Nhận thức của giáo viên Ngữ văn về dạy học tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học phần Tiếng Việt lớp 11 theo hướng tích hợp (Trang 37 - 43)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Thực trạng dạy học Tiếng Việt 11 theo hướng tích hợp

1.4.1. Nhận thức của giáo viên Ngữ văn về dạy học tích hợp

Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật và những đổi thay của đời sống xã hội, yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng tích hợp càng trở nên cấp bách. Trong đó khâu đột phá đầu tiên nằm ở việc đào tạo đội ngũ giáo viên. Hiện nay hàng loạt các cuộc hội thảo, chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sách hướng dẫn, bài báo tạp chí đều hướng tới

cung cấp và đào tạo những kiến thức kĩ năng cơ bản của giáo viên nhằm thích ứng với dạy học tích hợp. Dù vậy, nhận thức của đa số giáo viên trung học phổ thơng hiện nay về tích hợp vẫn cịn chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc.

Ngành giáo dục và đào tạo những năm qua đã tăng cường các hình thức hoạt động khác nhau nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Quan trọng nhất phải kể đến hình thức thơng qua các bài báo và

tạp chí chuyên ngành (Báo Giáo dục và Thời đại, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, Tạp chí Thế giới trong ta, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ…) để tuyên truyền, cung cấp kiến thức cần thiết về vấn đề đổi mới nội

dung chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn cũng như quan điểm, nguyên tắc, phương pháp dạy học hiện đại.

Bắt đầu từ năm học 2008 – 2009, phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được hưởng ứng và nhân rộng ở các trường phổ thông. Một số trường đã nắm bắt được tinh thần đổi mới và triển khai một cách hiệu quả tại cơ sở. Các giáo viên bộ mơn ln chủ động tìm kiếm, vận dụng linh hoạt các phương pháp như phát vấn, trực quan, gợi mở, phân tích, chia nhóm thảo luận…Ngồi việc dạy chính khóa cịn có thể tổ chức các buổi ngoại khóa, nói chuyện chuyên đề tích hợp với các nội dung giáo dục đạo đức, nhân cách, bảo vệ mơi trường góp phần giúp các em phát triển toàn diện.

Để chuẩn bị cho đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động cuộc thi “Dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn” dành cho giáo viên trung học và được triển khai sâu rộng về các tỉnh thành trên cả nước. Qua đó giáo viên có dịp tìm hiểu về lí thuyết tích hợp và cùng nhau thảo luận vận dụng tích hợp vào dạy học những bài học, chủ đề cụ thể trong bộ mơn của mình. Cuộc thi đã dành được sự ủng hộ đồng tình của nhiều giáo viên.Các bài dự thi đặc biệt là những bài đạt giải đã trở thành một kho tư liệu phong phú để các nhà trường học tập, triển khai sâu rộng.

Tuy nhiên việc dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học Tiếng Việt nói riêng theo hướng tích hợp vẫn cịn nhiều bất cập. Trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện hàng loạt các bài viết, các phóng sự cho thấy sự bất

ổn trong dạy học Ngữ văn. Những tiêu đề như Dạy môn Văn trong trường hiện nay chưa đạt, Trăn trở của một cơ giáo dạy văn, Vì sao điểm văn năm nay thấp, Cách dạy văn chẳng có gì thay đổi sau 25 năm, Dạy và học văn – góc nhìn người trong cuộc… xuất hiện thường xun trên báo và trở thành

vấn đề được quan tâm, bình luận nhiều trên các website hiện nay.

Trên thực tế, mặc dù nhiều giáo viên đã có ý thức tìm tịi ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học văn nhưng việc thực hiện chỉ mang tính hình thức, thử nghiệm chứ chưa đem lại hiệu quả thực sự. Hơn nữa, khơng ít giáo viên chưa được trang bị kĩ càng, đồng bộ về quan điểm lí luận và phương pháp dạy học Văn mới đặc biệt là lí thuyết tích hợp. Do đó, hầu hết vẫn sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống cứng nhắc, khép kín trong bộ môn khiến cho kết quả thực tiễn dạy học còn cách quá xa so với mục tiêu đào tạo.

