Tích hợp trong nội dung chương trình Tiếng Việt 11

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học phần Tiếng Việt lớp 11 theo hướng tích hợp (Trang 32 - 37)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3. Tích hợp trong dạy học Tiếng Việt 11

1.3.2. Tích hợp trong nội dung chương trình Tiếng Việt 11

Tích hợp đã trở thành một xu thế lớn của thời đại và là một tiêu chí quan trọng để xem xét, đánh giá giáo dục Việt Nam hiện nay. Nó chi phối việc biên soạn chương trình, lựa chọn sắp xếp nội dung dạy học ở tất cả các cấp học, mơn học. Chương trình Ngữ văn trung học phổ thơng nói chung và phân mơn Tiếng Việt nói riêng hiện nay đã được biên soạn theo định hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong đó tích hợp chính là một nguyên tắc chỉ đạo quan trọng. Phân tích sâu vào nội dung dạy học Tiếng Việt 11 có thể thấy:

Chương trình dạy học Tiếng Việt 11 có thể chia thành bốn nhóm bài: Nhóm 1: Dạng bài giao tiếp

- Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (2 tiết) - Ngữ cảnh (1 tiết)

Nhóm 2: Dạng bài phong cách ngôn ngữ văn bản - Phong cách ngơn ngữ báo chí (2 tiết)

- Phong cách ngơn ngữ chính luận (2 tiết) Nhóm 3: Dạng bài về câu

- Thực hành về một số kiểu câu trong văn bản(1 tiết) - Nghĩa của câu (2 tiết)

Nhóm 4: Dạng bài khác

- Thực hành về thành ngữ, điển cố (1 tiết)

- Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng (Phần tự học) - Đặc điểm loại hình tiếng Việt (1 tiết)

Dạy học các nhóm bài này nhằm hướng tới bốn vấn đề chính:

Một là tiếp tục trang bị kĩ năng giao tiếp đã được hình thành ở các lớp dưới nhưng yêu cầu ở mức độ cao hơn.

Hai là cung cấp kiến thức về hai dạng phong cách văn bản tiếp theo là báo chí và chính luận.

Ba là củng cố và nâng cao năng lực về sử dụng câu: các kiểu câu, các loại nghĩa, các thành phần câu.

Bốn là trang bị, hoàn thiện cho học sinh các kiến thức cơ bản khác về tiếng Việt bao gồm đặc điểm về mặt loại hình của tiếng Việt, ứng dụng thành

ngữ và điển cố trong lời nói hàng ngày.

Như vậy, có thể thấy chương trình Tiếng Việt 11 vừa tiếp nối và phát triển các nội dung dạy học Tiếng Việt ở các bậc học và khối lớp (được gọi là tích hợp dọc) vừa thể hiện được mối liên hệ chặt chẽ với kiến thức Làm văn,Văn học cũng như các mơn học khác và kiến thức ngồi đời sống (được gọi là tích hợp ngang). Cụ thể hơn, dưới đây chúng tơi sẽ phân tích và làm rõ hai kiểu tích hợp này của chương trình Tiếng Việt 11.

1.3.2.1. Tích hợp dọc

Tích hợp dọc là tích hợp kiến thức kĩ năng mới và những kiến thức kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng trục. Trên cơ sở nền tảng kiến thức cũ sẽ mở rộng nâng cao, đào sâu hơn và hình thành kiến thức mới. Đây là kiểu tích hợp mang tính khoa học của một phân mơn cụ thể.

Chương trình Tiếng Việt trung học phổ thơng được biên soạn trong mối liên hệ đồng tâm với các kiến thức trung học cơ sở. Tiếng Việt 11 tiếp tục cung cấp kiến thức kĩ năng giao tiếp. Nếu như chương trình trung học cơ sở cung cấp cách thức tạo lập các kiểu câu, sử dụng biện pháp tu từ trong tạo lập lời nói thì chương trình Tiếng Việt 10 cung cấp kiến thức về việc sử dụng

các kiểu câu đó vào Hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ và phân biệt Ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết. Tiếng Việt 11 nâng lên cấp độ cao hơn khơng chỉ

địi hỏi tạo lập được lời nói trong giao tiếp mà cịn u cầu lời nói phải hay,

phù hợp với Ngữ cảnh và có phong cách riêng của bản thân dựa trên hiểu biết về Từ ngơn ngữ chung đến lời nói cá nhân.

