CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN LOẠI CÁC HTCT TẠI ĐỊA PHƯƠNG
4.1.2. Hiện trạng các hệ thống canh tác tại địa phương
4.1.2.1. Kết quả điều tra đi lát cắt
Kết quả thực hiện công cụ đi lát cắt của đề tài tại điểm nghiên cứu được tổng hợp và thể hiện ở hình 4.1.
TT Rừng Nhà + vườn nhà Ruộng bậc thang Nương rãy Rừng trồng
Loài cây
Rừng tự nhiên cây bản địa
Cây ăn quả: Đào, Mận hậu, Xoài Úc..
Lúa ruộng Ngơ, Lúa
nương, bí đỏ, dưa chuột bản địa
Thơng, Sơn tra
Đất - Mầu đất: Màu sẫm có tính chất đất rừng. - Độ dày tầng đất mỏng, lẫn đá trung bình. - Đất tốt, tầng đất dầy, lẫn đá ít. - Màu đất nâu. Tốt, mầu nâu, tầng đất dầy, lẫn đá ít, địa hình tương đối bằng phẳng. - Đất tốt, tầng đất dầy, lẫn đá ít. - Màu đất nâu. - Mầu đất: Màu sẫm có tính chất đất rừng. - Độ dày tầng đất mỏng, lẫn đá trung bình. Nước Nước mưa Nước dẫn từ trên núi
về
Nước tưới tiêu dẫn về từ khe suối
Nước mưa Nước mưa
Xói mịn
Xói mịn nhẹ Xói mịn ít Khơng xói mịn Xói mịn mạnh và xảy
Xói mịn nhẹ Khe suối
Cấy Làm
đất Làm đất Cấy Chăm sóc Gặt
ra hàng năm vào mùa mưa. Các vấn đề gặp phải - Khơng nắm bắt được kỹ thuật trồng, chăm sóc đối với từng lồi cây. - Thiếu có thị trường đầu ra cho sản phẩm. Không chủ động được nguồn nước dẫn tới ảnh hưởng tới năng suất. Hình 4.1: Sơ đồ lát cắt bản Co Mạ
Qua sơ đồ lát cắt cho thấy các đặc điểm diện mạo về hiện trạng và đặc trưng của xã cũng giống như nhiều xã miền núi khác của nước ta. Hiện trạng tài nguyên bao gồm các loại hình sử dụng đất: Rừng tự nhiên, rừng trồng; nương rẫy; vườn hộ; đường; ruộng bậc thang; suối.
4.1.2.2. Kết quả phân tích lịch mùa vụ các lồi cây trồng
Phân tích lịch mùa vụ là cơng cụ giúp xác định các chu kỳ của các hoạt động sản xuất, những thay đổi về mơi trường, các khó khăn hay những cơ hội có tác động đến cuộc sống của người dân trong chu kỳ một năm, giúp cho việc đánh giá tiềm năng của thôn bản, nhằm lập kế hoạch cho các hoạt động sản xuất của thôn trong tương lai. Qua đây, có thể đánh giá được kinh nghiệm sản xuất của người dân địa phương. Kết quả lịch mùa vụ được thể hiện ở hình 4.2.
Tháng Cây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Sơn tra Thông Ngô Lúa ruộng Lúa nương
Hình 4.2: Lịch mùa vụ xã Co Mạ năm 2011 (Dương lịch)
Chăm sóc Thu quả
Trồng mới Chăm sóc
Làm đất Trồng Chăm sóc Thu hoạch
Chăm sóc Trồng mới Chăm sóc
Chăm sóc Gặt
Qua kết quả đi lát cắt và phân tích lịch mùa vụ cho thấy:
- Tại địa phương, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa cao nhất khoảng trên 500 mm vào tháng 8, thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ có biến động lớn từ 50C - 280C, cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 1 (Hình 3.1, trang 21).
- Các loại cây trồng chính là: Sơn tra, Thơng trồng trên diện tích đất lâm nghiệp; lúa được trồng trên ruộng bậc thang; ngô, lúa nương trồng trên nương rẫy.
- Công việc tập trung nhiều vào các tháng 2 - 6 và 9 - 11. Đây là những tháng người dân chuẩn bị làm đất, gieo trồng, thu hoạch nên cần lượng lao động lớn và tập trung. Các tháng còn lại chủ yếu là thời gian để chăm sóc cây trồng và sau thu hoạch, nương bỏ hố nên thường ít việc hơn, yêu cầu về lao động không cao và chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm.
4.1.2.3. Kết quả điều tra hiện trạng và đặc điểm các HTCT tại địa phương
Việc phân chia các HTCT căn cứ vào đặc trưng của thành phần trong hệ thống, phân chia theo thành phần của hệ, cụ thể là: Rừng với các thành phần bổ sung, cây lương thực độc canh hay trồng xen cây trồng khác.
