Đảm bảo những yêu cầu riêng của dạy học Tiếng Việt 11 theo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học phần Tiếng Việt lớp 11 theo hướng tích hợp (Trang 53 - 57)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Một số yêu cầu khi dạy học Tiếng Việt 11 theo hướng tích hợp

2.1.2. Đảm bảo những yêu cầu riêng của dạy học Tiếng Việt 11 theo

hướng tích hợp

Ngồi việc đảm bảo những yêu cầu chung của quá trình dạy học thì việc áp dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Tiếng Việt 11 cần tuân thủ

những yêu cầu riêng phù hợp với đặc thù của quan điểm dạy học hiện đại này và phù hợp với phân mơn Tiếng Việt.

2.1.2.1. Lựa chọn nội dung tích hợp phải phong phú, phù hợp

Giáo trình Giáo dục học định nghĩa “Nội dung dạy học là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà nắm được chúng sẽ đảm bảo quá trình phát triển năng lực trí tuệ và thể chất học sinh, hình thành thế giới quan đạo đức, hành vi tương ứng với nó chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống và lao động”[8].

Lựa chọn sắp xếp nội dung chính là một trong những khâu quan trọng nhất quyết định hiệu quả của quá trình dạy học đặc biệt với dạy học tích hợp. Trong dạy học tích hợp nội dung được lựa chọn ngồi những thơng tin sẵn có trong sách giáo khoa cịn là những thơng tin thuộc nhiều lĩnh vực được giáo viên tìm kiếm, chọn lọc. Nếu chúng ta biết kết hợp và lựa chọn những thông tin cần thiết thì bài học sẽ trở nên thú vị và đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu thông tin lựa chọn khơng phù hợp có thể sẽ làm lạc và rối thông tin bài học, đi ngược với mục tiêu đặt ra. Ở khâu này địi hỏi người giáo viên ngồi trình độ chun mơn cịn cần sự nghiên cứu tỉ mỉ, ham tìm tịi và tâm huyết để hồn thành một bài dạy tích hợp. Khi tiến hành lựa chọn nội dung tích hợp

giáo viên cần lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất lựa chọn nội dung tích hợp phải phong phú. Để việc tích hợp mang lại hiệu quả tích cực, giáo viên cần huy động kiến thức tổng hợp, tìm mối liên hệ giữa kiến thức bài học và các kiến thức liên quan. Nội dung tích hợp càng phong phú, đa dạng thì bài học càng sinh động và kiến thức đến với học sinh sẽ nhiều màu sắc hơn. Cụ thể, với một nội dung kiến thức Tiếng Việt 11 có thể vừa lựa chọn nội dung tích hợp trong mơn học Ngữ văn với ba phần: Tiếng Việt - Văn học - Làm văn, vừa phát triển những nội dung liên môn với môn học khác như Sử, Địa, Giáo dục công dân… và liên hệ bài học đời sống.

Thứ hai, việc lựa chọn, sắp xếp nội dung cần hợp lí, tránh gượng ép. Tuy chúng ta cố gắng tìm kiếm nội dung tích hợp thật phong phú nhưng khơng có nghĩa là gượng ép mà tùy từng bài học phải có mức độ tích hợp khác nhau. Khơng phải bài học nào cũng phù hợp cho việc lựa chọn tất cả các hướng tích hợp. Trong chương trình Tiếng Việt 11 có những bài phù hợp

với tích hợp liên mơn như Phong cách ngơn ngữ báo chí, cũng có những bài thuận lợi cho tích hợp ba phân mơn Ngữ văn như Đặc điểm loại hình Tiếng Việt, có bài lại là cơ hội cho tích hợp với kiến thức đời sống như Ngữ cảnh, Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân… Ta có thể tùy mỗi bài học lựa

chọn những khía cạnh tích hợp phù hợp với nó. Q ít nội dung thì sẽ khó đạt được mục tiêu tích hợp nhưng quá nhiều và sắp xếp không khéo léo thì dễ làm phá vỡ đặc trưng mơn học, gây ra tình trạng q tải kiến thức.

Bên cạnh đó,việc lựa chọn nội dung ngoài dựa trên đặc trưng bài học cịn cần chú ý tới trình độ hiện có của học sinh, điều kiện khách quan để tiến hành dạy học và phải phù hợp với phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

2.1.2.2. Tích hợp phải đảm bảo giảm tải kiến thức, rút ngắn thời gian học tập

Quỹ thời gian giáo dục trong nhà trường có hạn trong khi mục tiêu giáo dục phát triển tồn diện đặt ra khá nặng nề. Vì vậy, tích hợp trở thành một giải pháp triển vọng. Yêu cầu đặc trưng của dạy học tích hợp chính là tạo ra mối liên hệ kiến thức tổng hợp nhằm giảm tải kiến thức trùng lặp không cần thiết, giúp rút ngắn thời gian học tập cho học sinh. Giáo viên cần nhận thức đúng quan điểm tích hợp sao cho bài học cung cấp kiến thức nhiều lĩnh vực mà không khiến học sinh cảm thấy ngột ngạt, chồng chéo.

