Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.4. Thực trạng dạy học Tiếng Việt 11 theo hướng tích hợp
1.4.2. Thực trạng việc tổ chức dạy học Tiếng Việt 11 theo hướng tích
Phần Tiếng Việt 11 chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt trung học phổ thơng nó cung cấp những kiến thức cơ bản về bốn mảng chính: đặc trưng tiếng Việt, phong cách ngơn ngữ, kiến thức về câu và giao tiếp đồng thời hướng tới rèn luyện và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt ở cả bốn dạng nghe - nói - đọc - viết. Việc dạy học tích hợp Ngữ văn đã
khó, dạy học tích hợp trong phân môn Tiếng Việt lại càng khó hơn nó địi hỏi cả người học và người dạy phải nắm vững kiến thức tích hợp và tích cực hoạt động trong giờ dạy học. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về thực trạng dạy học Tiếng Việt 11 theo quan điểm tích hợp thơng qua việc trả lời các bảng hỏi, kết quả thu được trên các phương diện là:
1.4.2.1.Mức độ cần thiết vận dụng tích hợp trong dạy học Tiếng Việt 11 Bảng 1.5: Mức độ cần thiết của việc vận dụng tích hợp trong
dạy học Tiếng Việt 11
Số lượng Cần thiết Bình thường Khơng cần thiết
22 GV 8 11 3
100% 36% 50% 14%
Biểu đồ 1.2: Mức độ cần thiết vận dụng tích hợp trong dạy học Tiếng Việt 11
Qua khảo sát ta thấy có 50% giáo viên coi việc vận dụng tích hợp trong dạy học Tiếng Việt 11 chỉ cần thiết ở mức bình thường. Chứng tỏ rằng giáo viên cịn thờ ơ và chưa hiểu sâu sắc về quan điểm tích hợp đổi mới hiện nay cũng như sự cần thiết của nó trong thực hiện mục tiêu mơn Tiếng Việt. Quan điểm cố hữu vẫn cho rằng phân mơn Tiếng Việt cịn tương đối độc lập và ít có mối liên hệ mật thiết với các môn học khác. Điều đáng tiếc là cịn có tới 14% giáo viên hồn tồn phủ nhận sự tích cực của quan điểm tích hợp khi cho rằng khơng cần thiết áp dụng nó trong dạy học Tiếng Việt. Một số ít giáo
viên 36% ủng hộ sự cần thiết của tích hợp là chưa đủ để tạo nên những bước đột phá và đổi mới đồng bộ trong giáo dục.
1.4.2.2. Mức độ tiến hành vận dụng tích hợp trong dạy học Tiếng Việt 11 Bảng 1.6: Mức độ tiến hành vận dụng tích hợp trong dạy học Tiếng Việt 11
Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
22 GV 2 4 16
100% 9% 18% 73%
Từ trước tới nay dạy học Tiếng Việt thường chỉ hướng tới một mục tiêu đơn giản là cung cấp những tri thức cơ bản về tiếng Việt mà hầu như ít chú trọng kĩ năng thực hành, càng ít quan tâm tới mối liên hệ giữa những kiến thức Tiếng Việt đơn thuần đó và kiến thức khác. Chính vì vậy dù quan điểm tích hợp đã được đề cập đến khá lâu nhưng số giáo viên có ý thức ứng dụng và ứng dụng một cách thường xuyên còn q ít ỏi chỉ có 9% giáo viên sử dụng thường xuyên và 18% giáo viên thỉnh thoảng có đề cập đến những vấn đề tích hợp. Con số 73% giáo viên khơng vận dụng tích hợp trong dạy học Tiếng Việt chứng tỏ rằng có những người nhận thức được sự cần thiết của tích hợp nhưng lại khơng hề vận dụng trong dạy học. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng dẫu sao cũng là một hiện trạng buồn cho giáo dục Việt Nam hiện nay.
1.4.2.3. Việc lựa chọn nội dung tích hợp trong dạy học Tiếng Việt 11 Bảng 1.7: Tỉ lệ vận dụng tích hợp với các phân mơn Văn học - Tiếng Việt - Làm văn trong dạy học Ngữ văn 11
Số lượng Văn học Làm văn Tiếng Việt Như nhau
22 10 6 6 0
Bảng 1.8: Tỉ lệ lựa chọn nội dung tích hợp trong dạy học Tiếng Việt 11
Ba phân môn Văn học - Tiếng Việt - Làm văn là những thành tố của một cấu trúc không thể tách rời chúng bổ sung và soi sáng cho nhau. Tuy vậy trong dạy học Ngữ văn truyền thống hầu hết người ta vẫn coi trọng phần Văn học hơn Tiếng Việt và Làm văn. Cũng chính vì vậy việc áp dụng các quan điểm dạy học mới hầu hết được áp dụng trong phân môn này. Bảng điều tra cho thấy có 46% giáo viên áp dụng tích hợp nhiều nhất trong Văn học, 6% chọn Làm văn và 6% nhận thấy sự cần thiết của tích hợp trong dạy học Tiếng Việt.
