CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC HTCT HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG
4.5.2. xuất giải pháp
4.5.2.1. Giải pháp khoa học - kỹ thuật
Giải pháp khoa học – kỹ thuật được xây dựng dựa trên việc xác định các loài cây trồng tiềm năng tại khu vực nghiên cứu có sự tham gia của người dân; thiết kế các HTCT phải đảm bảo các yếu tố:
- Có sức sản xuất cao, tạo ra nhiều loại sản phẩm: sản xuất các lợi ích trực tiếp như lương thực, thức ăn gia súc, chất đốt, sợi, gỗ, cừ cột và xây dựng, các sản phẩm khác như mủ, nhựa, dầu thực vật, thuốc trị bệnh thực vật,...
- Mang lại các lợi ích gián tiếp như bảo tồn đất và nước, cải tạo độ phì của đất, cải thiện điều kiện tiểu khí hậu (băng phịng hộ, che bóng, làm hàng cây xanh,...), gia tăng thu nhập của nơng dân.
- Sản xuất mang tính bền vững, áp dụng các kỹ thuật bảo tồn đất và nước để đảm bảo sức sản xuất lâu dài.
- Mức độ chấp nhận của nông dân: Kỹ thuật phải phù hợp với văn hố (tương thích với phong tục, tập qn, tín ngưỡng của nơng dân). Để đảm bảo sự chấp nhận cao, nông dân phải được tham gia trực tiếp vào lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện các HTCT bền vững.
a) Các loài cây trồng thân gỗ tiềm năng
Việc xác định cây trồng tiềm năng nhằm so sánh, lựa chọn một số loài cây đã được trồng tại khu vực nghiên cứu, cho hiệu quả kinh tế cao, nhưng trồng phổ biến hoặc chưa có biện pháp canh tác bền vững như NLKH. Đề tài sử dụng công cụ lập ma trận trong phương pháp Đánh giá nơng thơn có sự tham gia PRA để đánh giá mức độ ưu tiên cho từng loài cây, kết quả được tổng hợp trong bảng 4.14.
Bảng 4.14: Bảng tổng hợp cho điểm các loài cây trồng thân gỗ tiềm năng TT Tên tiêu chí Mức cho điểm Loài cây Sơn tra Chè shan Hồng Chanh bản địa Ĩc chó Lê bản địa 1 Hiệu quả kinh tế 9-10: Kinh tế cao 8-5: Kinh tế trung bình 4-1: Kinh tế kém 9 7 5 6 8 5 2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 10: Rất dễ bán 5-6: Tương đối dễ bán 4-1: Khó bán, khơng bán được. 9 4 5 8 4 6 3 Dễ kiếm giống 9-10: Rất dễ kiếm giống 5-6: Tương đối dễ kiếm giống 4-1: Khó kiếm giống 10 6 7 9 4 5 3 Kỹ thuật trồng 10: Rất dễ trồng 5-6: Tương đối dễ trồng 4-0: Khó trồng 8 7 7 8 7 7
4 Nhanh cho thu hoạch
9-10: Rất nhanh cho thu hoạch 5-6: Tương đối nhanh
4-1: Lâu 8 7 7 9 8 6 5 Đầu tư 9-10: Thấp 5-6: Cao 4-1: Rất cao 9 7 7 8 7 8 6 Sâu bệnh hại 9-10: Rất ít sâu bệnh hại 5-6: ít sâu bệnh 1-4: Nhiều sâu bệnh 8 8 8 7 8 8 7 Phù hợp với lập địa của khu vực 9-10: Rất phù hợp 5-6: Phù hợp 1-4: Không phù hợp 9 9 6 6 8 7 8 Cho nhiều loại sản phẩm 9-10: Cho 2-3 loại sản phẩm 5-6: Cho 1 loại sản phẩm 4-1: Cho duy nhất 1 sản phẩm 9 7 6 6 9 9 9 Tác dụng phòng hộ 9-10: Phịng hộ tốt 5-6: Phịng hộ trung bình 4-1: Ít có tác dụng phịng hộ 9 8 7 7 9 9 10 Tác dụng cải tạo đất 9-10: Cải tạo đất tốt 5-6: Cải tạo đất trung bình 4-1: Ít cải tạo đất 11 Người dân ưa thích 9-10: Rất ưa thích 5-6: Ưa thích 4-1: Khơng ưa thích 9 5 7 8 5 6 Tổng điểm 97 75 72 82 77 76 Thứ tự ưu tiên 1 5 6 2 3 4
Kết quả điều tra cho thấy, các loài cây người dân lựa chọn theo thứ tự ưu tiên gồm: Sơn tra, Chanh bản địa, Ĩc chó/Hồ đào, Lê bản địa, Chè shan, Hồng giòn. Lý do lựa chọn được đưa ra như sau:
- Sơn tra: Sơn tra là cây bản địa, mọc phân tán trong rừng tự nhiên từ độ cao
1200m so với mực nước biển trở lên. Trước đây, người dân thường vào rừng thu hái đem bán tại các chợ trung tâm huyện và thị xã. Trong những năm gần đây cây Sơn tra được một số dự án như 661, KFW7, Doanh nghiệp Thanh Tùng đưa vào trồng với mục đích trồng rừng phịng hộ thuần lồi trên những diện tích đất trống đồi núi trọc và tăng thu nhập cho bà con từ thu hoạch quả. Có thể nói, Sơn tra là lồi cây đem lại thu nhập cao cho bà con đồng bào vùng cao, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, nhưng cần điều chỉnh giảm mật độ tại những diện tích 2500 cây/ha để tăng năng suất quả, cần trồng xen các lồi cây dưới tán để tận dụng khơng gian dinh dưỡng, tăng thu nhập. Mong muốn của bà con là tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ dự án để sau này có thể phát triển kinh tế từ loài cây này.
