CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN LOẠI CÁC HTCT TẠI ĐỊA PHƯƠNG
4.1.1. Quá trình hình thành các HTCT
Để nghiên cứu quá trình hình thành các HTCT của cộng đồng người H’Mông, đề tài sử dụng công cụ lược sử thơn bản, biểu đồ thời gian về tình hình sử dụng đất, thảo luận nhóm, kết hợp với các chính sách của Nhà nước đối với cộng đồng trong các giai đoạn sau Kháng chiến chống Pháp đến nay để tái hiện lại quá trình hình thành các HTCT tại khu vực nghiên cứu. Kết quả thu được như sau:
4.1.1.1. Khái quát lịch sử q trình người H’Mơng di cư vào Việt Nam
Ở Việt Nam, người H’Mơng nằm trong nhóm các dân tộc nói ngơn ngữ hệ H’Mông – Dao, gồm 3 dân tộc là H’Mông, Dao và Pà Thẻn. Ở Trung Quốc, người H’Mông được gọi là người Miêu; ở Lào còn gọi là người Mẹo. Q trình di cư của người H’Mơng vào Việt Nam khoảng 300 năm nay bằng các con đường khác nhau và chia làm nhiều đợt, trong đó có 3 đợt chính:
- Đợt thứ nhất: Khoảng 100 hộ, thuộc các họ Lù, Giàng từ Quảng Châu đến
khu vực các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, thời gian vào khoảng cuối đời Minh, đầu đời Thanh của lịch sử Trung Quốc, tương đương với những năm có phong trào của người Miêu ở Quảng Châu chống lại chính sách “Cải tổ quy lưu” và bị thất bại, cách đây trên 300 năm .
- Đợt thứ hai: Khoảng trên 100 hộ, trong đó có những hộ thuộc các họ Vàng,
Lư cũng vào khu vực Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Có một nhóm khác số người ít hơn, thuộc các họ Vàng, Lù, Chấu, Sùng, Hoàng, Vừ vào khu vực Si Ma Cai, Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Sau đó có khoảng 30 hộ gồm các họ Vừ, Sùng chuyển sang phía Tây Bắc. Thời gian của đợt di chuyển này cách đây trên 200 năm.
- Đợt thứ ba: Số người H’Mông di cư vào Việt Nam đông nhất, gồm khoảng
trên 10 ngàn người. Phần lớn họ từ Quảng Châu, có một số ở Quảng Tây và Vân Nam sang, chủ yếu vào các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang… Thời gian của đợt di cư này tương đương với thời kỳ của phong trào “Thái Bình thiên quốc”, trong đó có
người Miêu tham gia, chống lại nhà Mãn Thanh từ năm 1840 đến năm 1868.
Về sau, hàng năm vẫn có người H’mơng di cư lẻ tẻ sang Việt Nam. Các con đường di chuyển của đồng bào là vào Đồng Văn – Hà Giang, rồi xuống Tuyên Quang, các nhóm người H’Mơng cư trú tại các tỉnh dọc biên giới Việt – Lào như tỉnh Sơn La, Thanh Hoá và Nghệ An cũng từ Lào di chuyển sang vào trên dưới 100 năm trở lại đây.
Khi tới định cư tại Sơn La, người H’Mơng thể hiện là một dân tộc có trình độ sản xuất nông nghiệp khá cao, họ biết biến những vùng đất hoang vu, những sườn núi dốc thành đất sản xuất, dựa vào những con suối lớn làm mương máng dẫn nước phục vụ cho nông nghiệp. Bên cạnh đó, trong q trình di cư, người H’Mơng mang theo các giống cây trồng, vật ni do chính họ thuần hóa chọn giống, thích nghi với vùng cao, lạnh. Các giống vật nuôi của người H’Mông thường lớn hơn các giống vật nuôi của dân tộc khác. Sản xuất nông nghiệp của đồng bào H’Mông thường gồm 2 loại HTCT chính sau:
* Canh tác ruộng nước:
Do nơi cư trú của đồng bào H’Mông thường là những vùng núi cao, địa hình dốc, để phát triển cây lúa nước người H’Mông phải tận dụng tối đa những nơi có thể cải tạo thành ruộng lúa, gồm 2 loại PTCT là ruộng bằng và ruộng bậc thang.
Ruộng bằng: Là loại ruộng được thiết lập ở những dải đất hẹp chạy dài theo các chân các dãy núi, là nơi gần các con suối lớn, thuận lợi cho làm thủy lợi, có địa thế bằng phẳng để khai phá, đất đai màu mỡ, năng suất cây trồng cao.
Ruộng bậc thang: Là loại ruộng được khai phá ở các sườn đồi thoải, thậm chí cả những sườn núi có độ dốc cao, được đẽo vạt vào các sườn núi theo đường đồng mức, gần nguồn nước như khe, suối. Các ruộng này hẹp, cong theo hình dáng của đồi núi, ruộng nọ chồng lên ruộng kia như những bậc thang, do đó có tên là ruộng bậc thang. Nguồn nước tưới được dẫn theo mương máng, các con mương được đào từ đầu nguồn các khe, suối, chạy theo các sườn đồi về thửa ruộng trên cùng, nước từ ruộng cao chảy xuống ruộng thấp.
không thật sự mang tính sáng tạo như việc dùng cọn nước của người Thái, song cũng thể hiện được trình độ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp khá cao vào thời kỳ trước đây.
* Canh tác nương rẫy.
