu được hưởng Chương trình 135 của nhà nước. Đời sống rất khó khăn, tỷ lệ đói nghèo chiếm 65%, cơ sở hạ tầng và trình độ dân trí cịn nhiều hạn chế.
- Cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp với tập quán canh tác lạc hậu, trình độ thâm canh khơng cao nên năng suất cây trồng vật nuôi thấp.
- Nền kinh tế vẫn mang tính tự cung, tự cấp, sản phẩm hàng hố chủ yếu là từ nông nghiệp và từ rừng tự nhiên, như gỗ, động vật hoang dã, các lâm sản phụ khác,… Đời sống người dân đa phần dựa vào tự nhiên, đây chính là sức ép lớn đối với môi trường sinh thái. Để bảo vệ rừng, cần phải có giải pháp phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân trong xã.
- Nguồn quỹ đất chưa sử dụng tương đối lớn với 4.170 ha, chiếm 28,34% tổng diện tích tự nhiên, đây là tiềm năng cần có giải pháp về cây trồng, tăng độ che phủ mặt đất, tăng nguồn thu nhập cho người dân.