- Chanh bản địa: Là loài cây thân gỗ nhỏ, thường được trồng phân tán quanh
vườn nhà phục vụ nhu cầu tại chỗ của gia đình, có thể trồng trên những mảnh nương có độ dốc vừa phải kết hợp với cây lương thực. Giống chanh này rất thích hợp với điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu, được người dân đem về trồng từ lâu đời, quả to (8 – 10 quả/kg), nhiều nước, đặc biệt có thể giữ trên cây trong thời gian dài để ăn dần. Giá bán Chanh bản địa tại thị trường địa phương 15.000 đ/kg và được ưa chuộng trên thị trường so với các loại chanh khác. Với loại Chanh này, người dân mong muốn được tập huấn kỹ thuật chiết, ghép để nhân giống, nhanh cho quả.
- Ĩc chó (Hồ đào): Là cây trồng có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, được đưa vào trồng tại khu vực nghiên cứu theo Dự án Cải tạo vườn tạp của tỉnh từ năm 1999. Cây lớn rất nhanh, tán rộng, sau 5 năm đã cho thu hoạch quả. Hiện tại, chiều cao của cây trung bình khoảng 7m, đường kính gốc có cây lên đến 40cm, cho thu hoạch khoảng 30 kg quả/cây. Trong q trình điều tra, người dân cho biết khơng biết cây này để làm gì, thấy hạt trong quả ăn được nên trẻ con thường hái ăn, chưa bao giờ bán, khi nghe nói giá 1kg hạt Ĩc chó tại thị trường Hà Nội lên đến 250.000đ/kg, bà con rất muốn mở rộng diện tích trồng cây này và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Lê bản địa (Mắc cọt theo tên gọi địa phương): Là cây bản địa thường mọc
lấy cây con từ rừng đem về trồng tại vườn nhà. Giá bán của quả này trên thị trường địa phương 8.000 – 10.000 đồng/kg, cây 10 tuổi có thể cho thu hoạch 40 kg quả/cây. Lồi cây này có thể trồng được trên nương rẫy có độ dốc cao. Cần được nghiên cứu về kỹ thuật ghép để cải thiện chất lượng quả, tạo tán giúp tăng năng suất, dễ thu hái.
- Chè shan và Hồng giịn khơng phải là giống cây bản địa, được đưa vào theo dự án cải tạo vườn tạp giống như cây Ĩc chó. Chè shan sinh trưởng tốt nhưng do diện tích trồng theo dự án ít, khơng tạo thành vùng ngun liệu tập trung, mặt khác dự án cũng không tập huấn kỹ thuật chế biến nên người dân không biết làm thế nào để bán được, do vậy nên nhiều người chưa mong muốn trồng. Hồng giòn cũng được trồng mỗi hộ 1 – 2 cây, hiện chỉ để ăn khơng bán được.
b) Các lồi cây lâm sản tiềm năng dưới tán rừng
Đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia để phỏng vấn những người có kinh nghiệm tại địa phương và tài liệu thứ cấp để thu thập thông tin, kết quả thu được tổng hợp trong bảng 4.15.
Bảng 4.15: Bảng danh mục các cây lâm sản dưới tán rừng tiềm năng
Stt Lồi cây
Người cung cấp thơng
tin
Thông tin
1 Thảo quả Cán bộ khuyến nơng huyện
Nguồn giống lấy tại Sìn Hồ - Lai Châu và Sa Pa – Lào Cai. Thảo quả được người dân tự xin giống về trồng, bước đầu cho thu hoạch, giá bán quả khô tại địa phương khoảng 150.000 đ/kg.