Ở những nơi khơng có điều kiện cải tạo thành ruộng nước, đồng bào H’Mơng sử dụng các hình thức canh tác nương rẫy. Tiếng H’Mông gọi là “Tế” theo cách phân loại truyền thống của người H’Mơng, thường nương rẫy có những loại sau:
- Loại nương theo cây trồng: Nương lanh (Tế Măng), Nương lúa (Tế Blề), Nương ngô (Tế Pcứ).
- Loại nương theo địa hình: Nương bằng (Tế tía), Nương dốc (Tế xá).
Theo luật tục truyền thống của người H’Mông, mọi người tự do khai phá đất rừng tự nhiên làm nương rẫy, khi chọn được nơi làm nương vừa ý người ta chọn khoanh vùng chỗ đó lại rồi làm dấu bằng cách phát một khoảng đất rộng vài mét vuông, làm cọc dài 1 đến 1,5 mét, chẻ đầu, cài một que gỗ quay về hướng dự định sẽ phát nương coi như đã xác định quyền chiếm hữu đất đai ở khu vực đó. Người tới sau thấy có đánh dấu như vậy không được xâm phạm vào khu vực đã đánh dấu. Để có mảnh đất tốt người H’Mông chọn cách quan sát cây cối và phân loại đất khu vực nào là rừng gỗ hoặc rừng tre nứa sẽ phù hợp với việc trồng lúa, chỗ mọc nhiều cây chuối rừng đất sẽ thích hợp với việc trồng ngơ, hoặc đất đen trồng được mọi loại cây cho năng suất cao, các loại đất vàng, đất cát thì khơng trồng trọt được.
* Chăn ni
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi là hoạt động kinh tế phổ biến và đóng vai trị quan trọng trong đời sống của dân tộc H’Mông, tuy nhiên chăn nuôi của người H’Mông vẫn cịn mang qui mơ nhỏ hẹp trong phạm vi gia đình và phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Mục đích chính của chăn ni là đáp ứng các nhu cầu cung cấp sức kéo, làm phương tiện vận chuyển, làm vật hiến sinh trong các lễ cúng ma. Con giống thường ni của người H’Mơng là: trâu, bị, lợn, gà, dê…
Trong lịch sử hơn 100 năm định cư tại khu vực nghiên cứu, các HTCT được hình thành gắn liền với đặc thù của điều kiện lập địa, tập quán canh tác truyền thống và
sự tác động của yếu tố chính sách của Nhà nước. Có thể chia q trình hình thành và phát triển của các HTCT thành các giai đoạn: Trước năm 1954, 1954 – 2000 và từ năm 2000 đến nay, mỗi giai đoạn đều có những thay đổi, bổ sung về HTCT.
4.1.1.2. Giai đoạn trước năm 1954
Giai đoạn này tương ứng với thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Người H’Mông khi di cư từ Trung Quốc và Lào vào Việt Nam theo từng nhóm hộ. Mỗi nhóm hộ thường chọn một triền núi cao định cư, khai phá đất đai làm nương rẫy. Lương thực chủ yếu là Ngô tẻ bản địa, hạt giống Ngơ được mang theo trong q trình di cư. Theo ông Vàng Sống Dia, già làng bản Co Mạ, thời kỳ đó người H’Mơng Co Mạ chỉ trồng Ngô và chăn nuôi gia súc, gia cầm, lúa được trồng rất ít vì bà con khơng thích ăn. Đất rộng, người thưa, bà con khai phá rừng trồng Ngô, Lanh (lấy nguyên liệu dệt vải), sau một vài năm canh tác lại chuyển sang vùng đất khác, đời sống của bà con sung túc, cây trồng vật nuôi hầu như không bị sâu hại, bệnh dịch.
Do vậy, thời kỳ này HTCT chủ yếu là nương rẫy với 2 PTCT chính là Ngơ thuần lồi và Lanh thuần loài, PTCT lúa nương chưa phát triển.
4.1.1.3. Giai đoạn 1954 – 2000
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 29/4/1955 Khu Tự trị Thái Mèo được thành lập theo Sắc lệnh số 230/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Co Mạ trực thuộc xã Long Hẹ, châu Thuận Châu. Thời kỳ này người H’Mơng vẫn cịn tập qn du canh du cư. Để giúp người dân ổn định cuộc sống, Đảng và nhà nước khuyến khích người dân định cư, trồng lúa. Các giống lúa được đưa lên trồng, những vùng đất gần nguồn nước được cải tạo thành ruộng nước, chủ yếu là loại hình ruộng bậc thang. Các vùng đất xa nguồn nước, ngồi Ngơ và Lanh người dân trồng thêm lúa nương.
HTCT cây lâm nghiệp chưa hình thành trong thời kỳ này, nhu cầu sử dụng gỗ củi của người dân được đáp ứng từ rừng tự nhiên.
4.1.1.4. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Trong giai đoạn này, cũng như nhiều địa phương trong cả nước, xã Co Mạ nhận được nhiều nguồn đầu tư của Nhà nước thơng qua các Chương trình dự án, như dự án 661, KFW7, Chương trình Giao đất – giao rừng,… Người dân được chủ
động đầu tư sản xuất trên mảnh đất của mình. Nhiều diện tích rừng đã được trồng mới, tính đến nay tồn địa bàn xã đã trồng được hơn 400 ha rừng Thông và Sơn tra.
Như vậy, có thể nói sự hình thành và phát triển của các HTCT trong khu vực nghiên cứu gắn liền với lịch sử phát triển của cộng đồng và chính sách của Đảng và Nhà nước.