Kết quả điều tra cho thấy, xã Co Mạ có 3 HTCT chính, gồm HTCT nương rẫy, ruộng bậc thang và rừng trồng. Mỗi HTCT đặc trưng cho sự phối hợp giữa các lồi cây trồng theo khơng gian và thời gian. Dựa vào thành phần loài cây và sự phối hợp, đề tài chia thành 7 PTCT khác nhau, thể hiện trong bảng 4.1.
Bảng 4.1: Các HTCT và PTCT chính tại xã Co Mạ STT HTCT PTCT Thành phần cây trồng chính Đặc điểm 1 Ruộng bậc thang PTCT1 Lúa nước độc canh
Gần khe suối, đất tương đối bằng phẳng, ruộng hẹp, cong theo dáng núi, xếp chồng tạo thành bậc thang.
2 Nương rẫy
PTCT2 Lúa nương độc canh
Đất tốt, thường trồng năm đầu và năm thứ hai sau bỏ hóa.
PTCT3 Ngơ độc canh Thường trồng sau khi đã trồng lúa nương từ 1 – 2 vụ.
PTCT4 Lúa nương xen dưa H’Mông
Khác với lúa nương độc canh, người dân gieo xen thêm dưa chuột bản địa cùng với thóc giống, phải làm cỏ thủ cơng.
PTCT5 Ngơ xen bí đỏ Hạt Bí được gieo cùng với Ngơ, làm cỏ thủ công.
3 Rừng trồng
PTCT6 Sơn tra
Trồng trên những diện tích đất đã bạc màu, đất trống đồi trọc, đất sau nương rẫy, mọc hỗn giao với cây bản địa. PTCT7 Thông mã vĩ
Trồng trên những diện tích đất đã bạc màu, đất trống đồi trọc, đất sau nương rẫy, mọc hỗn giao với cây bản địa.
a. HTCT ruộng bậc thang:
Sự hình thành những thửa ruộng bậc thang nơi đây gắn liền với lịch sử cư trú của đồng bào H’Mơng khoảng 100 năm. Hiện nay diện tích ruộng bậc thang ở Co Mạ có trên 332 ha (Theo báo cáo tổng kết kinh tế xã hội xã Co Mạ năm 2011), tập
trung nhiều nhất là ở các bản Cắt, bản Noong Vai, bản Mớ. Quá trình khai khẩn ruộng bậc thang của đồng bào H’Mông rất công phu và tốn nhiều công sức. Theo quan niệm của đồng bào H’Mông, để làm được những thửa ruộng bậc thang, đồng bào thường chọn những nơi có độ dốc vừa phải, có nguồn nước, đất tốt và có khả năng tạo mặt bằng, ít sỏi đá. Sau khi chọn được mảnh đất ưng ý, bà con xin phép chính quyền xã để khai hoang nhưng không phạm vào đất rừng, đất quy hoạch của Nhà nước.
Ở những chân ruộng cao, bà con gùi đá chồng lên làm bờ ruộng. Việc khai hoang làm ruộng thường diễn ra vào thời tiết thuận lợi, khoảng từ tháng giêng đến tháng ba để kịp lấy nước làm lúa mùa. Sau khi khai khẩn đất hoang, đồng bào xác lập “chủ quyền” thửa ruộng của mình bằng các cột đá cao chừng 1m hoặc những khúc gỗ lớn trên mảnh đất khẳng định thành quả lao động của mình. Cơng việc khai khẩn của người H’Mông được tiến hành từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác và là loại hình canh tác cực kỳ hiệu quả ở vùng đất dốc và mang đậm bản sắc cư dân vùng cao.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đồng bào H’Mông nơi đây vẫn giữ được những nét văn hóa dân gian truyền thống với những tín ngưỡng và phong tục tập quán đặc sắc. Sau quá trình khai khẩn và canh tác ruộng bậc thang, họ mời thầy cúng đến cúng và tin rằng làm thế sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro tác động đến
con người và sản xuất. Thầy cúng người H’Mông phải là người lớn tuổi, được học nghề từ khi còn bé. Nghi thức khai ruộng, đồng bào chuẩn bị lễ vật để cúng gọi hồn gồm: 1 bát gạo, 1 con gà, 1 chén rượu, 1 quả trứng, 1 que hương. Thầy cúng cầm que hương huơ lên trời đọc bài cúng gọi hồn. Cúng xong, bài cúng được thầy mo nhúng vào rượu và đốt ngay tại ruộng. Nghi thức tuy giản đơn nhưng chứa đựng giá trị nhân văn cao.