Trong dạy học Tiếng Việt theo hướng tích hợp giáo viên cũng có những thiên hướng khác nhau trong lựa chọn nội dung tích hợp. Có 91% giáo viên tích hợp dọc theo nguyên tắc đồng trục Tiếng Việt - Tiếng Việt và 64% tích hợp ba phân mơn Tiếng Việt - Văn học - Làm văn. Điều đó xuất phát từ chương trình sách giáo khoa hiện hành yêu cầu phải sử dụng kiến thức các bài Tiếng Việt trước đó để bổ sung nội dung bài học mới và đặc biệt các ngữ liệu được chọn đã hướng tới sử dụng các văn bản văn học, các kĩ năng đã hướng tới các thao tác làm văn nên khi giảng dạy giáo viên dễ dàng vận dụng. Việc liên hệ kiến thức đời sống cũng đã có được đề cập tới tuy ở mức độ chưa cao (46%). Đặc biệt việc dạy học Tiếng Việt theo hướng tích hợp liên mơn hầu như chưa được đề cập tới một cách đúng mức chỉ với 9% trong khi Tiếng Việt là phân môn đầy triển vọng cho nội dung tích hợp này.
Nội dung tích hợp Số lượng (22 Giáo viên)
Tỉ lệ (%)
Tiếng Việt - Tiếng Việt 20 91&
Tiếng Việt - Làm văn - Văn học 14 64%
Liên môn 2 9%
Từ những kết quả khảo sát thực tế ở trên, chúng tôi đã tiến hành phân tích đưa ra những nguyên nhân chính của thực trạng hạy học Tiếng Việt 11 theo hướng tích hợp hiện nay chưa được hiệu quả là:
Thứ nhất: Tuy tích hợp là một xu thế lớn của thời đại nhưng còn khá
mới mẻ đối với giáo viên Việt Nam. Mặc dù trong các chuyên đề tập huấn thay sách hay trong các tài liệu bồi dưỡng giáo viên của Bộ giáo dục và Đào tạo có đề cập đến vấn đề này nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát chung mà chưa chỉ rõ cho giáo viên thấy được nội dung, phạm vi và cách thức tích hợp với các kiến thức cụ thể trong chương trình. Các chun luận, cơng trình khoa học mang tính vận dụng cụ thể chưa nhiều và giáo viên cũng ít có điều kiện tiếp cận một cách có hệ thống.Chính vì chưa hiểu sâu sắc về tầm quan trọng và cách thức tích hợp cho nên nó chưa được vận dụng phổ biến và cũng khơng mang lại hiệu quả tích cực.
Thứ hai: Tâm lý ngại thay đổi đã trở thành một trong những rào cản
khiến giáo viên còn chậm chạp trong việc sử dụng những quan điểm, phương pháp mới vào dạy học. Dạy học theo quan điểm tích hợp có nhiều ưu điểm, phù hợp với xu thế của thời đại nhưng để thực hiện có hiệu quả khơng phải là điều dễ dàng. Bởi muốn dạy được theo quan điểm tích hợp, giáo viên cần có những tri thức tổng quan về tồn bộ chương trình Ngữ văn trung học phổ thông để xác định nội dung cũng như phạm vi cách thức tích hợp. Hơn nữa, giáo viên cịn cần phải có cái nhìn liên mơn học để có thể xâu chuỗi, tích hợp kiến thức của bài với các môn học khác tạo nên tính hệ thống cho bài giảng khi truyền đạt đến cho học sinh.Việc làm này địi hỏi khơng ít thời gian và tâm huyết. Vì thế, nhiều giáo viên hiểu được hiệu quả của dạy học theo quan tích hợp nhưng chưa có đầy đủ điều kiện để đầu tư cho những tiết dạy tích hợp.
Thứ ba: Tiếng Việt là mơn học cơng cụ giao tiếp và tư duy có liện hệ
được coi trọng. Phân môn Tiếng Việt trong nhà trường thường bị xem nhẹ. Ngay cả việc kiểm tra đánh giá cũng chỉ đặt yêu cầu ở mức độ thơng thường. Do đó những quan điểm dạy học mới ít được giáo viên lựa chọn vận dụng trong phân môn này.
Ngồi ra cịn rất nhiều nguyên nhân khách quan như cơ sở vật chất không đầy đủ đáp ứng yêu cầu giảng dạy, chương trình hiện hành cịn q tải và nặng về lí thuyết nên khơng có điều kiện cho đan xen các nội dung tích hợp…
Chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung và Ngữ văn nói riêng. Nhưng qua dự giờ và các phiếu trắc nghiệm liên quan đến việc giảng dạy Tiếng Việt 11 theo hướng tích hợp, chúng tơi thấy nhiều giáo viên còn xem nhẹ và xác định chưa đúng vai trò, mục tiêu của việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học. Để việc dạy học Tiếng Việt 11 theo quan điểm tích hợp được tiến hành một cách sâu rộng, có hiệu quả, cần phải có sự nghiên cứu kĩ càng từ khảo sát thực tế đến việc hình thành các căn cứ khoa học. Những phương diện lí luận và thực tiễn trên đây sẽ là cơ sở để đưa ra những yêu cầu và quan điểm có ý nghĩa chỉ đạo đối với việc vận dụng tích hợp trong giảng dạy Tiếng Việt 11. Đây cũng là những căn cứ quan trọng của bước đi tiếp theo để xây dựng một số biện pháp dạy học Tiếng Việt 11 theo hướng tích hợp.
CHƯƠNG 2
BIỆN PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 11 THEO HƯỚNG TÍCH HỢP