Hình thức tổ chức, phương pháp và cách thức dạy học tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học phần Tiếng Việt lớp 11 theo hướng tích hợp (Trang 71 - 82)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Một số biện pháp tích hợp trong dạy học Tiếng Việt 11

2.2.3. Hình thức tổ chức, phương pháp và cách thức dạy học tích hợp

2.2.3.1. Hình thức tổ chức dạy học tích hợp

Để đạt được mục đích dạy học tích hợp, điều quan trọng là phải biết lựa chọn hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, phù hợp với nội dung bài học. Tiết học cần được tổ chức dưới hình thức các hoạt động học tập. Ở đó học sinh là chủ thể khám phá, chiềm lĩnh tri thức bằng các hoạt động trong lớp học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

* Trong lớp học

- Hình thức hoạt động cá nhân là hình thức lớp học truyền thống. Trong

giờ Tiếng Việt tích hợp, giáo viên tổ chức điều khiển học sinh tham gia các hoạt động học tập. Trong đó, mỗi học sinh độc lập thực hiện nhiệm vụ được giao trong sự tương tác với hệ thống câu hỏi vấn đáp của giáo viên.Việc cung cấp kiến thức tích hợp thơng thường sẽ gắn với phương pháp đàm

thoại, vấn đáp, giảng bình. Đây là hình thức tổ chức dễ thực hiện, phù hợp với các nhiệm vụ học tập đơn giản.

- Hình thức thảo luận nhóm là hình thức tổ chức lớp học thành các

nhóm chuyên biệt, có tổ chức. Các thành viên trong nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ chung. Hình thức này tương đối phổ biến trong dạy học tích hợp vì nó gắn với những nhiệm vụ học tập đòi hỏi sự hiểu biết của nhiều ngườithuộc nhiều lĩnh vực.

- Hình thức học theo góc học tập là hình thức tổ chức mà trong đó

người học thực hiện những nhiệm vụ tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách khác nhau. Góc học tập có nhiều nét tương đồng với hình thức nhóm học tập. Học theo góc người học có cơ hội tự do lựa chọn các hoạt động học và phong cách học phù hợp với mình. Đó là cơ hội “khám phá”, “thực hành”, phát triển sáng tạo, nâng cao hứng thú,

đảm bảo học sâu mang lại hiệu quả bền vững. Ví dụ, khi dạy bài Phong cách ngơn ngữ báo chí có thể cho học sinh tham gia các góc: Góc sáng tác các thể

loại báo, góc vẽ tranh minh họa nội dung bài báo mẫu trong sách giáo khoa, góc tiểu phẩm thực hành phỏng vấn…Học sinh được lựa chọn góc học tập theo các chủ đề phù hợp với sở thích, năng khiếu cá nhân. Sản phẩm của các nhóm đều là những minh họa thực tế cho kiến thức bài học.

* Ngồi lớp học

Hình thức dạy học ngoài lớp học là điều kiện cho học tập theo hướng mở, tạo môi trường tương tác rộng giữa các chủ thể học tập, phát huy tối đa sự sáng tạo và các năng lực cá nhân của người học. Trong dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học Tiếng Việt nói riêng có thể tổ chức các hình thức học tập ngoài lớp học như: câu lạc bộ, hội thi, hội thảo, giao lưu theo chủ đề. Trong dạy học Tiếng Việt 11 có thể tổ chức câu lạc bộ - hội thi “Phóng viên nhỏ”, trong đó học sinh đóng vai trị là người tìm đề tài, phỏng vấn và sáng tác các thể loại báo chí: bản tin, phóng sự ngắn, tiểu phẩm báo, quảng cáo. Nó vừa

giúp học sinh hiểu hơn nội dung bài học Phong cách ngơn ngữ báo chí vừa

tạo cơ hội rèn kĩ năng ứng xử qua thực hiện phỏng vấn; rèn năng lực tạo lập văn bản theo phong cách báo chí; rèn kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin;... Bên cạnh đó, việc tìm kiếm nội dung tin tức đa dạng từ đời sống sẽ bổ sung cho các em kiến thức liên mơn. Ngồi ra, với những bài học thiên về lí

thuyết, với nhiều nội dung khá trừu tượng như bài Đặc điểm loại hình tiếng Việt, có thể tổ chức hội thảo nhỏ với chủ đề “Sắc màu tiếng Việt trong thơ

Mới”. Học sinh tham gia bình những câu thơ hay, độc đáo trong các bài thơ Mới đã học, từ đó thấy được ba đặc điểm loại hình tiếng Việt và sự biến hóa của nó trong sáng tác nghệ thuật.