Với diện tích 332 ha, chiếm tỷ lệ rất nhỏ (2,2%) so với tổng diện tích đất tự
nhiên tại địa phương, HTCT ruộng bậc thang có duy nhất một PTCT là lúa nước. Diện tích này tập trung chủ yếu ở khe giữa 2 quả đồi hoặc các thung lũng nhỏ, hệ thống tưới tiêu hoàn toàn phụ thuộc vào lượng nước trong khe chảy từ trên núi xuống và lượng nước mưa tự nhiên. Hiện tại, người dân đã tiến hành trồng 2 vụ trong năm: vụ Xuân từ tháng 1 đến 5, vụ Mùa từ tháng 6 đến tháng 11 (Dương lịch).
Canh tác lúa nước đóng vai trị quan trọng, đảm bảo phần lớn nhu cầu lương thực cho HGĐ. Tuy nhiên, do chưa có sự đầu tư thỏa đáng về giống, phân, thâm canh để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nên năng suất không cao.
b. HTCT rừng trồng:
HTCT rừng trồng hiện nay tại khu vực nghiên cứu được đầu tư chủ yếu theo các chương trình, dự án của Nhà nước và doanh nghiệp, như Chương trình 327, 661, doanh nghiệp Thanh Tùng,.. Người dân được đầu tư giống, phân bón, cơng chăm sóc trong 3 năm đầu tiên. Theo số liệu thống kê của xã năm 2011, diện tích rừng trồng là 347 ha, chiếm 2,4% diện tích đất tự nhiên tồn xã, tập trung ở các bản Co Mạ, Pha Khng, Cửa Rừng, là những bản có đường giao thơng thuận lợi, gần trung tâm xã. Loài cây trồng rừng chủ yếu là Thơng mã vĩ và Sơn tra, ngồi ra cịn một số ít các lồi khác như Pơ mu, Du sam,... được trồng theo các dự án nhỏ với số lượng ít, phân tán. Các diện tích rừng trồng hầu hết là nằm trên những vùng có độ dốc lớn (30 – 40 %), đất đai nghèo kiệt, tầng đất mỏng, khơng cịn được người dân canh tác cây lương thực từ nhiều năm. Như vậy, có thể chia HTCT rừng trồng tại khu vực nghiên cứu thành 2 PTCT chính, là PTCT Thơng mã vĩ thuần loài và PTCT Sơn tra thuần lồi.
* PTCT Thơng mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) thuần loài:
Là loài cây Á nhiệt đới được đánh giá phù hợp với điều kiện lập địa của địa phương, Thông mã vĩ sinh trưởng tốt, chịu được hạn, chịu sương giá, có thể trồng ở những vùng đất xấu, nghèo kiệt.
Diện tích Thơng mã vĩ tại địa phương bắt đầu được trồng từ năm 2001 theo dự án 661, mục đích chủ yếu là phịng hộ đầu nguồn. Dự án hỗ trợ toàn bộ cây giống, phân bón và cơng chăm sóc trong 3 năm đầu tiên. Đến nay đã trồng được khoảng 300 ha.
Kỹ thuật trồng: Thời vụ trồng Thông thường vào mùa mưa (tháng 6 – 8). Phát dọn thực bì trước khi trồng thành băng theo đường đồng mức. Cuốc hố kích thước 30 x 30 x 30 cm. Mật độ 2500 cây/ha, tương đương với khoảng cách cây cách cây và hàng cách hàng 2 x 2 m. Trong 3 năm đầu tiên sau khi trồng, người dân phát dọn chăm sóc hàng năm trước khi mùa mưa bắt đầu.
Thông mã vĩ phát triển tốt ở khu vực nghiên cứu, nhưng do chu kỳ kinh doanh dài và nằm trên khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, phương thức khai thác áp dụng là khai thác chọn, nên nhiều hộ gia đình chưa muốn trồng. Cần phải có giải pháp tìm ra lồi cây thích hợp trồng xen dưới tán, tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân.
* PTCT Sơn tra thuần loài:
Đây là PTCT được đông đảo người dân ủng hộ và mong đợi sẽ đem lại nguồn
thu thường xuyên và ổn định cho các HGĐ. Sơn tra/Táo mèo (Crataegus cuneara) là loài cây bản địa mọc tự nhiên ở khu vực nghiên cứu trên độ cao 1.000 – 1.400 m so với mực nước biển, cây Sơn tra phát triển tự nhiên trên những cánh rừng, chiều cao trung bình đạt 4 – 6 m, thân gỗ, tán lá rộng, được tái sinh nhờ muông thú phát tán hạt, do vậy cây mọc không tập trung mà phân tán. Sơn tra ra hoa vào mùa xuân và cho thu hái quả vào mùa thu. Tháng 9, tháng 10 là tháng quả Sơn tra chín rộ.
