THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Khái quát về thực nghiệm
Để có được những cơ sở ban đầu nhằm kiểm chứng độ tin cậy, tính phù hợp và hiệu quả việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Tiếng Việt 11 hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển năng lực học sinh, luận văn đã triển khai dạy thể nghiệm ở lớp 11A6, 11A14 trường trung học phổ thông Phụ Dực – Quỳnh Phụ - Thái Bình. Kết quả thực nghiệm sẽ là cơ sở để đánh giá một cách khoa học, khách quan, chính xác giá trị thực tiễn của những nội dung đã được đề xuất trong luận văn.
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm là khâu đặc biệt quan trọng thực thi toàn bộ nội dung nghiên cứu của đề tài trên đối tượng cụ thể nhằm kiểm nghiệm và đánh giá kết quả của giả thuyết nghiên cứu. Hoạt động thực nghiệm dạy học tích hợp Tiếng Việt 11 hướng tới những mục đích sau:
Thứ nhất, đánh giá sự phù hợp và tính khả thi của việc vận dụng quan
điểm tích hợp trong dạy học Tiếng Việt 11. Qua các giờ học thực nghiệm chúng tôi tiến hành đánh giá sự phù hợp của các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học hiện đại với các nội dung tích hợp thuộc chương trình Tiếng Việt 11.
Thứ hai, bước đầu đánh giá hiệu quả và hoàn thiện định hướng dạy học
Tiếng Việt theo hướng tích hợp. Qua thu nhận thông tin phản hồi từ giáo viên, học sinh và kết quả kiểm tra đánh giá sau giờ thực nghiệm chúng tôi đánh giá hiệu quả và sự ưu việt của dạy học tích hợp so với dạy học Tiếng Việt theo lối truyền thống. Đồng thời rút kinh nghiệm chỉnh sửa, bổ sung và hồn thiện kết quả nghiên cứu nhằm có những bước triển khai sâu rộng hơn trong thực tiễn.
3.1.2. Nội dung thực nghiệm
Do hạn chế về điều kiện nghiên cứu chúng tôi tiến hành thực nghiệm vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Tiếng Việt 11 thông qua giáo án thực nghiệm bài “Phong cách ngơn ngữ báo chí”. Từ đó có cái nhìn khái qt về tồn bộ tính khả thi và hiệu quả của giả thuyết nêu trong đề tài.
3.1.3. Phương pháp và các bước thực nghiệm
Việc thực nghiệm được tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Lựa chọn và phân tích đối tượng thực nghiệm Bước 2: Chuẩn bị lên lớp
- Soạn thiết kế bài giảng theo hướng tích hợp - Chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết
- Dự kiến các hoạt động học tập tổ chức trong giờ học
Bước 3: Tiến hành thực nghiệm giảng dạy trên lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng
Bước 4: Kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm
- Sử dụng phiếu học tập để kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức sau bài học
- Sử dụng phiếu điều tra để nằm bắt sự đánh giá của học sinh, giáo viên về dạy học Tiếng Việt theo hướng tích hợp
- Tiến hành phỏng vấn rút kinh nghiệm
- Xử lí kết quả điều tra đối sánh lớp thực nghiệm và đối chứng rút ra kết luận và hoàn thiện kết quả nghiên cứu
3.1.4. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng
Căn cứ vào tình hình thực tế chúng tôi chọn mẫu thực nghiệm và đối chứng là:
Trường trung học phổ thông Phụ Dực: - Lớp thực nghiệm : 11A6 (45 học sinh) - Lớp đối chứng : 11A14 (45 học sinh)
Điều kiện thực nghiệm giả định rằng giữa các lớp đối chứng và thực nghiệm giáo viên có cùng trình độ, các lớp có số lượng học sinh tương đương và cơ bản đồng đều về năng lực. Đó là điều kiện để có thể tiến hành đánh giá tồn diện hơn về tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
3.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm
Căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu và các nghiên cứu về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học Tiếng Việt 11 theo hướng tích hợp chúng tơi tiến hành thiết kế thể nghiệm giáo án : “Phong cách ngơn ngữ báo chí” theo quan điểm tích hợp (Xem giáo án tại Phụ lục 1). Các nội dung tích hợp được khai thác trong giáo án có thể tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 3.1: Nội dung tích hợp trong dạy học bài: "Phong cách ngơn ngữ báo chí"
Mơn/ phân mơn
Kiến thức tích hợp Phần chứa kiến thức tích hợp
1. Tiếng Việt
- Các phong cách văn bản khác: phong cách nghệ thuật, khoa học, báo chí, sinh hoạt, chính luận
- Kiến thức về từ loại, nghĩa của từ, các kiểu câu, biện pháp tu từ
- Bài tập 1(Kiểm tra bài cũ)
- Phần II.2. Phương tiện diễn đạt của ngơn ngữ báo chí
2. Văn học
- Đời sống văn học đương đại: tác giả, tác phẩm văn học mới
- Nhóm 1: Bản tin về “Lễ trao giải văn học tuổi 20 lần 5 của Báo thanh niên 2014”.