Chương trình Tiếng Việt 11 hiện hành nghiêng nhiều về lí thuyết và tương đối nặng nề. Với thời gian có hạn trên lớp, để vận dụng tích hợp mà vẫn giảm tải được kiến thức giáo viên cần xác định rõ nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm cần hình thành ở mỗi bài học. Khi mọi hoạt động học tập đều tập trung vào nội dung trọng tâm ấy học sinh sẽ không bị phân tán, rút ngắn

thời gian học tập mà vẫn lĩnh hội được nội dung cần thiết của bài. Ví dụ, bài

Ngữ cảnh có rất nhiều nội dung nhưng giáo viên cần xác định kiến thức, kĩ

năng trọng tâm là: Học sinh hiểu các nhân tố ngữ cảnh và có kĩ năng giao tiếp thực tế phù hợp với ngữ cảnh. Khi xác định được điều đó thay vì học hàng loạt lí thuyết, khái niệm giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu các câu chuyện hội thoại thuộc nhiều lĩnh vực tích hợp. Mỗi nhóm sẽ chỉ ra các nhân tố ngữ cảnh và đặc trưng của chúng. Sau đó, giáo viên đưa ra các tình huống tích hợp tổ chức cho học sinh xây dựng các cuộc giao tiếp ngắn phù hợp với ngữ cảnh. Như vậy, bài học diễn ra thú vị như một trò chơi, học sinh vừa chủ động tiếp thu lí thuyết vừa rèn được các kĩ năng giao tiếp. Đặc biệt, khi chỉ xoáy vào một nội dung trọng tâm thì học sinh khơng cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi với quá nhiều kiến thức.

2.1.2.3. Dạy học tích hợp phải đảm bảo vận dụng các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức phù hợp, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

Dạy học tích hợp ln gắn liền với quan điểm tích cực hóa hoạt động của học sinh. Dạy học phải hướng trọng tâm tới việc biến học sinh thành chủ thể hoạt động tích cực, năng động sáng tạo biết tự tìm tịi, khám phá, lĩnh hội kiến thức. Đặc trưng của tích hợp chính là đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề địi hỏi vận dụng kiến thức tích hợp để giải quyết. Chính vì vậy, khi vận dụng tích hợp, việc lựa chọn các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học phải đảm bảo phù hợp với đặc trưng đó. Kết hợp dạy học tích cực và dạy học tích hợp sẽ tạo tiền đề quan trọng tạo nên những đột phá mới về chất lượng giáo dục. Thơng thường dạy học tích hợp thuận lợi cho hình thức tổ chức nhóm và sử dụng phương pháp đàm thoại, thực hành giao tiếp, đóng vai, tình huống có vấn đề để học sinh tham gia trực tiếp vào các hoạt động học tập từ đó tự chiếm lĩnh tri thức.

2.1.2.4. Đảm bảo tận dụng được kiến thức đã có của học sinh kết hợp phát triển thêm tri thức và giáo dục nhân cách

Một trong những đặc trưng của tích hợp chính là dựa trên mối liên hệ trục dọc và trục ngang của kiến thức để từ cái đã biết hình thành cái chưa biết cho học sinh. Trong dạy học Tiếng Việt giáo viên cần tìm hiểu trình độ hiện có của học sinh để tận dụng những hiểu biết đã có về Tiếng Việt các lớp dưới; phát huy những hiểu biết của các em về Văn học, Làm văn cũng như các mơn học khác trong q trình dạy học. Nếu tận dụng tốt những kiến thức sẵn có ấy sẽ giúp giáo viên có thể rút ngắn thời gian học tập, hạn chế sự nhàm chán, trùng lặp và từ đó sẽ có điều kiện phát triển thêm tri thức cho học sinh.

Trong định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay, ngoài trang bị kiến thức, hình thành phẩm chất tư duy thì một mục tiêu quan trọng chính là hình thành nhóm năng lực nhân văn cho học sinh. Bởi vậy, dạy học trong nhà trường nói chung, dạy học Tiếng Việt nói riêng cần hướng tới giáo dục nhân cách học sinh. Thông qua những câu chuyện văn học, những tình huống giao tiếp tích hợp, những ví dụ minh họa thực tế học sinh sẽ được giáo dục những bài học làm người mang tính nhân văn sâu sắc, học cách giao tiếp ứng xử có văn hóa, ngồi ra cịn là điều kiện rèn luyện và phát triển các kĩ năng mềm.

Để hồn thành mục tiêu này địi hỏi người giáo viên cần có những bước xử lí linh hoạt khi lên lớp, biến giờ học thành mơi trường tương tác tích cực của học sinh với các tri thức cũ và mới của nhiều lĩnh vực. Tiết học còn là nơi học sinh chia sẻ suy nghĩ, quan niệm, là sự tìm tịi, khám phá bản thân. Từ đó, dạy học Tiếng Việt sẽ hướng tới vừa phát triển tri thức vừa giáo dục toàn diện nhân cách học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học phần Tiếng Việt lớp 11 theo hướng tích hợp (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)