Kết quả khảo sát tại trường Trung học phổ thông Phụ Dực (Quỳnh Phụ, Thái Bình) và trường trung học phổ thơng chun Thái Bình (Thành phố Thái Bình, Thái Bình) cho thấy:

1.4.1.1. Nhận thức mức độ cần thiết của việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn

Bảng 1.1: Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết của việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học

Số lượng Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Khơng cần thiết

22 Giáo viên 4 8 10 0

Biểu đồ 1.1: Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết của việc vận dụng quan điểm tích hợp

Chương trình Ngữ văn mới được biên soạn theo hướng tích hợp trong dạy học là một bước tiến quan trọng đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục thời đại. Bảng điều tra cho thấy khơng có giáo viên nào là không cảm thấy sự cần thiết của việc áp dụng tích hợp vào dạy học Ngữ văn(46%). Tuy nhiên, hầu hết giáo viên cho rằng sự cần thiết áp dụng tích hợp vào dạy học Ngữ văn chỉ ở mức bình thường. Chứng tỏ giáo viên vẫn chưa thấy được những ưu điểm, tầm quan trọng cũng như sự phù hợp của tích hợp trong việc áp dụng vào dạy học chương trình Ngữ văn hiện hành. Chỉ có 36% giáo viên đánh giá là cần thiết và 18% giáo viên thấy được mức độ rất cần thiết của dạy học tích hợp.

1.4.1.2. Về số lượng và mức độ vận dụng tích hợp trong dạy học Ngữ văn Bảng1.2: Số lượng giáo viên vận dụng tích hợp trong dạy học Ngữ Văn

Số lượng Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng

Không bao giờ

22 giáo viên 2 7 13 0

100% 9% 32% 59% 0

Dưới sự tác động mạnh mẽ của định hướng đổi mới giáo dục các giáo viên đã có ý thức vận dụng tích hợp vào dạy học với mức độ ngày càng cao. Nếu trước đây việc tích hợp cịn lẻ tẻ và hầu như khơng được chú ý thì hiện

nay tất cả giáo viên đều đã từng sử dụng tích hợp vào dạy học. Tuy nhiên hầu hết giáo viên chỉ thỉnh thoảng có đề cập đến vấn đề tích hợp như một sự liên hệ mở rộng chứ chưa coi đó là một định hướng quan trọng trong giảng dạy (59%). 32% giáo viên đã thường xuyên ứng dụng lí thuyết tích hợp cũng là một tín hiệu đáng mừng so với trước đây. Điều này có cơ sở từ việc ngay trong chương trình sách giáo khoa được biên soạn đã có yêu cầu giáo viên tích hợp kiến thức đặc biệt là ba phân môn Ngữ văn. Số lượng giáo viên thường xuyên vận dụng tích hợp chiếm 9% chứng tỏ rằng có những giáo viên đã tìm tịi và thấy được tầm quan trọng và triển vọng của sư phạm tích hợp. Dù vậy như thế là chưa đủ cho một cuộc lột xác căn bản và tồn diện sắp tới. Nó địi hỏi tất cả giáo viên cần nhận thức được tầm quan trọng của tích hợp và vận dụng nó một cách đồng bộ nhằm tạo ra hiệu quả thực sự.

1.4.1.3. Về nguồn cung cấp tri thức dạy học tích hợp cho giáo viên trung học phổ thông

Bảng 1.3: Nguồn cung cấp tri thức về tích hợp cho giáo viên trung học phổ thông

Nguồn Số lượng

(29 Giáo viên)

Tỉ lệ 100%

Chuyên đề tập huấn thay sách 13 59 %

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên của Bộ 13 59 %

Sách tham khảo 0 0%

Tạp chí chuyên ngành 2 10%

Cơng trình nghiên cứu 0 0%

Như vậy nguồn cung cấp tri thức tích hợp chủ yếu cho giáo viên hiện nay là thông tin lẻ tẻ trên các trang web, những đợt tập huấn thay sách và tài liệu bồi dưỡng giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cơ hội để tìm hiểu ở các sách tham khảo, đặc biệt là các cơng trình nghiên cứu khoa học chun sâu về tích hợp hầu như khơng có. Chính vì vậy hầu hết giáo viên chưa có được nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tích hợp. Những hướng dẫn mang tính khái quát của Bộ, những bài báo lẻ tẻ trên các trang web chỉ có thể giúp giáo viên nắm bắt tinh thần chung của định hướng tích hợp mà khơng hề được trang bị những kiến thức và kĩ năng cần thiết để áp dụng vào

thực tiễn giảng dạy.