3. Làm văn
- Bản tin và luyện tập viết bản tin - Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn - Bài tập nhóm 1 : Viết và trình bày bản tin - Bài tập nhóm 3: Phỏng vấn đưa tin về Di tích chùa Keo -
- Thao tác lập luận so sánh
- Viết quảng cáo
Thái Bình
- Phần II.2.So sánh bản tin và phóng sự
- Nhóm 4: Làm video quảng cáo sản phẩm mới 4. Liên môn - Tin học - Địa lí - Lịch sử Chính trị - Thể thao giải trí - Vật lí, khoa học cơng nghệ
- Kĩ năng tạo lập bài trình chiếu powerpoint
- Đặc điểm vị trí địa lí và tiềm năng kinh tế biển Đơng
- Lịch sử chủ quyền biển đảo Việt Nam
- Đặc điểm văn hóa và lịch sử hình thành chùa Keo
- Vấn đề chính trị khu vực châu Á hiện nay
- Tin tức Bóng đá
- Nguyên lí phản xạ
- Kiến thức điện trở, nhiệt độ, chất siêu dẫn
- Sản phẩm thuyết trình của 4 nhóm
- Bài tập nhóm 2: Phóng sự về chương trình “Kết nối biển Đơng”
- Phóng sự về chùa Keo
- Bản tin “Triều Tiên tuyên bố nâng cấp kho vũ khí hạt nhân”
- Bản tin: "Chelsea đánh sập
'pháo đài' Etihad của Man City"
- Bản tin "Bóng đèn nước chiếu
sáng hàng triệu căn nhà"
- Bản tin: Đột phá trong nghiên cứu siêu dẫn nhiệt độ cao
5. Kiến thức đời
sống
- Tình yêu quê hương đất nước - Văn hóa giao tiếp
- Phóng sự về Biển đơng và Di tích chùa Keo.
3.3. Kết quả thực nghiệm và đánh giá
3.3.1. Đánh giá mức độ hứng thú và sự tích cực của học sinh khi học “Phong cách ngơn ngữ báo chí” theo hướng tích hợp “Phong cách ngơn ngữ báo chí” theo hướng tích hợp
Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu hỏi nhanh đến các em học sinh tại lớp thực nghiệm thông qua ba câu hỏi (Phụ lục 3). Từ đó có thể đánh giá về hiệu quả của tiết dạy về các phương diện:
Thứ nhất, qua câu hỏi: Sau khi học bài “Phong cách ngơn ngữ báo chí” theo hướng tích hợp em thấy như thế nào?" chúng tơi tổng hợp mức độ hứng thú sau bài học của học sinh trong bảng sau:
Bảng 3.2: Điều tra về mức độ hứng thú của học sinh sau giờ học thực nghiệm
Mức độ Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú Không ý kiến
45 học sinh 36 5 4 0
Tỉ lệ (%) 80% 11% 9% 0%
Kết quả điều tra cho thấy 80% học sinh tỏ ra rất hứng thú và 11% cảm thấy hứng thú với giờ học tích hợp. Chứng tỏ việc dạy học Tiếng Việt 11 theo hướng tích hợp có triển vọng phá vỡ rào được cản của một môn học “khô khan” để mang lại những tiết học thực sự sơi động kích thích hứng thú học tập ở học sinh. Tuy nhiên cịn 9% học sinh khơng hứng thú có thể vì các em chưa thích ứng kịp với cách học mới.
