Đặc điểm nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu luan van chinh (toan 1) (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HGĐ

4.3.1. Đặc điểm nguồn nhân lực

lao động của HGĐ, trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính. Các chỉ tiêu được tính theo giá trị trung bình của nhóm hộ được tổng hợp trong bảng 4.5.

Bảng 4.5: Chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực của các nhóm HGĐ xã Co Mạ

Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhóm hộ I Nhóm hộ II Nhóm hộ III Trung bình 1 Tuổi trung bình chủ hộ % 39,7 38,2 33,9 37,26

2 Số lượng nhân khẩu trung bình Người 6,6 7,1 4,6 6,10

3 Số lao động chính trung bình Người 4,0 4,3 2,4 3,56

Tuổi chủ hộ: Chỉ tiêu tuổi chủ hộ đối với các HGĐ thuần nông cho biết số

năm kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, khả năng tiếp nhận, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuổi chủ hộ tại địa điểm khảo sát dao động lớn (từ 21 đến 58 tuổi), bao gồm các HGĐ có nhiều thế hệ sống chung và gia đình mới tách ra ở riêng, chủ yếu tập trung trong khoảng 30 đến 50 tuổi (chiếm 56%). Tuổi bình quân của chủ hộ khơng có sự khác biệt lớn giữa các nhóm hộ, lớn nhất ở nhóm hộ I (39,7) và thấp nhất ở nhóm hộ III (33,9), cũng đồng nghĩa với nhóm hộ III có nhiều HGĐ trẻ, khơng có nhiều ruộng đất, tài sản bằng những HGĐ có nhiều thế hệ chung sống. Tuổi bình quân khoảng 37 tuổi, đây là độ tuổi cịn sung sức, có nhiều mạnh dạn trong tiếp nhận những kiến thức mới, dám nghĩ, dám làm.

Nhân khẩu: Chỉ tiêu số nhân khẩu/HGĐ thể hiện nguồn lực về lao động của

nơng hộ, nó cũng ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của các HGĐ. Số lượng nhân khẩu theo kết quả điều tra dao động từ 4 đến 9 người/hộ, bình quân nhân khẩu trên một hộ tương đối cao (6 người/hộ) so với bình qn tồn xã là 5,8 người/hộ, cao nhất ở nhóm hộ II (7,1), thấp nhất ở nhóm hộ III (4,6) và nhóm hộ I có số lượng nhân khẩu bình qn là 6,6 người/hộ. Số hộ có nhân khẩu 6 - 8 người chiếm tỷ lệ cao, 60% tổng số hộ điều tra.

Số lao động chính: Là nguồn lực đầu vào chính cho sản xuất. Sản xuất nơng

nghiệp, đặc biệt là nơng nghiệp miền núi, nơi địa hình dốc, manh mún, khó áp dụng các biện pháp cơ giới hóa, giảm sức lao động chân tay, thì tỷ lệ nhân khẩu trong độ tuổi lao động của HGĐ đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ. Các

hộ có tiềm lực lao động tốt sẽ có xu hướng thiết lập nhiều PTCT hơn các hộ có ít lao động. Độ tuổi lao động trong đề tài lấy từ tuổi 17 – 55, kết quả điều tra cho thấy: + Số lao động chính của các HGĐ dao động từ 2 – 6 người/hộ, chủ yếu từ 2 – 4 người/hộ (chiếm 76%).

+ Số lao động chính bình qn từ ít đến nhiều lần lượt từ nhóm hộ III (2,4 người/hộ), nhóm hộ I (4,0 người/hộ) và nhóm hộ II (4,3 người/hộ). Lao động chính bình qn của cả 3 nhóm hộ là 3,56 người/hộ.

Như vậy, có thể nói nguồn lực lao động của các HGĐ trong khu vực nghiên cứu là tương đối dồi dào. Do tài nguyên đất có hạn và áp lực gia tăng dân số, nên cần có giải pháp thiết lập các HTCT hiệu quả, bền vững để tận dụng sức lao động ngồi thời vụ chính, tăng nguồn thu nhập cho nơng hộ.

Trình độ học vấn: Đề tài nghiên cứu chỉ tiêu trình độ học vấn của chủ hộ,

người có vai trị đưa ra các quyết định trong PTCT của HGĐ. Trình độ học vấn của chủ hộ cho biết khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Qua kết quả điều tra, trình độ học vấn của chủ hộ thể hiện ở hình 4.3.

0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% Nhóm hộ I Nhóm hộ II Nhóm hộ III 46,67% 50% 13,33% 40% 20% 50% 13,33% 23,33% 26,67% 0% 6,67% 10% 0% 0% 0% Chưa từng đi học Tiểu học Trung học cơ sở Phổ thông trung học Cao đẳng, đại học

Hình 4.3: Biểu đồ trình độ học vấn của chủ hộ theo nhóm hộ xã Co Mạ

Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ theo các nhóm hộ có xu thế tăng dần từ nhóm hộ I đến nhóm hộ III. Tỷ lệ chủ hộ tại khu vực nghiên cứu mù chữ rất cao, có đến 50% chủ hộ ở nhóm hộ II chưa từng đi học, con số này ở nhóm hộ I là 46,67%, nhóm hộ III là 13,33%, khơng có người nào thuộc các HGĐ được phỏng vấn có trình độ học vấn cao đẳng và đại học, đây là bất lợi rất lớn cho việc tiếp cận các nguồn thông tin về giá cả thị trường, các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tỷ lệ chủ hộ có

trình độ học vấn hết phổ thơng trung học rất thấp, cao nhất là nhóm hộ III với 10%, tiếp đến nhóm hộ II với 6,67% và nhóm hộ I tỷ lệ này là 0%, những chủ hộ có trình độ học vấn trên tiểu học tập trung vào nhóm hộ III, đây là những hộ gia đình trẻ, có điều kiện thuận lợi để theo học khi đường xá đã được nâng cấp, có điện lưới quốc gia, trường, lớp của các bậc học phổ thông được xây dựng đầy đủ tại địa phương.

Khi được phỏng vấn, hầu hết các HGĐ đều cho rằng khơng có điều kiện cho đi học phổ thông trung học tại trung tâm huyện cách 40 Km. Còn tỷ lệ mù chữ cao do trước đây người dân ngại đi học do trường học xa, đường xá đi lại khó khăn và chưa có phương tiện xe máy như bây giờ, muốn đi học phải đi bộ vài chục cây số. Nguồn thơng tin chính người dân nhận được từ công tác tuyên truyền của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Do vậy, cần phải có giải pháp xóa mù chữ cho người dân.

Một phần của tài liệu luan van chinh (toan 1) (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)