Bên cạnh đó, với sự phát triển cơng nghệ thơng tin hiện nay, có thể tạo nên các lớp học tương tác trực tuyến, lớp học động, lớp học mở qua internet. Việc học do đó có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, trong nhiều hoàn cảnh và điều kiện khác nhau. Nó giúp tận dụng thời gian và tạo điều kiện cho học sinh phát huy sự tích cực chủ động trong tìm kiếm thơng tintừ nhiều nguồn.Việc kết hợp và lựa chọn linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học trong và ngồi lớp sẽ góp phần mang lại những giờ học Ngữ văn, giờ học Tiếng Việt thực sự sơi động, hiệu quả hướng tới hồn thành những mục tiêu dạy học tích hợp.

2.2.3.2. Phương pháp dạy học tích hợp * Phương pháp thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là phương pháp dạy học tích cực tạo nên sự tương tác đa chiều giữa các chủ thể dạy học. Đó là phương pháp chia lớp học thành nhiều nhóm, mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau và báo cáo kết quả trước lớp. Trong đó học sinh sẽ có điều kiện được trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến một cách dân chủ về vấn đề cả nhóm quan tâm.

Đối với dạy học tích hợp, trước những tình huống địi hỏi sự hiểu biết đa dạng về nhiều lĩnh vực, thảo luận nhóm trở nên đặc biệt có ưu thế.

Phương pháp này tạo môi trường tương tác giúp mọi học sinh đều có thể tham gia vào quá trình giao tiếp. Ngồi ra, học sinh được rèn thói quen sinh hoạt bình đẳng, tự do trình bày quan điểm, hình thành chính kiến cá nhân; biết đón nhận, phản biện những quan điểm bất đồng; tự tin, năng động, sáng tạo trong học tập.

Có nhiều biện pháp và kĩ thuật sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Hình thức chia nhóm rất đa dạng: có thể là nhóm nhỏ(cặp đơi, cặp ba), nhóm trung bình (4-8 học sinh) hoặc nhóm lớn (8-10 học sinh trở lên). Việc chia nhóm căn cứ vào độ phức tạp của câu hỏi và trình độ quản lí hoạt động nhóm của học sinh. Chẳng hạn, có thể sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ xác định mục đích và phương tiện biểu đạt của ngữ

liệu “Tuyên ngôn độc lập” trong bài học Phong cách ngơn ngữ chính luận

bằng những nhóm nhỏ 2-3 học sinh. Bởi lẽ nhiệm vụ này tương đối đơn giản, chỉ cần dung nhóm nhỏ 2-3 học sinh hỗ trợ nhau là có thể hồn thành u

cầu. Bài Phong cách ngơn ngữ báo chí lại có yêu cầu tạo lập một văn bản

thuộc thể loại báo chí nhất định theo chủ đề cho trước và phân tích đặc trưng. Nhiệm vụ này khá khó, do đó cần dùng nhóm lớn với từ 8-10 học sinh. Ví dụ: Nhóm 1 viết bản tin về hoạt động chào mừng ngày 20-11 của trường và phân tích đặc trưng thể loại, nhóm 2 viết bài quảng cáo ngắn cho sản phẩm sữa tươi dinh dưỡng và phân tích đặc trưng phong cách báo chí…

Thảo luận nhóm có thể tiến hành qua các bước sau:

Bước 1:Chuẩn bị

- Giáo viên dự kiến phân nhóm, giao nhiệm vụ, đề tài, quy định thời gian, hình thức thảo luận nhóm cho các nhóm .

- Lựa chọn nội dung thảo luận là những câu hỏi, bài tập gắn với tình huống dạy học phức hợp cần huy động hiểu biết của nhiều người.