1.4.1.4. Vấn đề dạy học tích hợp Ngữ văn trung học phổ thơng với sáng kiến kinh nghiệm hàng năm

Bảng 1.4: Mức độ nghiên cứu về dạy học tích hợp Ngữ văn trung học phổ thông trong sáng kiến kinh nghiệm hàng năm

Số lượng Từ 2 lần trở lên Chỉ 1lần Chưa bao giờ

22 Giáo viên 0 3 19

100% 0 13% 87%

Sáng kiến kinh nghiệm chính là những đúc kết của giáo viên trong suốt quá trình dạy học cũng là nơi để giáo viên nghiên cứu thể nghiệm những quan điểm dạy học mới.Tích hợp là một trong những xu thế mới và định hướng quan trọng của giáo dục nước ta. Nó được đề xuất từ năm 2007 khi biên soạn bộ sách giáo khoa mới. Thế nhưng trong 22 giáo viên thuộc hai trường chỉ có 3 giáo viên từng đề cập đến vấn đề này trong đó 2/3 giáo viên có bài nghiên cứu tích hợp khi tham gia cuộc thi “Dạy học tích hợp theo chủ đề liên mơn” dành cho giáo viên trung học. Có thể do tài liệu tích hợp chưa đủ để phục vụ nghiên cứu ứng dụng, cũng có thể do giáo viên chưa nhận thức được đúng tầm quan trọng của tích hợp trong dạy học và cũng có thể do những điều kiện cơ sở vật chất và

trình độ hiện có của giáo viên, học sinh chưa đủ đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp. Nhưng nhìn chung đó là một thực trạng đáng buồn của giáo dục hiện nay. Trong khi các nước đều đã áp dựng thành cơng và có những bước tiến quan trọng cả về lí luận và thực tiễn giảng dạy thì ở nước ta hiện nay ngay từ việc nhận thức về quan điểm tích hợp cũng đã bộc lộ quá nhiều yếu kém.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, vấn đề áp dụng tích hợp trong dạy học Ngữ văn đã được giáo viên tiếp cận nhưng chưa thực sự có chiều sâu. Sự tiếp cận ấy có thể chỉ dừng lại ở việc nắm được quan điểm, nguyên tắc xây dựng chương trình và sách giáo khoa mới là theo định hướng tích hợp, có hai hình thức tích hợp là tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc. Thế nhưng, tích hợp như thế nào thực sự vẫn là vấn đề khó khăn với các giáo viên. Do vậy trong nhiều giờ dạy, giáo viên chưa chú ý đến việc vận dụng quan điểm tích hợp dẫn đến thực trạng việc khai thác bài dạy thiếu tính hệ thống, thiếu chiều sâu, làm cho chất lượng bài dạy không đạt. Nhiều giờ dạy, giáo viên tích hợp một cách gượng gạo, các đơn vị kiến thức được tích hợp khơng có mối liên hệ gắn bó; việc lựa chọn kiến thức tích hợp chưa trọng tâm. Chúng ta thừa nhận là dạy học cần vận dụng quan điểm tích hợp, song việc vận dụng này là để phục vụ cho mục tiêu của bài dạy chứ khơng phải vận dụng tích hợp một cách tùy tiện, máy móc. Khi vận dụng quan điểm tích hợp, nếu giáo viên thiếu sự chuẩn bị kĩ lưỡng, sử dụng một cách tùy hứng, thiếu tính linh hoạt sẽ dẫn đến hiệu quả tích hợp khơng cao, thậm chí đi ngược lại với mục tiêu của dạy học tích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học phần Tiếng Việt lớp 11 theo hướng tích hợp (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)