Tích hợp trong kiểm tra đánhgiá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học phần Tiếng Việt lớp 11 theo hướng tích hợp (Trang 82 - 88)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Một số biện pháp tích hợp trong dạy học Tiếng Việt 11

2.2.4. Tích hợp trong kiểm tra đánhgiá

Trong tiến trình đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục Việt Nam hiện nay, kiểm tra đánh giá được coi là khâu đột phá. Bởi lẽ, việc thay đổi cách đánhgiá sẽ tác động trở lại tạo nên sự thay đổi về chất của quá trình dạy học.Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học nhằm đánh giá tồn bộ kết quả của q trình dạy học.Kết quả đó chính là tiền đề cho sự điều chỉnh, đổi mới phương pháp, nội dung dạy học cho phù hợp với mục tiêu giáo dục.

Giáo dục đang chuyển dần từ đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng sang đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phân làm các cấp độ nhận thức cơ bản từ thấp đến cao. Dạy học tiếng Việt theo hướng tích hợp cũng hướng tới đánh giá năng lực học sinh, trong đó đặc biệt chú trọng năng lực đọc hiểu, sử dụng tiếng Việt, năng lực hợp tác và các phẩm chất nhân văn.

2.2.4.1. Hình thức kiểm tra đánh giá

Hiện nay mơn Ngữ văn có hai hình thức kiểm tra đánh giá là đánh giá thường xuyên (qua kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút) và đánh giá tổng kết định kì (bài viết 45-90 phút). Trong đó phân mơn Tiếng Việt khơng có quy định rõ về số bài và dung lượng kiến thức trong một bài kiểm tra. Chính vì vậy để đánh giá năng lực học sinh thu nhận được có thể sử dụng linh hoạt các hình thức sau:

Thứ nhất, đánh giá ngay trong q trình học tập. Thơng qua quan sát sự tích cực của học sinh trong tham gia các hoạt động học tập, qua việc giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi, làm các bài tập luyện tập, thực hành trên lớp cũng như về nhà, giáo viên đánh giá kết quả dạy học. Từ đó kịp thời điều chỉnh cách dạy, cách học. Khi chưa có quy định về dung lượng bài kiểm tra riêng cho phân môn Tiếng Việt thì đây là hình thức đánh gia chủ yếu và được tiến hành thường xuyên nhất.

Hình thức thứ hai là đánh giá qua các bài kiểm tra. Kiến thức môn Tiếng Việt có thể được đánh giá qua bài kiểm tra 15 phút cũng có thể qua câu hỏi phần Tiếng Việt trong bài kiểm tra tổng kết định kì. Ngồi ra thơng qua các bài Làm văn giáo viên cũng có thể đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh. Việc kiểm tra này có tác dụng bao quát mạch nội dung mơn học một cách hệ thống. Có thể đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm, tự luận, hồ sơ, quan sát, tự đánh giá.

2.2.4.2. Nội dung kiểm tra đánh giá

Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá không chỉ hướng tới kiểm tra việc ghi nhớ, tái hiện nội dung học tập mà cịn địi hỏi sự thơng hiểu sâu sắc và vận dụng được kiến thức vào thực hiện các bài tập và giải quyết các tình huống thực tiễn.Trong dạy học Tiếng Việt 11 theo hướng tích hợp nội dung kiểm tra đánh giá cũng cần đảm bảo mối liên hệ mật thiết giữa nội dung Làm văn – Văn học và Tiếng Việt; lồng ghép các nội dung xun mơn, liên mơn trong các câu hỏi. Ngồi ra hệ thống câu hỏi cần được phân chia thành các cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Yêu cầu cụ thể của các cấp độ nhận thức này như sau:

Bảng 2.2: Các cấp độ nhận thức trong kiểm tra đánh giá Tiếng Việt 11

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Nắm được khái niệm Nhận diện được trong ngữ cảnh sử dụng Hiểu sâu sắc bản chất của kiến thức Phân tích được vai trị, cách thức và hiệu quả sử dụng Vận dụng kiến thức trong phân tích, đọc hiểu văn bản Vận dụng kiến thức trong tạo lập văn bản Vận dụng kiến thức trong các tình huống giao tiếp thực

Có thể minh họa cụ thể qua các ví dụ sau:

Ví dụ 1: Với bài Nghĩa của câu ta có thể sử dụng các câu hỏi kiểm tra

đánh giá theo bốn cấp độ như sau:

Câu hỏi nhận biết

- Có mấy loại nghĩa của câu?

- Thế nào là nghĩa sự việc? Thế nào là nghĩa tình thái? - Nêu các loại nghĩa sự việc?

Câu hỏi thơng hiểu

- Phân tích giá trị biểu đạt của các loại nghĩa tình thái?

- Đánh giá phạm vi, hoàn cảnh và mức độ sử dụng của các loại nghĩa tình thái trong đời sống hàng ngày. Cho ví dụ minh họa?

- Giải thích mối quan hệ qua lại giữa nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong câu?

Câu hỏi vận dụng thấp

- Vận dụng nghĩa của câu trong phân tích văn bản văn học. Phân tích nghĩa tình thái trong các câu thơ, câu văn sau:

Thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!

(Chữ người tử tù –Nguyễn Tuân) Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều!

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi) Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du) Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?

(Chí Phèo – Nam Cao)

- Sử dụng hiểu biết về nghĩa tình thái để tạo lập đoạn văn biểu cảm nêu suy nghĩ về vấn đề bạo lực học đường.

