CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HGĐ
4.3.4. Yếu tố giới trong sự hình thành và phát triển của các HTCT
Mỗi một gia đình, một cộng đồng, mỗi dân tộc thường có những đặc thù riêng về đảm nhận cơng việc giữa nam, nữ và lao động khác trong gia đình. Sự phân cơng cơng việc của gia đình thuần nông chủ yếu dựa trên sự phù hợp giữa mức độ nặng nhọc của công việc và sức khỏe của từng lao động. Nhưng phần lớn, phụ nữ phải tham gia nhiều công việc hơn đàn ông, như từ việc canh tác nương rẫy đến chăm sóc gia đình đều do người phụ nữ đảm nhận.
Trong đề tài, giới được đánh giá ảnh hưởng đến HTCT ở khía cạnh làm chủ hộ, trình độ học vấn và phân cơng lao động trong gia đình. Điều này có ý nghĩa xác định đối tượng cần tác động chính trong việc đề xuất các giải pháp phát triển HTCT hiệu quả, bền vững.
* Phân công lao động: Phân công lao động thể hiện qua các cơng việc chính trong sản xuất canh tác nơng nghiệp, gồm: Làm đất, chăm sóc, thu hoạch và bán sản phẩm. Kết quả điều tra được thể hiện trên hình 4.4.
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Làm đất Chăm sóc Thu hoạch Bán
60% 4% 8% 96% 12% 8% 0% 4% 0% 0% 0% 0% 28% 88% 92% 0% Đàn ơng Phụ nữ Trẻ em Tất cả
Hình 4.4: Biểu đồ phân cơng lao động xã Co Mạ
- Từ kết quả điều tra cho thấy, làm đất là khâu nặng nhọc trong canh tác nên là cơng việc chính của đàn ơng với 60% người được phỏng vấn cho rằng công việc này là của đàn ơng trong gia đình, chỉ có 28% số người trả lời cơng việc làm đất do
cả đàn ông và phụ nữ cùng làm.
- Cơng việc chăm sóc và thu hoạch hầu hết người được phỏng vấn trả lời do cả hai cùng làm với tỷ lệ tương ứng là 88% và 92%.
- Tiêu thụ sản phẩm lại do đàn ông chủ hộ đảm nhiệm chính với tỷ lệ 96%, chỉ 4% trả lời phụ nữ đảm nhiệm việc mang sản phẩm ra chợ bán. Điều này thể hiện việc phụ nữ tham gia quyết định các vấn đề trong gia đình cịn nhiều hạn chế, nguyên nhân một phần do phong tục tập qn, cịn lại chủ yếu là phụ nữ có trình độ học vấn thấp, hầu hết chưa đi học (tỷ lệ này là 72%).
- Trẻ em cũng là lao động thường xuyên trong gia đình, cùng tham gia chủ yếu vào các hoạt động chăm sóc và thu hoạch sản phẩm với tỷ lệ tương ứng là 20% và 40%.
Mặc dù trong khuôn khổ của đề tài chưa đi sâu nghiên cứu phân tích về vai trị của phụ nữ trong sản xuất trên tất cả các HTCT, nhưng cũng đã thể hiện phần nào sự phân công lao động giữa nam và nữ trong các hoạt động canh tác tương đối phù hợp. Nam giới đảm nhận các công việc nặng nhọc hơn như phát nương, làm đất, nữ giới làm các công việc nhẹ hơn như làm cỏ, chăm sóc cây trồng. Việc quyết định và bán sản phẩm do nam giới đảm nhận, xuất phát từ việc nữ giới ít có cơ hội tiếp cận thị trường, theo tập qn phụ nữ ít có vai trị quyết định các việc lớn trong gia đình. Do vậy, giải pháp đề xuất cần chú ý đến các đối tượng tác động là nam giới hoặc nữ giới để đạt hiệu quả cao.
* Chủ hộ: Trong tổng số hộ điều tra, có 12% số hộ có phụ nữ là chủ hộ, tập
trung nhiều ở độ tuổi 34 đến 36. Với trình độ học vấn 100% đã học qua tiểu học, các chủ hộ này cũng được đánh giá là có học tại khu vực nghiên cứu, nhưng với trình độ học vấn như vậy, các hộ này gặp khơng ít khó khăn trong việc tiếp nhận, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Như vậy, kết quả điều tra và phân tích số liệu cho thấy sự hình thành và phát triển của các HTCT có liên quan mật thiết đến điều kiện kinh tế xã hội của HGĐ. Những gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống trong một nhà, có tiềm lực đất đai nhiều hơn, có nhiều nhân lực, thường có nhiều PTCT hơn, có nhiều nguồn thu và khả
năng đầu tư cao hơn có tiềm năng để triển khai nhân rộng các PTCT hiệu quả. Các HGĐ trẻ thường là những HGĐ mới tách ra ở riêng, nguồn lực sản xuất khơng nhiều, kinh tế thường khó khăn, cần phải có giải pháp phù hợp để nâng cao thu nhập.