Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Một số yêu cầu khi dạy học Tiếng Việt 11 theo hướng tích hợp
2.1.1. Dạy học tích hợp cần đảm bảo những yêu cầu chung của dạy học
2.1.1.1. Dạy học tích hợp phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt
Một trong những cơ sở và cũng là yêu cầu quan trọng của việc tiến hành dạy học chính là phải bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng đề ra trong mục tiêu cần đạt của từng mơn học. Đó là những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức kĩ năng mà học sinh phải đạt được sau mỗi nội dung học tập; là tiền đề để xác định nội dung kiến thức, những năng lực cần hình thành cho học sinh.
Căn cứ vào Chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn lớp11, các hướng dẫn nội dung trọng tâm trong Sách giáo viên Ngữ văn 11 và định hướng phát triển năng lực người học đang được đề xuất
hiện nay có thể xác định mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng bài học Tiếng Việt 11 như sau:
Với bài Từ ngơn ngữ chung đến lời nói cá nhân trước hết học sinh cần
nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân cùng mối tương quan giữa chúng. Từ đó rèn luyện và nâng cao năng lực lĩnh hội và năng lực sáng tạo cá nhân trong sử dụng ngôn ngữ chung. Đồng thời bồi dưỡng cho học sinh ý thức tôn trọng những qui tắc
ngôn ngữ chung của xã hội, góp phần vào việc phát triển ngơn ngữ nước nhà. Bài Ngữ cảnh bên cạnh việc nắm được khái niệm ngữ cảnh, các nhân tố của ngữ cảnh vai trò của chúng trong hoạt động giao tiếp cần hướng tới phát
triển năng lực lĩnh hội lời nói gắn với ngữ cảnh và năng lực sử dụng ngôn ngữ
phù hợp với ngữ cảnh nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất. Từ đó bồi dưỡng tình cảm u quý và trân trọng sự phong phú và giàu đẹp của ngôn ngữ Việt.
Khi học bài Thực hành về thành ngữ điển cố cần giúp học sinh nâng cao
hiểu biết về thành ngữ, điển cố và giá trị biểu đạt của chúng trong giao tiếp đặc biệt là các văn bản nghệ thuật, rèn kĩ năng sử dụng thành ngữ điển cố
trong thực tiễn giao tiếp. Đồng thời giúp các em có thái độ yêu mến và trân trọng tinh hoa ngôn ngữ dân tộc kết tinh qua thành ngữ, điển cố.
Khi Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng cần củng cố và nâng cao
hiểu biết về các phương thức chuyển nghĩa của từ, hiện tượng từ đồng nghĩa,
nhiều nghĩa, rèn năng lực phân tích và sử dụng từ ngữ và bồi dưỡng tình yêu vốn từ ngữ phong phú, giàu giá trị biểu đạt của tiếng Việt.
Bài Phong cách ngơn ngữ báo chí hướng trọng tâm vào việc nắm vững
khái niệm ngơn ngữ báo chí và các loại báo chí thường gặp. Từ đó giúp học sinh phân tích được đặc trưng ngơn ngữ báo chí, so sánh tìm ra nét riêng
trong ngơn ngữ báo chí với các loại ngôn ngữ khác, rèn luyện và nâng cao
năng lực tạo lập văn bản thuộc phong cách báo chí: bản tin, phóng sự. Đồng thời bồi dưỡng ý thức giữ gìn sự trong sáng và phát triển ngôn ngữ dân tộc,
phê phán cách sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, lệch chuẩn, lai căng.
Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu giúp học sinh
nhận thức được vai trò tác dụng của trật tự các bộ phận trong câu với việc thể
hiện ý nghĩa và liên kết văn bản. Từ đó rèn kĩ năng lựa chọn và sắp xếp các bộ phân trong câu hợp lí, hiệu quả, tập cho học sinh có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự câu trong các tình huống giao tiếp.
Bài Nghĩa của câu giúp học sinh nắm vững khái niệm nghĩa sự việc, nghĩa tình thái và các biểu hiện của chúng, hiểu được vai trò của các loại
nghĩa trong thực tiễn giao tiếp. Từ đó nâng cao năng lực lĩnh hội, phân tích các loại nghĩa trong các câu nói đồng thời rèn kĩ năng sử dụng các loại nghĩa
tình thái phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.
Đặc điểm loại hình tiếng Việt giúp học sinh nắm được ba đặc điểm loại
loại hình khác. Từ đó giúp các em biết cách phân tích các đặc trưng của loại hình tiếng Việt trong các tình huống cụ thể. Qua đó bồi dưỡng tình u, sự trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và sự trong sáng của tiếng Việt.
Bài Phong cách ngơn ngữ chính luận học sinh cần nắm được khái niệm ngơn ngữ chính luận và các thể loại chính luận thường gặp, biết so sánh và
thấy rõ đặc điểm về phương tiện diễn đạt của phong cách chính luận so với
các loại phong cách khác, hiểu và phân tích được ba đặc trưng của phong
cách chính luận. Qua đó rèn năng lực tạo lập văn bản chính luận đúng đặc
trưng phong cách.
Việc xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt trên đây vừa căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình hiện hành vừa đáp ứng những yêu cầu đổi mới theo hướng tích hợp nhằm phát triển năng lực người học. Tuy nhiên có thể nhận thấy chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình hiện hành chủ yếu là tích hợp Tiếng Việt với Tiếng Việt và có đề cập tới tích hợp kiến thức đời sống nhưng chưa nhiều. Đặc biệt chưa khai thác sâu rộng về các hướng tích hợp liên mơn. Vì vậy dạy học Tiếng Việt 11 theo hướng tích hợp cần bám sát chuẩn này đồng thời mở rộng thêm các kiến thức tích hợp khác theo định hướng năng lực. Mục tiêu sẽ được xây dựng theo từng bài học gắn với những nhóm năng lực cần hình thành ở học sinh.
