CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HGĐ
4.3.2. Đặc điểm nguồn lực đất đai
Đất đai là một loại tư liệu sản xuất không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Sở hữu diện tích đất lớn, HGĐ sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn và mở rộng các HTCT.
- Tổng diện tích đất của các HGĐ có sự biến động lớn từ 1.000 m2 đến 55.000 m2. Diện tích trung bình theo hộ là 26.912 m2/HGĐ. Các hộ có quỹ đất nhiều chủ yếu là các gia đình có nhiều thế hệ sống chung, đất được kế thừa từ thế hệ trước. Những hộ ít đất là những hộ gia đình trẻ, mới tách ra ở riêng. Với quỹ đất như vậy các HGĐ có thể đảm bảo an ninh lương thực, làm giàu nếu áp dụng các PTCT phù hợp.
- Đất ruộng lúa được phân chia khơng đều giữa các hộ. Diện tích canh tác lúa nước bình qn trong khu vực đạt 3.412 m2/hộ và tập trung chủ yếu ở nhóm hộ I, nhóm hộ II (chiếm 40% tổng số hộ điều tra), HGĐ có diện tích ruộng lớn nhất là 16.000m2.
- Đất nương rẫy bình quân theo hộ là 23.500 m2/HGĐ, phân bố cách khu dân cư từ 0,5 đến 1,5 km nên khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất. HGĐ có diện tích nương rẫy lớn nhất là 35.000 m2. 100% HGĐ đều có đất nương rẫy.
- Đất vườn nhà gắn liền với đất thổ cư của nông hộ và không phổ biến, một phần cũng do tập quán canh tác, nhiều hộ ở biệt lập đất rộng cũng không làm vườn. Rau ăn được trồng trên nương, nên số hộ dành đất trồng cây quanh nhà rất ít chỉ
chiếm 10%, cây trồng trong vườn nhà chủ yếu là cây ăn quả bản địa, khơng hình thành khu vườn riêng biệt.