Bước 2: Tiến hành thảo luận

- Các nhóm tự phân cơng nhiệm vụ, vị trí các thành viên(nhóm trưởng, thư kí, người báo cáo…)

- Các thành viên trong nhóm phải tích cực thảo luận và thống nhất quan điểm, tránh căng thẳng hoặc quá nhiều người cùng nói một lúc

Bước 3: Trình bày kết quả

- Đại diện nhóm trình bày kết quả, thành viên nhóm bổ sung - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, hỏi thêm

- Giáo viên đúc kết, bổ sung, kết luận nội dung trọng tâm

* Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành trình bày suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử của mình theo một “vai giả định”. Đây là phương pháp giảng dạy giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề từ góc nhìn của người trong cuộc. Với dạy học Tiếng Việt theo hướng tích hợp có thể sử dụng phương pháp này bằng cách tổ chức cho học sinh đóng vai các nhân vật trong một tình huống giao tiếp thực tế để minh họa bài học. Ví dụ: đóng vai

phát thanh viên đọc bản tin trong Phong cách ngôn ngữ báo chí; đóng vai

tình huống xin phép mẹ đi chơi trong hoạt cảnh giao tiếp hai mẹ con để phân

tích nội dung bài Từ ngơn ngữ chung đến lời nói cá nhân.

Tổ chức dạy học theo phương pháp đóng vai sẽ tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho học sinh thực hành kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng ứng xử xã hội đồng thời được trải nghiệm thực tế đời sống để vừa hiểu rõ hơn nội dung bài học vừa tích lũy thêm những kiến thức, kinh nghiệm mới về cuộc sống. Tiết học sẽ có khơng khí sơi nổi, hứng thú và phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh; huy động tối đa những tiềm năng ngôn ngữ.

- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ, tình huống, chủ đề và nêu yêu cầu

thời gian cho các nhóm. Việc diễn tình huống cần đi kèm với phân tích kiến thức rút ra sau khi đóng vai.

- Bước 2: Các nhóm phân tích tình huống phân vai, dàn cảnh (thường

cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà).

- Bước 3: Các nhóm thể hiện kết quả nhóm trước lớp bao gồm phần

diễn xuất và phần phân tích kiến thức bài học.

- Bước 4: Giáo viên nhận xét, rút ra bài học từ các tình huống, kết luận

nội dung bài học.

Ví dụ: Khi dạy bài Nghĩa của câu (Phần nghĩa tình thái) có thể cho học

sinh chia làm các nhóm chuẩn bị một hoạt cảnh nhỏ minh họa cho các loại nghĩa tình thái: Nhóm1: Hai người bạn nói chuyện trong giờ ra chơi về kết quả bài kiểm tra Tốn. Nhóm 2: Con xin phép mẹ đi chơi vào cuối tuần. Nhóm 3: Bà lão hỏi đường một cháu bé. Sau khi diễn hoạt cảnh các nhóm sẽ phân tích nghĩa sự việc, nghĩa tình thái của các câu hội thọai chính, từ đó rút ra kiến thức bài học.Các hoạt cảnh như vậy vừa góp phần kiểm chứng những vấn đề lí thuyết ngơn ngữ, tiếng Việt trong thực tế vừa là cơ hội để học sinh thực hành, rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt, khả năng ứng xử và văn hóa giao tiếp.

* Phương pháp thực hành giao tiếp

Ngôn ngữ là cơng cụ giao tiếp quan trọng và có hiệu quả nhất của con người và xã hội lồi người. Mọi tri thức về ngơn ngữ chỉ được soi sáng, kiểm nghiệm qua thực tiễn giao tiếp. Đồng thời mục đích cơ bản của dạy học Tiếng Việt chính là rèn cho học sinh năng lực ngơn ngữ tồn diện với sự thành thạo các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết để tham gia vào đời sống xã hội. Bởi vậy, thực hành giao tiếp trở thành phương pháp đặc thù trong dạy học Tiếng Việt. Đó là phương pháp tổ chức các hoạt động học tập để học sinh tham gia trực tiếp vào q trình giao tiếp thơng qua các tình huống đời

thực, qua đó học sinh vừa lĩnh hội vừa kiểm nghiệm sự phong phú, uyển chuyển của tiếng Việt trong quá trình hành chức.

Nếu sử dụng hiệu quả phương pháp này sẽ mang lại những giờ học sơi nổi tích cực và tràn đầy hứng thú. Học sinh không chỉ hiểu hơn bản chất của tiếng Việt qua thực tiễn giao tiếp, lĩnh hội và hiểu sâu sắc kiến thức mà cịn có cơ hội được tham gia trực tiếp vào quá trình tạo lập sản phẩm giao tiếp qua các tình huống. Từ đó học sinh có điều kiện hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt đúng, hay và đẹp.