2.1.1.2. Dạy học tích hợp phải tn theo một tiến trình dạy học linh hoạt, hợp lí Dù vận dụng bất kì một quan điểm dạy học hiện đại nào thì chúng ta
vẫn phải tuân theo một tiến trình dạy học hợp lí đồng thời có sự điều chỉnh linh hoạt với từng nội dung bài học. Dạy học Tiếng Việt 11 theo hướng tích hợp cũng cần tuân theo những bước cơ bản của quá trình dạy học Tiếng Việt. Đối với dạng bài hình thành kiến thức mới có thể chia làm ba khâu:
Chuẩn bị trước khi lên lớp
Với học sinh: Đọc kỹ bài ở nhà, nghiên cứu trả lời nội dung câu hỏi do giáo viên định hướng về bài học mới, tự tìm hiểu một số nguồn tham khảo.
Với giáo viên: Chuẩn bị giáo án (chú trọng việc lựa chọn, sắp xếp các nội dung tích hợp cho hợp lí, khoa học), chuẩn bị tư liệu, đồ dùng và phương pháp dạy học
Tổ chức giờ học trên lớp
Bước 1(Tìm hiểu ngữ liệu): Giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh tự tìm hiểu nghiên cứu ngữ liệu bài học, thảo luận tìm ra vấn đề bài học. Chú trọng lựa chọn cho học sinh tương tác với các ngữ liệu phong phú thuộc nhiều lĩnh vực nhằm hướng tới tích hợp.
Bước 2(Hình thành kiến thức mới): Giáo viên định hướng, học sinh tự hình thành kiến thức mới. Giáo viên chốt kiến thức trọng tâm bài học.
Bước 3(Củng cố luyện tập): Giáo viên điều khiển cho học sinh tham gia hoạt động luyện tập thực hành dưới nhiều hình thức đa dạng để củng cố, vận dụng kiến thức. Phát huy việc vận dụng kiến thức bài học vào nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau và vận dụng vào đời sống thực tiễn.
Sau khi hoàn thành bài học trên lớp
Giáo viên giao bài tập thực hành mang tính tích hợp (tìm hiểu, tạo lập việc vận dụng kiến thức vừa học tích hợp với các lĩnh vực khác). Nêu câu hỏi định hướng và nhiệm vụ chuẩn bị cho bài học mới.
Đối với dạng bài luyện tập thực hành: Trước hết giáo viên tổ chức cho học sinh ôn lại kiến thức cũ sau đó khâu quan trọng nhất là tổ chức các hoạt động luyện tập củng cố đa dạng, phát huy tối đa khả năng tích hợp của kiến thức cần luyện tập thơng qua các bài tập tích hợp. Từ đó hướng tới việc củng cố đồng thời năng cao năng lực thực hành tiếng Việt.
Dạy học tích hợp là một định hướng hiện đại có những đổi mới căn bản trong cách thức, nội dung tiếp cận bài học. Chính vì vậy ngồi việc tn theo tiến trình dạy học cơ bản nêu trên tùy từng nội dung bài học và mức độ tích hợp chúng ta có thể linh hoạt trong việc thêm, bớt hoặc gộp các khâu của q trình dạy học sao cho có được hình thức tổ chức dạy học ưu việt nhất.
2.1.1.3. Tích hợp phải đáp ứng được yêu cầu dạy học thực tiễn
Trước sự phát triển như vũ bão của đời sống xã hội, giáo dục nước ta hiện nay còn đang chậm và chưa sát với yêu cầu thời đại. Dạy học phải hướng tới đào tạo những con người Việt Nam mới có những năng lực thực tiễn cơ bản, cần thiết đáp ứng “đơn đặt hàng” của thực tiễn đời sống.
Thực tiễn đòi hỏi con người khơng chỉ có hiểu biết về lí thuyết ngơn ngữ mà cịn biết vận dụng nó một cách linh hoạt, biết xử lí các tình huống. Đó là năng lực sử dụng ngôn ngữ theo từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể nhằm đạt mục đích giao tiếp cao nhất phục vụ đắc lực cho cơng việc và cuộc sống. Năng lực đó thể hiện ở bốn dạng kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết.
Từ trước tới nay, việc dạy học Tiếng Việt thiên về cung cấp lí thuyết thuần túy về khái niệm, đặc điểm các cấp độ ngôn ngữ tiếng – từ - câu – văn, các bài thực hành luyện tập tương ứng. Ngồi ra chương trình Tiếng Việt cũng đã đan xen những bài học lí thuyết giao tiếp. Tuy nhiên kiến thức thực hành giao tiếp ngoài đời sống gắn với phát triển năng lực chưa nhiều. Các hoạt động thực hành ngôn ngữ theo hướng phát huy tính sáng tạo, tích cực chủ động của học sinh cũng ít được quan tâm. Bởi vậy, sau khi được đào tạo học sinh bước ra cuộc sống vẫn còn bỡ ngỡ và thiếu những kĩ năng cơ bản, cần thiết trong giao tiếp xã hội.
Chính vì vậy, u cầu cơ bản trong dạy học Tiếng Việt hiện nay là đào tạo hướng trọng tâm vào hình thành năng lực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn để học sinh bước ra cuộc đời biết giao tiếp, ứng xử và vận dụng ngôn ngữ vào các hoạt động chun mơn trong cơng việc của mình.