Kiến thức về phong cách văn bản lớp 10 là phong cách sinh hoạt và nghệ thuật rất gần gũi với học sinh. Tiếng Việt 11 bắt đầu cung cấp kiểu phong cách văn bản khó hơn và liên quan thiết thực tới đời sống là phong cách ngơn ngữ báo chí và phong cách ngơn ngữ chính luận. Đó cũng là tiền đề để tiếp cận phong cách khoa học và hành chính trong chương trình Tiếng Việt 12.

Về các cấp độ ngôn ngữ nếu như các cấp học trước học sinh đã được trang bị kiến thức về nghĩa của từ, các kiểu câu thì Tiếng Việt 11 nâng cao hơn với yêu cầu phân tích nghĩa của câu với nhiều dạng thức biểu hiện khác nhau trong thực tiễn đời sống và đòi hỏi nâng cao kĩ năng thực hành về các kiểu câu và bộ phận câu.

Từ đặc điểm về nguồn gốc và yêu cầu sử dụng tiếng Việt ở lớp 10 học sinh được đào sâu tìm hiểu về đặc điểm mang tính loại hình của tiếng Việt trong mối tương quan với các ngơn ngữ khác.

Như vậy có thế nói, chương trình Tiếng Việt 11 là sự kế thừa phát triển và nâng cao kiến thức kĩ năng lĩnh hội và tạo lập lời nói cho học sinh. Đó chính là tiền đề cho dạy học tích hợp dọc.Thay vì dạy lại kiến thức cũ ta chỉ

cần điểm lại những kiến thức liên quan đã học làm tiền đề từ đó dành nhiều thời gian trong việc đào sâu và mở rộng nhóm kiến thức đó.

1.3.2.2. Tích hợp ngang

Tích hợp ngang là tích hợp kiến thức Tiếng Việt với mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người theo nguyên tắc đồng quy Văn học - Tiếng

Việt - Tập làm văn. Theo Từ điển giáo dục học thì Bùi Hiển lại quan niệm “tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau” xung quanh một chủ đề [8, tr.384-385].

Chương trình Tiếng Việt 11 cũng được biên soạn dựa trên cả hai hướng tích hợp ngang này. Vừa mang tính tích hợp các phân mơn trong mơn Ngữ văn và tích hợp liên mơn với các mơn học khác và kiến thức đời sống.

Việc lựa chọn sắp xếp các bài Tiếng Việt - Văn học - Làm văn đều hướng tới việc nhóm các bài gần nhau có tác dụng hỗ trợ soi sáng cho nhau.

Bài Phong cách ngơn ngữ báo chí cung cấp đặc trưng và cách thức sử dụng

từ ngữ trong tạo lập các thể loại báo chí được sắp đặt cạnh hai bài làm văn

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, Bản tin và luyện tập viết bản tin. Hai bài

làm văn này chính là điều kiện để học sinh vận dụng kiến thức phong cách báo chí để tạo lập, đồng thời kiến thức về phỏng vấn và bản tin sẽ làm rõ hơn

đặc trưng của phong cách báo chí. Bài luyện tập Thực hành về thành ngữ điển cố được sắp xếp cạnh các bài thơ trung đại sử dụng nhiều thành ngữ, điển cố trong sáng tác như Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ), Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát), Thương vợ (Tế Xương), Tự Tình II (Hồ

Xuân Hương)…. Các bài thơ này chính là sự hiện thực hóa thành ngữ và điển cố đồng thời giúp học sinh hiểu thêm về ý nghĩa và cách vận dụng thành

ngữ, điển cố trong lời nói hàng ngày. Bài Đặc điểm loại hình tiếng Việt là sự

phân tích ba đặc trưng của loại hình đơn lập trong đó nhấn mạnh vai trị tu từ của việc sử dụng hư từ và thay đổi trật tự từ trong biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của câu. Đây chính là tiền đề quan trọng để khai thác cái hay cái đẹp trong sử

dụng ngôn ngữ của các nhà thơ Mới. Ngược lại những câu thơ có sự sắp xếp ngôn từ độc đáo, lựa chọn hư từ chuẩn xác tinh tế sẽ chính là ngữ liệu trong phân tích đặc điểm loại hình tiếng Việt. Tồn bộ những kiến thức này cũng sẽ giúp cho việc làm bài văn nghị luận xã hội đúng đặc trưng loại hình. Bài