Thảo quả chỉ phát triển tốt tại những vùng có độ ẩm cao như ven khe suối, sinh trưởng tốt ở độ cao từ 1300m trở lên. Ở độ cao thấp hơn hoặc nơi khô hạn Thảo quả sinh trưởng kém, ra hoa quả thất thường. Độ cao tại Co Mạ từ 1000 – 1250m nên có rất ít diện tích trồng được Thảo quả, khó nhân rộng.
2 Cỏ nhung (Lan kim tuyến) Anoectoch ilus roxburghii Cán bộ khuyến nông huyện, Trần Quang Khải – Giảng viên Trường Đại học Tây Bắc.
Cỏ nhung là tên gọi do thương lái đặt, được người dân thu hái trong rừng tự nhiên, bán tại thị trường địa phương khoảng 1.500.000 đ/kg cả cây tươi nguyên rễ, thương lái mang tiêu thụ sang Trung Quốc, hiện người dân vẫn chưa biết dùng để làm gì. Cỏ nhung chính là Lan kim tuyến, một loại thảo dược quý hiếm tại VN, dùng để chữa các loại bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, yếu sinh lý, viêm thận, tim mạch,…
thấy ở độ cao 1250m trong rừng tự nhiên tại Co Mạ), màu sắc lá giống lớp thảm khơ nên rất khó phát hiện, thường mọc sát các gốc cây to, tầng thảm mục dầy, mọc phân tán từng cây một, mỗi cây thường có từ 2 – 3 lá, rất khó phát hiện để thu hái.
Công tác nhân giống đã được thực hiện tại Trường Đại học Tây Bắc, kết quả nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô bước đầu cho kết quả tương đối tốt. Lấy giống Cỏ nhung tự nhiên về trồng tại Thuận Châu, cây sinh trưởng tốt nhưng rất chậm, cần phải có những nghiên cứu nhân giống, trồng thử nghiệm trong nhà kính để theo dõi sinh trưởng của cây.
Nếu trồng đại trà cần có nguồn cung cấp giống, giá thể ni cây phù hợp. 3 Hoàng Đằng (Cây mật gấu) Fibraurea tinctoria Cán bộ khuyến nông huyện
Cây mật gấu có dạng thân leo, thường mọc ở độ cao trên 1000m. Đường kính thân có thể lên đến 10cm, dài hơn 10 m.
Cây mật gấu được người dân thu hái từ rừng tự nhiên, rễ cây, thân cây đều được người dân thu hái để bán, giá khoảng 30 – 50.000 đ/kg tùy địa phương.
Trong rừng tự nhiên, cây mật gấu sinh trưởng rất lâu, theo người dân có thể mất vài chục năm để cây có đường kính khoảng 10 cm.
Hiện nay, cây mật gấu cịn rất ít, chủ yếu cịn ở những vùng rừng già được bảo vệ tốt, xa khu dân cư. Nếu trồng, thời gian sinh trưởng của cây quá dài.
4 Sâm cau (tên địa phương) Người dân bản Cửa Rừng – Co Mạ
Cây có dạng thân thảo, cao khoảng 80cm, mọc nhiều dưới tán rừng, được người dân thu hái cả thân và rễ cây bán (giá 20.000đ/kg tại thị trường địa phương). Người dân nói rượu ngâm rễ cây này có tác dụng tráng dương. Rượu ngâm rễ cây có mùi thơm giống mùi sâm thường.
Sau đợt khảo sát có thu mua về để định loại nhưng chưa xác định được tên khoa học của cây, nên chưa thể đưa vào trồng thử nghiệm. Cây Sâm cau tra từ điển thực vật là lồi cây khác khơng giống cây sâm cau lấy tại địa phương.
5 Cây Công sơ lên (Chưa xác định được tên khoa học) Người dân bản Cửa Rừng – Co Mạ
Cây có dạng thân gỗ, cao khoảng 0,8 – 1 m, mọc dưới tán rừng tự nhiên trên độ cao từ 1000 m trở lên tại Co Mạ. Rễ cây người dân ngâm rượu có tác dụng tráng dương theo kiến thức bản địa. Người dân thu hái cả thân và rễ bán (giá 20.000đ/kg). Chưa được người dân đem về trồng. 6 Nghệ đen Curcuma zeodaria Người dân bản Co Mạ
Người dân trồng trên nương rẫy theo phương thức từng đám nhỏ. Nghệ đen người dân trồng chủ yếu dùng để cho nhu cầu chữa bệnh đau dạ dày của gia đình, ít đem bán.
