Tác động của nhóm nhân tố chính sách, xã hội

Một phần của tài liệu luan van chinh (toan 1) (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

4.2.3. Tác động của nhóm nhân tố chính sách, xã hội

Yếu tố chính sách, xã hội được nhận xét có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các HTCT với 74% số người được phỏng vấn cho rằng rất ảnh hưởng, thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Đặc điểm của HGĐ: được đánh giá là nhóm nhân tố xã hội ảnh hưởng sâu

sắc đến sự hình thành, phát triển các HTCT. 57% số người được phỏng vấn cho rằng rất ảnh hưởng, vì hơn ai hết họ hiểu rõ điều kiện, nhu cầu, hướng phát triển của

gia đình mình; 23,33% cho rằng ảnh hưởng ở mức độ trung bình, tỷ lệ trả lời ít ảnh hưởng là 20%, vì họ thấy các HGĐ khác nhau vẫn có những PTCT giống nhau.

- Tập quán canh tác: Tập quán canh tác của mỗi cộng đồng được hình thành

qua nhiều thế hệ, trong đó có sự đúc kết kinh nghiệm sản xuất được truyền lại từ đời này sang đời khác. Đối với nhiều cộng đồng, việc thay đổi tập quán canh tác là điều rất khó do quen làm theo kiểu truyền thống. Do vậy, tập quán canh tác là nhân tố xã hội được đánh giá ảnh hưởng lớn đến sự hình thành, phát triển các HTCT, với 73,33% số người nhận định rất ảnh hưởng, chỉ có 16,67% cho là ảnh hưởng trung bình và 10% số người cho là ít ảnh hưởng.

+ Tập quán canh tác ruộng bậc thang: Mặc dù tại khu vực nghiên cứu, HTCT

ruộng bậc thang mới chỉ hình thành sau năm 1954, khi cộng đồng người H’Mông quyết định định cư lâu dài, thay đổi tập quán du canh du cư, qua nhiều năm, nhiều kinh nghiệm sản xuất được tích lũy theo thời gian đã thành nét văn hóa, tri thức bản địa riêng của người H’Mông, như: kinh nghiệm chọn đất, cải tạo thành ruộng bậc thang, chọn ngày gieo cấy, phòng trừ sâu bệnh,… gắn liền với các lễ hội cầu mùa màng bội thu, cầu mưa,... Người dân đã biết vận dụng linh hoạt các kinh nghiệm canh tác lúa nước trên đất bằng vào đất dốc, do vậy đến nay HTCT ruộng bậc thang vẫn tồn tại và không thể thiếu đối với cộng đồng người H’Mông ở khu vực này.

+ Tập quán đốt nương làm rẫy: canh tác nương rẫy là một trong những PTCT tồn tại từ lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc H’Mơng nói riêng. Hình thức canh tác này khơng chỉ đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, vấn đề ln khó giải quyết ở vùng cao, mà cịn là HTCT truyền thống có quan hệ lâu đời với đời sống cư dân sống ở vùng cao cả về mặt văn hóa lẫn đời sống tinh thần. Tuy nhiên, nếu như trước đây, người H’Mông canh tác nương rẫy theo kiểu du canh du cư, hoặc luân canh bỏ hóa với thời gian bỏ hóa từ 10 - 12 năm, tạo cơ hội cho đất phục hồi lại dinh dưỡng, thì hiện nay, vì nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là vấn đề gia tăng dân số, thời gian bỏ hóa rút ngắn lại làm suy giảm tài nguyên đất nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái của khu vực.

thường có mục đích tạo sự có lợi cho người dân và có tác động lớn theo quy mơ. Xét trên khía cạnh sự hình thành và phát triển các HTCT, tác động này thể hiện rất rõ. Qua kết quả phỏng vấn, 91,67% số người cho rằng chính sách, chương trình, dự án rất ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển các HTCT, số còn lại cho rằng ảnh hưởng trung bình và ít ảnh hưởng, vì họ khơng muốn thay đổi. Điểm lại các chương trình, chính sách đã và đang triển khai tại địa phương có thể thấy rõ điều đó, thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Một số chương trình, chính sách, dự án tại xã Co Mạ

Stt Tên dự án Thời gian Nội dung

1 Chính sách

GĐGR 2003 - 2006 Giao đất giao rừng đến hộ gia đình và cộng đồng 2 Dự án 661 1999 - 2011 Đầu tư cho trồng rừng kết hợp với trồng cây lương

thực. 3 Dự án

KFW7 2010 - nay

Dự án đã hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật góp phần ổn định và nâng cao mức sống cho người dân.

Tác động của yếu tố chính sách đến sự hình thành và phát triển của HTCT thông qua các chương trình dự án:

+ Chính sách giao đất, giao rừng là cơ sở quan trọng để hình thành HTCT rừng trồng, thơng qua đó người dân đã có ý thức trong quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng có hiệu quả, người dân coi đó là đất của mình và được hưởng lợi từ rừng. Vì thế, các diện tích rừng hiện có ổn định hơn và những diện tích rừng trồng mới có khả năng tăng lên góp phần tạo nên tính ổn định của các HTCT rừng trồng.

+ Dự án 661 và KFW7 hỗ trợ người dân giống, phân bón và cơng chăm sóc trong một số năm đầu tiên đã nhận được sự ủng hộ của địa phương, HTCT rừng trồng được hình thành. Tuy mới triển khai nhưng một số diện tích của HTCT rừng trồng đã mang lại nguồn thu cho người dân như PTCT Sơn tra thuần loài.

+ Trong từng bước triển khai dự án, các hệ thống canh tác nương rẫy, rừng trồng... dần được hình thành và củng cố. Sự hỗ trợ của các chương trình, dự án làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng và phong phú hơn, bao gồm các loại cây ăn quả, cây lâm nghiệp,… làm cho hoạt động sản xuất nơng lâm nghiệp trên địa bàn có những

thay đổi đáng kể.

+ Tuy nhiên, công tác quy hoạch sử dụng đất của khu vực nghiên cứu còn nhiều điểm chưa phù hợp, còn gặp những hạn chế nhất định và chưa thực hiện tốt phân cấp đầu nguồn cho quy hoạch sử dụng đất. Chính vì vậy, cho dù những nơi có độ dốc khá cao một số hộ gia đình vẫn tiến hành canh tác nương rẫy và chưa có biện pháp bảo vệ đất thích hợp. Đây cũng là nguyên nhân gây nên diện tích rừng trồng manh mún, rải rác xen kẽ giữa rừng tự nhiên, rừng trồng, nương rẫy và đất trống… khơng đáp ứng được u cầu phịng hộ.

Tóm lại, 3 nhóm nhân tố chính: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính sách có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành và phát triển các HTCT của cộng đồng. Trong đó, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế đến sản xuất chủ yếu ở mặt bất lợi, các nhân tố xã hội, chính sách tạo cơ sở, điều kiện, để hình thành các HTCT. Đồng bào H’Mông thường ở những nơi hiểm trở, giao thơng đi lại khó khăn, đời sống mang tính tự cung tự cấp, các PTCT không đa dạng, chủ yếu là các PTCT nương rẫy, HTCT có tính bền vững như HTCT nơng lâm kết hợp chưa phổ biến tại khu vực. Khó khăn đối với cộng đồng sẽ càng lớn nếu như phải tự bươn trải, khơng có sự đầu tư, giúp đỡ của Nhà nước. Vì vậy, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến HTCT sẽ có ý nghĩa quan trọng để đề xuất tác động và giải pháp phát triển HTCT theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu luan van chinh (toan 1) (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)