Phong cách ngơn ngữ chính luận là dạng phong cách khó nắm bắt đặc trưng. Nó được sắp xếp cạnh bài Về luân lí xã hội nước ta (Phan Châu Trinh) ngồi ra có Tun ngơn độc lập (Hồ Chí Minh) trong Ngữ văn 12 chính là những

mẫu ngữ liệu tiêu biểu cho phân tích đặc trưng phong cách ngơn ngữ chính

luận. Ngồi ra các bài Thao tác lập luận bình luận và Thao tác lập luận bác bỏ chính là những thao tác quan trọng trong tạo lập văn bản thuộc phong

cách chính luận.

Chương trình Tiếng Việt 11 cịn được tích hợp với kiến thức các mơn học khác và kiến thức đời sống thông qua các ngữ liệu mẫu hoặc bài tập vận dụng.

Kiến thức kĩ năng mơn Tiếng Việt trang bị chính là nền tảng vững chắc để phát triển các môn khoa học khác và có tính ứng dụng cao trong đời sống xã hội. Dạy học Tiếng Việt tốt chính là tiền đề cho việc tiếp cận tốt các ngành khoa học và rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử trong xã hội. Ngược lại những câu nói, đoạn hội thoại trong thực tiễn chứa nội dung của các môn học khác sẽ là những ngữ liệu cần thiết và phong phú trong dạy học Tiếng Việt. Trong dạy học Tiếng Việt có thể tích hợp liên mơn với các mơn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng như các kiến thức đời sống khác thông qua hai khâu chính: Qua các ví dụ mẫu minh họa làm rõ lí thuyết và qua hệ thống bài tập luyện tập thực hành.

Với chương trình Tiếng Việt 11 hiện hành ta có thể dễ dàng tích hợp

các nội dung liên môn và đời sống. Khi dạy các bài giao tiếp như Ngữ cảnh và Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân ta có thể sử dụng các câu nói,

câu chuyện hỏi đường...để tích hợp rèn kĩ năng giao tiếp và phẩm chất nhân

văn cho học sinh. Dạy học Nghĩa của câu có thể lấy ngữ liệu bài tập từ

những câu văn chứa thông tin liên môn Địa lí, Lịch sử, Vật lí…như câu văn có nội dung: đánh giá tiềm lực kinh tế của một quốc gia, đề cập một sự kiện lịch sử, giới thiệu một nhà vật lí học và cơng trình nghiên cứu của họ….Từ đó u cầu học sinh phân tích nghĩa sự việc nghĩa tình thái. Nó vừa giúp hiểu sâu kiến thức Tiếng Việt vừa cung cấp thêm kiến thức liên mơn cho học sinh. Khi lựa chọn ví dụ mẫu minh họa cho các thể loại và đặc trưng phong cách

báo chí trong bài Phong cách ngơn ngữ báo chí ta có thể đưa các bản tin,

đoạn phóng sự liên quan tới các lĩnh vực khác để tích hợp như: Bản tin mới nhất về tình trạng biến đổi khí hậu tồn cầu, bản tin về tình hình căng thẳng tại biển Đơng, cơng bố một cơng trình tốn học đạt giải…

Qua phân tích cấu trúc, nội dung chương trình ở trên ta có thể thấy rằng chương trình Tiếng Việt 11 có mối liên hệ mật thiết với kiến thức Văn học, Làm văn và các mơn học khác. Đó là tiền đề thuận lợi để tiến hành dạy học tích hợp. Tuy trong sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 11 hiện hành chưa chỉ rõ định hướng và những nội dung cần tích hợp đặc biệt là tích hợp liên mơn nhưng áp dụng những hướng đi tích hợp được đề xuất hiện nay ta vẫn có thể tổ chức những tiết dạy tích hợp hiệu quả trong dạy học Tiếng Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học phần Tiếng Việt lớp 11 theo hướng tích hợp (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)