Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2. Một số biện pháp tích hợp trong dạy học Tiếng Việt 11
2.2.1. Mục tiêu tích hợp
Trước những đổi thay lớn của thời đại, cùng với thế giới chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế tri thức tiên tiến. Trong đó, giáo dục trở thành một
ngành dịch vụ sản xuất đặc biệt tuân theo quy luật cạnh tranh và phát triển của xã hội. Những thay đổi ấy của đời sống xã hội địi hỏi giáo dục phải có những “sản phẩm” chất lượng cao, hiệu suất cao. Mục tiêu đào tạo sẽ hướng tới tạo ra những sản phẩm tốt thể hiện qua năng lực người học sau khi hoàn thành chương trình. Năng lực ấy do bốn thành tố tạo nên: năng lực nhận thức, kĩ năng kĩ xảo, năng lực tư duy, phẩm chất nhân văn. Dạy học Tiếng Việt theo hướng tích hợp vừa hướng tới những mục tiêu căn bản của dạy học Tiếng Việt vừa nhằm đạt được những mục tiêu đặc thù của dạy học tích hợp và đón trước mục tiêu giáo dục phát triển năng lực nêu trên.
Dạy học Tiếng Việt 11 theo hướng tích hợp là quá trình tổ chức những giờ dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác chủ động của học sinh, đưa học sinh vào những tình huống tích hợp nhằm hình thành các năng lực sau:
Thứ nhất là phát triển năng lực nhận thức. Dạy học tiếng Việt cần giúp
cho học sinh biết - hiểu - áp dụng được các kiến thức cơ bản, cần thiết của phân môn Tiếng Việt đồng thời phát triển thêm tri thức của hai phân môn Làm văn và Văn học, tri thức liên môn và những kiến thức ngoài đời sống. Qua mỗi giờ học học sinh khơng chỉ ghi nhớ kiến thức, có thể diễn giải, mơ tả tóm tắt thơng tin thu nhận được mà cịn áp dụng được những kiến thức đó vào tình huống cụ thể. Đặc biệt, cần hướng tới cấp độ nhận thức cao hơn là rèn cho học sinh biết phân tích - tổng hợp kiến thức, hiểu được mối quan hệ và sự tương tác giữa các thành tố của kiến thức.
Thứ hai là hình thành và phát triển năng lực tư duy. Việc dạy học Tiếng
Việt nói chung, dạy học Tiếng Việt 11 nói riêng cần hướng tới mục tiêu rèn luyện và phát triển các năng lực tuy duy logic cho học sinh. Các năng lực đó gồm: năng lực tư duy trừu tượng, biết suy luận khái quát vấn đề; năng lực tư duy hệ thống, thấy được mối quan hệ giữa các kiến thức và biết vận dụng kiến thức tích hợp ấy trong thực tiễn; năng lực tư duy phê phán biết nhận xét,
bình luận đánh giá về vấn đề được nêu ra trong quá trình học tập. Trên cơ sở đó, dạy học Tiếng Việt hướng tới rèn tư duy sáng tạo học sinh, giúp học sinh tự liên hệ kiến thức mới tìm ra những ứng dụng mới của các kiến thức tích
hợp đã học vào các tình huống thực tiễn.
Mục tiêu thứ ba là hướng tới rèn luyện kĩ năng kĩ xảo để hình thành năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực tự quản bản thân và năng lực hợp tác.
Trước hết, dạy học Tiếng Việt theo hướng tích hợp cần phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở cả bốn dạng nghe - nói - đọc - viết ở các cấp độ ngày càng cao: Bắt chước - Thao tác - Chuẩn hóa - Phối hợp - Tự
động hóa. Đồng thời qua tích hợp cần giúp học sinh có được năng lực hợp
tác (biết làm việc nhóm, sẵn sàng chia sẻ và thực hiện nhiệm vụ chung), năng lực thuyết phục (thơng qua việc tích cực cho học sinh tự trình bày ý kiến rèn khả năng sử dụng tiếng Việt và kĩ năng thuyết phục người khác theo quan điểm của mình), năng lực quản lí (học sinh có thể tự tổ chức và triển khai kế hoạch bài học đề ra). Ngoài ra trong dạy học Tiếng Việt cần kết hợp với rèn các kĩ năng mềm như: làm việc nhóm, thuyết trình, sử dụng cơng nghệ thơng
tin trong trình bày ý tưởng…
Thứ tư, dạy học tích hợp nhằm hướng tới hình thành phẩm chất nhân văn cho học sinh. Ngữ văn là môn học đặc thù, không chỉ trang bị kiến thức, rèn kĩ
năng cho học sinh mà quan trọng hơn cịn là mơn học hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Cùng với việc dạy Văn học, Làm văn, dạy học Tiếng Việt cũng hướng tới mục tiêu phát triển nhân cách cho học sinh thông qua giáo dục cho các em tình cảm u q và giữ gìn ngơn ngữ dân tộc, biết yêu thương, chia sẻ với cộng đồng, gắn bó với gia đình, q hương đất nước…
Đây là những mục tiêu mang tính khái quát của tồn bộ q trình dạy học Tiếng Việt theo hướng tích hợp được đề xuất trên nền tảng khung mục tiêu trước đây gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ và theo định hướng phát triển năng lực hiện nay. Trong quá trình dạy học, tùy từng bài học cụ thể, giáo viên sẽ triển khai linh hoạt các mục tiêu ứng với nội dung dạy học đó.
Ví dụ: Với bài Nghĩa của câu, nếu dựa theo khung mục tiêu chung nêu trên
và đặc điểm bài học, có thể xác định mục tiêu cụ thể cho bài học như sau:
Hình thành năng lực nhận thức: Giúp học sinh biết, hiểu và áp dụng được các kiến thức về hai loại nghĩa của câu bao gồm khái niệm, phân loại, dấu hiệu nhận biết. Ngoài ra, bài học còn cung cấp cho học sinh kiến thức về hoạt động giao tiếp ngoài đời sống, kiến thức Làm văn, Văn học, Lịch sử, Địa lí thơng qua các ví dụ và bài tập thực hành.
Hình thành năng lực tư duy: Giúp học sinh có tư duy hệ thống trong việc xâu chuỗi các kiến thức về nghĩa của câu thành một chỉnh thể; hình thành tư duy phê phán thơng qua phản biện về các cách sử dụng nghĩa tình thái sai ngữ cảnh… Rèn kĩ năng kĩ xảo, hình thành năng lực giao tiếp tiếng Việt: Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích các loại nghĩa sự việc, nghĩa tình thái trong câu. Từ việc bắt chước các hình thức biểu hiện nghĩa của câu trogn các ví dụ mẫu hướng tới ứng dụng nó trong tạo lập lời nói phù hợp với ngữ cảnh ngồi đời. Qua các hoạt động nhóm nhằm hình thành cho học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm, thuyết trình trước lớp.
Hình thành phẩm chất nhân văn: Cho học sinh thấy được sự phong phú, giàu đẹp của tiếng Việt thông qua biến đổi hai loại nghĩa của câu đặc biệt là nghĩa tình thái. Từ đó giúp học sinh có ý thức yêu mến, trân trọng vẻ đẹp của ngơn ngữ dân tộc. Ngồi ra giáo dục các em tinh thần đồn kết sẻ chia qua hoạt động nhóm, giáo dục tình u thương sự lễ phép với ơng bà, cha mẹ thơng qua ví dụ về cách sử dụng nghĩa tình thái trong giao tiếp với
mọi người.