Thứ hai, qua câu hỏi đánh giá mức độ cần thiết của tích hợp trong dạy học Tiếng Việt 11 chúng tơi nhận thấy: Tuy định hướng tích hợp cịn khá mới mẻ và mới bước đầu được triển khai trong q trình đổi mới tồn diện giáo dục nhưng học sinh cũng đã có những nhận thức cơ bản và hiểu được sự cần thiết của dạy học tích hợp. Có 36/45 học sinh lớp thực nghiệm cảm thấy vận dụng tích hợp trong dạy học Tiếng Việt là cần thiết. Tuy các em nhận thấy cũng cịn đơi chút khó khăn ban đầu nhưng đó cũng là dấu hiệu đáng mừng về sự đồng thuận của học sinh trong định hướng đổi mới giáo dục hiện nay.
Thứ ba, qua quan sát và câu hỏi điều tra về mức độ tham gia các hoạt động học tập của học sinh chúng tơi nhận thấy học sinh tích cực và chủ động hơn trong các hoạt động học tập. Đó là nhờ việc truyền đạt kiến thức tích hợp được tổ chức thành các hoạt động biến học sinh thành chủ thể với sự vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.
3.3.2. Đánh giá mức độ nhận thức của học sinh sau khi học bài “Phong cách ngơn ngữ báo chí” theo hướng tích hợp tại hai lớp thực nghiệm và đối chứng ngôn ngữ báo chí” theo hướng tích hợp tại hai lớp thực nghiệm và đối chứng
Để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh chúng tôi biên soạn đề kiểm tra đảm bảo bao quát hết các kiến thức của bài học, đề phân hóa theo các cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao để dễ dàng so sánh mức độ nhận thức của học sinh. Câu hỏi cũng được biên soạn đa dạng về hình thức gồm trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm mở…
Bài kiểm tra tiến hành trong 15 phút ngay sau tiết học. Bài làm của học sinh chấm theo thang điểm 10 chia làm các cấp độ sau: Loại giỏi (9 – 10 điểm); loại Khá (7 – 8 điểm); loại Trung bình (5 – 6 điểm); loại Yếu (3-5 điểm); loại Kém ( 3 điểm trở xuống)
Kết quả đánh giá thu được từ lớp thực nghiệm và đối chứng được hệ thống trong bảng sau:
Bảng 3.3. Thống kê phân loại kết quả nhận thức của học sinh lớp thực nghiệm, đối chứng
LỚP SĨ SỐ
SỐ BÀI TỈ LỆ %
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ĐỐI CHỨNG
Giỏi Khá TB Yếu Kém 11A6 (TN) 45 Số bài 19 21 5 0 0 Tỉ lệ% 42 47 11 0 0 11A14 (ĐC) 45 Số bài 13 17 12 3 0 Tỉ lệ% 29 38 27 6 0
0 10 20 30 40 50 Giỏi Khá Trung Bình Yếu Kém Thực nghiệm Đối chứng
Biểu đồ 3.1: Kết quả nhận thức của học sinh lớp thực nghiệm, đối chứng
Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ có thể nhận định khái qt về tình hình chất lượng lớp thực nghiệm và đối chứng như sau: Tỷ lệ học sinh có điểm giỏi và khá ở lớp thực nghiệm (42% và 47%), cao hơn lớp đối chứng (29% và 38%), tỷ lệ học sinh có điểm trung bình và điểm yếu thấp hơn lớp
đối chứng. Những con số thống kê cho thấy việc dạy học bài Phong cách ngơn ngữ báo chí theo hướng tích hợp có tính khả thi và bước đầu đã mang
lại hiệu quả thực tiễn cao.