Cũng như Thơng mã vĩ, Sơn tra được dự án 611 và công ty Thanh Tùng đầu tư cho người dân trồng từ năm 2006, những diện tích trồng trong thời gian này đã bắt đầu cho thu hoạch quả, giá bán quả tươi năm 2011 là 6.000 đồng/kg tại địa phương.
mưa 1 tháng, đào hố kích thước 40 x 40 x 40 cm trước khi trồng 1 tháng, mật độ trồng thuần loài: 2.500 cây/ha. Chăm sóc 5 - 6 năm có thể cho thu hoạch quả vụ đầu.
Có thể nói cây Sơn tra đang là cây đa mục đích cho hiệu quả kinh tế với vùng cao miền núi, vừa có tác dụng phịng hộ, vừa mang lại thu nhập hàng năm cho bà con. Vấn đề hiện nay với PTCT này là vì mục tiêu phịng hộ trong dự án trồng rừng, nên mật độ Sơn tra trồng khá dầy, ảnh hưởng đến năng suất quả; thứ hai, cây giống là cây ươm từ hạt nên nguồn giống xô bồ (nhiều xuất xứ), chất lượng quả không đồng đều. Để tăng hiệu quả kinh tế, cần có giải pháp tỉa thưa với mật độ phù hợp, sử dụng cây giống ghép, trồng bổ sung các loài cây lâm sản dưới tán rừng để tận dụng sức sản xuất của đất, tăng nguồn thu, tăng độ che phủ mặt đất.
c. HTCT nương rẫy:
Được hình thành từ lâu đời qua nhiều thế hệ, canh tác nương rẫy gắn liền với lịch sử văn hóa của đồng bào dân tộc H’Mơng. Đời sống của bà con phụ thuộc vào nền sản xuất tự cung tự cấp, ruộng lúa nước ít, nên lồi cây lương thực chủ yếu là lúa nương và ngô. Trước đây, PTCT du canh du cư là truyền thống của người H’Mông, phát đốt rừng canh tác nương rẫy liên tục trong một số năm (từ 3 - 5 năm tuỳ theo chất lượng đất rừng) đến khi đất bạc màu hồn tồn khơng có khả năng canh tác thì bỏ chuyển sang vùng khác cịn rừng, đất tốt. Phương thức canh tác này đã tàn phá nhiều diện tích rừng, làm cho khả năng phục hồi của rừng chậm khi rừng gieo giống quá xa, sau canh tác nương rẫy chỉ có lau lách, cỏ tranh, gây nên tình trạng cháy rừng vào mùa khơ và lũ quét, lũ ống khi có mưa to, đất đai bị xói lở, bào mịn và rửa trơi, tình trạng đất trống, đồi núi trọc tăng nhanh.
Từ những năm 1990 trở lại đây, nhờ chính sách định canh định cư của Nhà nước, hiện tượng du canh du cư đã giảm dần, đồng bào H’Mông chuyển sang PTCT khác là luân canh, nương rẫy được canh tác trong vịng 3 - 5 năm, sau đó bỏ hố cho phục hồi tự nhiên từ 5 - 7 năm rồi phát đốt làm nương rẫy trở lại. Đây là một phương thức canh tác nương rẫy khá tốt, nếu có biện pháp quản lý và kỹ thuật canh tác phù hợp sẽ duy trì được độ mầu mỡ của đất. Do diện tích nương rẫy khơng được mở rộng cùng với sự gia tăng dân số và nhu cầu về đất canh tác lương thực ngày
càng tăng của các hộ gia đình, nên chu kỳ bỏ hóa đang ngày càng giảm (từ 5 - 7 năm trước đây, giờ chỉ còn 3 - 4 năm).
Đất nương rẫy đã được giao đến từng hộ gia đình, tuy nhiên việc giao đất này chỉ căn cứ vào diện tích trước đây các gia đình khai phá được nên diện tích khơng đồng đều, phân bố rải rác, trung bình mỗi hộ chỉ khoảng 2 - 3 ha, có HGĐ trẻ mới tách hộ ra ở riêng, khơng có đất canh tác nên tình trạng phá rừng làm nương rẫy vẫn xảy ra. Theo số liệu thống kê của UBND xã Co Mạ năm 2011 tổng diện tích nương rẫy là 1.899 ha, tương đương với tỷ lệ 12,9% so với tổng diện tích tự nhiên tồn xã.
Hiện tại, người dân vẫn chưa thể bỏ canh tác nương rẫy, loại hình canh tác luôn bị coi là thủ phạm của nạn chặt phá rừng và làm cho nguy cơ xói mịn đất, lũ lụt gia tăng , vì đây là lựa chọn duy nhất để đảm bảo lương thực cho các cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi sống gần rừng. HTCT nương rẫy khu vực nghiên cứu có