Cây ưa sáng, phát triển tốt tại khu vực khảo sát, nhưng người dân không muốn trồng do khơng bán được. Cần
có giải pháp thị trường cho sản phẩm Nghệ đen. 7 Sa nhân tím Amomum Longiligul are Trạm trưởng Khuyến nơng Thuận Châu
Cây có phân bố tự nhiên tại Nam Trung Bộ, phù hợp với độ cao <800m. Tại Thuận Châu đã có một số hộ dân trồng ở xã Phỏng Lái, cây sinh trưởng tốt ở độ cao trên 1000 m, cho năng suất cao (TB khoảng 100kg quả/ha/năm). Giá bán sa nhân khô tại thị trường địa phương là 150.000đ/kg hạt khô.
Đại học Tây Bắc (Do GV Đinh Thị Hoa thực hiện) đã có nghiên cứu trồng thử nghiệm trên độ cao 900 m tại bản Nhộp, xã Chiềng Bôm – Thuận Châu, cây sinh trưởng tốt cả ở ngoài nương rẫy và dưới tán rừng (khơng che bóng cây sinh trưởng tốt hơn dưới tán rừng).
Trong kết quả nghiên cứu các loài cây lâm sản dưới tán ở bảng trên, có thể đưa vào gây trồng một số lồi như Sa nhân tím, Nghệ đen, Sâm cau, Công sơ lên, nhằm tăng độ che phủ đất, tận dụng không gian dinh dưỡng, tăng thêm nguồn thu cho người dân. Cần có các nghiên cứu giá trị dinh dưỡng, y học của cây Công sơ lên, Sâm cau.
c) Thiết kế các HTCT tiềm năng
Việc xây dựng các HTCT tiềm năng nhằm tìm ra giải pháp thay thế cho các HTCT nương rẫy độc canh tại khu vực nghiên cứu, giải quyết các vấn đề suy thoái tài nguyên đất và nước, tăng nguồn thu cải thiện đời sống cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Các HTCT tiềm năng được lựa chọn và phối trí phải đạt được các yếu tố bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, theo nguyên tắc:
- Trồng xen cây lâu năm và cây hàng năm. - Giảm tối đa việc đất bị nhiễu loạn, xáo trộn. - Mặt đất luôn được che phủ tối đa.
- Đa dạng hóa giống ngắn ngày.
- Quản lý dinh dưỡng và dịch hại tổng hợp.
Sự phối hợp giữa các loài cây trồng trên cùng diện tích cần phải lưu ý đến sự canh tranh dinh dưỡng giữa các loài về ánh sáng, nước, dinh dưỡng,… Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia và người dân, đề tài đưa ra một số mơ hình sau:
* PTCT 1: Sơn tra + Sa nhân tím (Hình 4.7)
Hình 4.7: Phối cảnh PTCT Sơn tra + Sa nhân tím
Mơ hình tiềm năng này được xây dựng trên cơ sở trồng bổ sung Sa nhân tím vào những diện tích Sơn tra đã trồng trong khu vực nghiên cứu. Sa nhân tím là lồi cây chịu bóng, có thể sinh trưởng tốt dưới tán rừng có độ tàn che 0,4 – 0,5, khi kết hợp trồng dưới tán Sơn tra sẽ tận dụng được khơng gian dinh dưỡng. Mặt khác, Sa nhân tím là lồi cây đẻ nhánh mạnh, thân khí sinh mọc phân tán, lưu niên, tán lá che phủ mặt đất rất tốt, hạn chế được xói mịn, tăng độ ẩm đất. Áp dụng mơ hình này, ngồi việc tăng thêm nguồn thu cho người dân, cịn có lợi ích bảo vệ môi trường rất tốt.
* PTCT 2: Chanh + Lúa nương + Dưa chuột bản địa (Hình 4.8)
Lúa nương + Dưa bản địa là PTCT nương rẫy truyền thống được bà con áp dụng từ lâu đời, đã cho thấy có hiệu quả kinh tế hơn PTCT lúa nương thuần loài. Dưa chuột bản địa ngoài việc cho quả cũng tăng cường khả năng giữ ẩm và che phủ mặt đất. PTCT này cũng có những bất cập khi thời gian gieo trồng trùng với thời điểm bắt đầu mùa mưa, cây còn nhỏ nên đất khơng được che phủ bị xói mịn mạnh. Việc bổ sung cây Chanh bản địa trồng thành hàng theo đường đồng mức sẽ giúp làm giảm xói mịn, lượng đất bị trơi sẽ tích tụ tại hàng bên dưới.
* PTCT 3: Sơn tra + Ngơ + Bí đỏ + cỏ chăn ni (Hình 4.9)
Hình 4.9: Phối cảnh PTCT Sơn tra + Ngơ + Bí đỏ + cỏ
PTCT này tương đối phức tạp nhưng sẽ tận dụng được tối đa không gian dinh dưỡng, sản phẩm thu hoạch đa dạng, giúp phá thế độc canh cây Ngô, đang là vấn đề