Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu luan van chinh (toan 1) (Trang 62 - 64)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC HTCT

4.4.2. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội của các PTCT được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như đầu tư thấp, nhanh cho thu hoạch, thu hút được nhiều lao động, khả năng phát triển hàng hóa và dễ tiêu thụ sản phẩm, được thể hiện ở các khía cạnh:

- Đầu tư thấp: Với đời sống vẫn mang tính tự cung cấp, đồng bào H’Mơng thường bán rất ít sản phẩm nơng nghiệp ra thị trường, nên tài chính ln là vấn đề khó khăn khi đầu tư cao cho HTCT. Tư liệu sản xuất chủ yếu vẫn là đất đai và công lao động. Do vậy, HTCT nào đầu tư thấp sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn.

- Nhanh cho thu hoạch: Nguồn thu chính của địa phương là canh tác cây lương thực, khi trồng cây lâu năm chu kỳ kinh doanh dài, trong thời gian chờ thu hoạch, người dân phải có cái ăn, đó là vấn đề khó khăn người dân gặp phải khi lựa chọn HTCT cây lâu năm, nên PTCT nào đáp ứng được nhu cầu vật chất trước mắt được ưu tiên lựa chọn.

- Thu hút được nhiều lao động: Đặc thù của sản xuất nông lâm nghiệp là tính thời vụ, nên PTCT nào tạo việc làm thường xuyên cho người lao động sẽ có ý nghĩa xã hội cao.

- Khả năng phát triển hàng hóa: Đánh giá thơng qua sản lượng nhiều, thị trường tiêu thụ ổn định. PTCT nào có khả năng phát triển hàng hóa cao sẽ được ưu tiên lựa chọn.

- Sản phẩm dễ tiêu thụ: PTCT cho sản phẩm có năng suất cao, sản lượng lớn nhưng khó tiêu thụ thì cũng trở lên vơ nghĩa, vì tìm kiếm và tiếp cận thị trường ở xa luôn là vấn đề hạn chế đối với người dân.

Kết quả nghiên cứu về hiệu quả xã hội của các PTCT đề tài tổng hợp trong bảng 4.10.

Bảng 4.10: Tổng hợp và đánh giá hiệu quả xã hội của các PTCT

Tiêu chí

PTCT

Đầu tư thấp Nhanh thu hoạch Thu hút nhiều lao động/ha phẩm Sản hàng hoá (điểm) Sản phẩm dễ tiêu thụ (điểm) Tổng điểm / Xếp hạng Đầu tư/ha/năm (đồng) Điểm Thời gian (tháng) Điểm Lao động (công) Điểm

I. Cây dài ngày

Sơn tra 1.788.200 10 60 8 222 9 10 9 46 1 Thông 1.988.200 8 120 6 238 10 8 9 41 2 II.Cây ngắn ngày Lúa nước (ruộng bậc thang 1 vụ) 22.180.000 5 3 10 60 6 9 10 40 5 Lúa nương độc canh 7.960.000 9 5 8 70 7 8 7 39 7 Ngô độc canh 8.805.000 7 4 9 70 7 8 9 40 6 Lúa nương xen dưa 8.535.000 8 5 8 80 8 10 7 41 4 Ngơ xen bí đỏ 10.180.000 6 4 9 90 9 10 8 42 3

* Nhóm cây trồng dài ngày

Trong nhóm cây trồng dài ngày, Sơn tra được đánh giá đạt hiệu quả xã hội đứng đầu với 46 điểm, đây là PTCT có tổng đầu tư bằng tiền thấp, sau 5 năm đã bắt đầu cho thu hoạch quả. Quả Sơn tra được bán tại thị trường địa phương với giá cao và ổn định.

Thông cũng được đánh giá đạt hiệu quả xã hội cao với 41 điểm, tuy không bằng Sơn tra, nhưng Thơng mã vĩ cũng là 1 trong 2 lồi cây lâm nghiệp dài ngày được các dự án đầu tư trồng tại khu vực nghiên cứu với quy mô lớn, tận dụng được những diện tích đất trống đồi núi trọc, nương rẫy bạc màu khơng cịn trồng được cây lương thực. Cùng với PTCT Sơn tra thuần loài, PTCT này thu hút được nhiều

lao động lúc nơng nhàn.

* Nhóm cây trồng ngắn ngày

Trong nhóm cây trồng ngắn ngày, PTCT Ngơ xen bí đỏ được đánh giá có hiệu quả xã hội cao nhất với 42 điểm, sau đó đến PTCT Lúa nương xen Dưa chuột bản địa 41 điểm, vì 2 PTCT này cho thu hoạch nhiều loại sản phẩm trong cùng vụ, bán được tại thị trường địa phương.

Các PTCT lúa ruộng, ngô độc canh và lúa độc canh được đánh giá có hiệu quả xã hội ở mức độ thấp hơn với tổng điểm lần lượt là 41, 40 và 39 điểm, mặc dù có chi phí đầu tư thấp, nhưng do chỉ cho một loại sản phẩm trên 1 vụ, không thu hút nhiều lao động do không phải làm cỏ thủ cơng.

Như vậy, có thể thấy hiệu quả xã hội của các PTCT tại khu vực nghiên cứu được người dân đánh giá: Các cây lâm nghiệp được đánh giá có hiệu quả xã hội cao, Sơn tra là cây trồng đa tác dụng, ngồi khả năng phịng hộ, cịn mang lại nguồn thu nhập thêm cho người dân. Các PTCT cây lương thực độc canh như Ngô và lúa nương thuần loài bộc lộ những hạn chế trong sản xuất nên cần có phương án trồng xen trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu luan van chinh (toan 1) (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)