Phương pháp giao tiếp có thể sử dụng trong mọi thời điểm của bài học. Có thể sử dụng các tình huống giao tiếp thực để nêu vấn đề, dẫn dắt vào bài học; dùng để minh họa, làm rõ kiến thức mới; hoặccũng có thể sử dụng trong các bài tập thực hành,luyện tập nhằm củng cố nội dung bài học. Có thể sử dụng phương pháp giao tiếp ở dạng đơn giản là những câu vấn đáp trong giờ, nâng cao hơn là diễn lại các đoạn hội thoại giao tiếp mẫu và cao nhất là vận dụng kiến thức trong giải quyết các tình huống giao tiếp có vấn đề ngồi thực tiễn.

Có thể tiến hành phương pháp giao tiếp theo những bước cơ bản sau:

Bước 1: Học sinh tạo dựng và tham gia trực tiếp vào tình huống giao

tiếp.

Bước 2: Phân tích các nhân tố trong tình huống giao tiếp, phân tích

ngơn ngữ giao tiếp được sử dụng.

Bước 3: Rút ra nội dung kiến thức tìm hiểu được qua tình huống.

Bước 4: Vận dụng, thực hành kiến thức vừa tìm được vào những tình

huống giao tiếp mới.

Ví dụ: Trong dạy học “Nghĩa của câu”, có thể sử dụng hàng loạt các

câu giao tiếp vấn đáp giữa giáo viên và học sinh; cũng có thể sử dụng các tình huống giao tiếp. Chẳng hạn, cho học sinh đọc hoặc diễn một hoạt cảnh cuộc nói chuyện giữa con gái và mẹ về việc con gái muốn xin tiền đi sinh

nhật bạn. Qua hoạt cảnh đó cho học sinh tìm từ tình thái và phân tích nghĩa tình thái, cảm xúc của người nói trong từng câu. Từ ví dụ đó ta dẫn dắt vào nội dung chính của bài là khái niệm và phân loại các loại nghĩa tình thái trong đời sống. Phần củng cố luyện tập cũng có thể đưa ra các bài tập giao tiếp đơn giản như đặt câu thể hiện nghĩa tình thái tương ứng hoặc cao hơn là xây dựng nội dung một đoạn hội thoại theo yêu cầu ứng dụng kiến thức nghĩa của câu.

* Phương pháp sử dụng trò chơi học tập

Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động dưới hình thức các trị chơi chứa nội dung bài học. Luật chơi và cách chơi thể hiện rõ nội dung và phương pháp dạy học. Đó là sự kết hợp giữa học tập và vui chơi cho học sinh dưới sự chỉ đạo, điều khiển của giáo viên.

Đây là phương pháp học tập đầy hứng thú, mang lại những giờ học sôi nổi, thu hút sự tập trung chú ý của học sinh với nội dung bài học. Đó cũng là điều kiện cho học sinh phát huy tài năng, cá tính, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác và sáng tạo của mình.

Phương pháp này dễ dàng sử dụng và phù hợp với mọi cấp học, bài học với nhiều dạng thức trò chơi phong phú. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng ở phần giới thiệu bài mới và củng cố, khắc sâu kiến thức để tránh gây tình trạng thiếu hệ thống và phân tán sự tập trung của học sinh.

Biện pháp và kĩ thuật sử dụng các trò chơi:

Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trị chơi. Ví dụ: Nhằm

tăng thêm vốn từ, ghi nhớ các thuật ngữ hay thực hành các kiểu câu...

Bước 2: Hướng dẫn chơi

- Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: xác định rõ số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.

- Cách chơi: Nêu rõ từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm…

- Cách đánh giá kết quả

Bước 3: Thực hiện trò chơi Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi

Giáo viên hoặc học sinh đóng vai trọng tài nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, kết quả thực hiện trò chơi, những việc làm tốt hoặc chưa tốt của các đội để phát huy hoặc rút kinh nghiệm.

Trò chơi tiếng Việt là phương pháp rất thú vị hấp dẫn trong dạy học. Trong quá trình tổ chức cần lưu ý khơng lạm dụng trị chơi làm mất tính hệ thống của kiến thức. Học sinh là chủ thể của trò chơi nhưng giáo viên phải là

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học phần Tiếng Việt lớp 11 theo hướng tích hợp (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)