Câu hỏi vận dụng cao: Biết vận dụng kiến thức nghĩa của câu vào các

tình huống giao tiếp thực nhằm đạt mục đích giao tiếp.

- Viết đoạn văn biểu cảm về một nghĩa cử tình thương em được chứng kiến sử dụng các loại nghĩa tình thái đã học

- Vận dụng kiến thức nghĩa của câu hãy tạo lập các đoạn hội thoại trong những tình huống sau đây sao cho phù hợp với nhân vật và hoàn cảnh giao tiếp: Cuộc nói chuyện giữa hai người bạn về một thần tượng âm nhạc; cuộc nói chuyện trong gia đình, người mẹ khuyên con chăm chỉ học tập; học sinh nói chuyện với cơ giáo nhận khuyết điểm vì đã vi phạm nội quy.

Ví dụ 2: Câu hỏi kiểm tra đánh giá bài Phong cách ngơn ngữ báo chí Câu hỏi nhận biết:

- Nêu khái niệm ngôn ngữ báo chí?

- Trong các ví dụ sau, đâu là văn bản thuộc phong cách báo chí? Bản tin Đổi mới thi tốt nghiệp – đại học 2015

Tuyên ngôn độc lập

Xã luận Việt Nam thời hội nhập Ôn dịch thuốc lá

Thơng điệp tồn thế giới phịng chống AIDS

- Phong cách báo chí có cách tính chất nào trong các đặc trưng sau đây: Tính cảm xúc, tính chính xác, tính hấp dẫn, tính khoa học, tính cá thể, tính cơng khai về quan điểm chính trị?

Câu hỏi thơng hiểu:

- Phân tích 3 đặc trưng của phong cách báo chí? Cho ví dụ minh họa? - So sánh cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản thuộc phong cách báo chí và phong cách nghệ thuật?

Câu hỏi vận dụng thấp:

- Phân tích đặc trưng văn bản báo chí trong đoạn bản tin sau:

“Trang tin Want China Times hôm 27/9 dẫn nguồn tin từ tờ China Science Dailycó trụ sở tại Bắc Kinh cho biết, Trung Quốc sẽ triển khai tàu

chở cá sống 200.000 tấn, phục vụ như một "công xưởng" chế biến cá di động, đến bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam...”

-Tính hấp dẫn của văn bản báo chí trong đoạn báo sau được thể hiện như thế nào?

CR7 sắp "đấu" Messi tại Nhà hát

Theo lịch thi đấu giao hữu quốc tế, vào ngày 18/11 tới đây, Bồ Đào Nha và Argentina sẽ đọ sức tại Old Trafford, sân nhà của MU. Theo thỏa thuận giữa liên đồn bóng đá hai nước, cả hai tân huấn luyện viên Fernando Santos và Tata Martino đều phải mang những cầu thủ giỏi nhất đến nước Anh, vì thế đây sẽ là màn đọ sức rất được trông chờ với sự xuất hiện của 2 cầu thủ hay nhất thế giới hiện nay bên phía 2 đội Ronaldo - Messi.

Đặc biệt, đây là trận đấu rất đáng chú ý với CR7 bởi anh sẽ trở lại mái nhà xưa Old Trafford. Trong thời gian qua, các manucians đã lên tiếng mời gọi Ronaldo trở lại Nhà, thậm chí ở trận đấu giữa Villarreal và Real cuối

tuần qua, các fan của Quỷ đỏ còn thuê hẳn 1 máy bay để giăng biểu ngữ kêu

gọi CR7 "về nhà" (Thứ 5, ngày 2/10/2014 – 24h.com.vn) Câu hỏi vận dụng cao:

- Tạo lập một văn bản thuộc một trong các thể loại báo đảm bảo đúng đặc trưng phong cách ngơn ngữ báo chí. Viết bản tin về các chủ đề sau: thông báo về lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam tại trường X; bản tin tổng kết cơng tác an tồn giao thơng học đường trường Y, ...

Ở các ví dụ trên đây là các câu hỏi kiểm tra đánh giá vừa được chia làm bốn cấp độ vừa chú ý lồng ghép nội dung kiến thức Làm văn, Văn học và kiến thức liên mơn, giáo dục đạo đức chính trị lối sống. Qua trả lời câu hỏi và thực hiện những nhiệm vụ học tập này học sinh vừa củng cố khắc sâu kiến thức, nâng cao năng lực thực hành vừa có cơ hội mở rộng tri thức qua các ngữ liệu, bài tập tích hợp.

Như vậy cùng với đổi mới mục tiêu, nội dung giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phải tiến hành hình thức cho tới nội dung. Trong đó kiểm tra đánh giá theo ma trận bốn cấp độ nhận thức nhằm đánh giá năng lực học sinh chính là bước đột phá quan trọng.

Đổi mới giáo dục nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng theo hướng tích hợp nhằm hình thành con người mới với những năng lực cần thiết trong hoạt động xã hội là một chặng đường dài. Đặc trưng chương trình Tiếng Việt 11 trong trường trung học phổ thơng hiện nay địi hỏi sự đổi mới đồng bộ và phối hợp về cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá. Vận dụng hiệu quả những hướng đi này trong dạy học Tiếng Việt 11 nói riêng, giáo dục phổ thơng nói chung sẽ góp phần mang lại một diện mạo mới đầy triển vọng cho giáo dục nước nhà nhằm tiến kịp với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học phần Tiếng Việt lớp 11 theo hướng tích hợp (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)