Tuy nhiên, không phương pháp nào là vạn năng có thể đáp ứng mọi yêu cầu của dạy học Ngữ văn nói chung, Tiếng Việt 11 nói riêng. Vì vậy phải biết lựa chọn và kết hợp linh hoạt các định hướng và phương pháp dạy học khác nhau nhằm đạt hiệu quả dạy học cao nhất. Việc dạy học Tiếng Việt 11 theo định hướng tích hợp cần kết hợp với các phương pháp hiện đại khác như dạy học tích cực, dạy học phát triển bền vững… Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tâm huyết, năng lực sư phạm và trình độ chun mơn của người giáo viên.
3.4. Thành công và hạn chế của thực nghiệm
3.4.1. Thành công của thực nghiệm
Thực nghiệm đã đạt được mục đích đặt ra. Những kết quả phân tích biểu hiện về nhận thức, thái độ, từ phía học sinh đã chứng tỏ tính khả thi và hiệu quả của giả thuyết nêu trong luận văn.
Về kiến thức: Giờ dạy theo hướng tích hợp khơng chỉ khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài học Tiếng Việt mà còn cung cấp cho học sinh hiểu biết cơ bản về một vài lĩnh vực khác như Văn học, Làm văn, Lịch sử, Địa lí, Tin học, Vật lí, chính trị xã hội và kiến thức giao tiếp ứng xử. Từ đó giúp các em có cái nhìn tồn diện hơn về mối quan hệ giữa các vấn đề trong đời sống xã hội.
Về năng lực: Học sinh được tham gia vào các hoạt động tích cực ở đó các em là chủ thể như: vấn đáp giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh, thảo luận nhóm, thuyết trình, chơi trị chơi… từ đó rèn luyện nhiều kĩ năng làm nền tảng cho việc hình thành các năng lực cần thiết: năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
3.4.2. Hạn chế của thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm cũng cho thấy một vài hạn chế cần lưu ý khi dạy học Tiếng Việt 11 theo hướng tích hợp:
Thứ nhất với chương trình sách giáo khoa hiện hành nội dung kiến thức tương đối nặng nề. Do đó khi tích hợp kiến thức giáo viên nếu không khéo lựa chọn và nhấn mạnh trọng tâm kiến thức thì có thể gây quá tải, mất nhiều thời gian đi ngược với mục tiêu đề ra.
Thứ hai việc ứng dụng các phương pháp và hình thức dạy học mới đòi hỏi sự nỗ lực và thời gian chuẩn bị chu đáo của cả giáo viên và học sinh. Khơng ít học sinh cịn bỡ ngỡ với việc chủ động chiếm lĩnh tri thức và chưa thực sự tích cực trong mọi hoạt động học tập. Đó là do thói quen tiếp nhận kiến thức một chiều bấy lâu nay. Bởi vậy, để đạt mục tiêu dạy
học tích hợp đề ra cần có sự nỗ lực lột xác về cách dạy, cách học.
3.5. Một số lưu ý khi dạy học Tiếng Việt 11 theo hướng tích hợp
Luận văn đã đề xuất các hướng tích hợp khi dạy học Tiếng Việt 11 và
kiện hoàn cảnh giáo viên cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các đề xuất trên để mang lại hiệu quả dạy học cao nhất.
Thứ nhất, khi lựa chọn nội dung, phương pháp tích hợp giáo viên cần tìm hiểu đối tượng học sinh ở các mặt trình độ, văn hóa, đặc điểm và điều kiện vùng miền. Khơng thể cứng nhắc vận dụng tích hợp tất cả các nội dung cho mọi đối tượng học sinh. Điều này rất dễ dẫn đến hiện tượng máy móc, khn sáo, tích hợp gượng gạo, thậm chí tác động tiêu cực đến tiến trình và hiệu quả bài học. Từ những tìm hiểu về đối tượng học sinh, mỗi giáo viên sẽ tự lựa chọn cho bài giảng của mình mức độ tích hợp phù hợp.
Ví dụ: Đối tượng là học sinh vùng cao, các em khơng có đủ điều kiện để tiếp xúc nhiều với sách báo và các phương tiện công nghệ thông tin, quỹ thời gian học tập hạn chế. Do đó, giáo viên không nên cứng nhắc yêu cầu các em chuẩn bị đầy đủ các tài liệu liên quan đến Lịch sử, Địa lý, văn hóa trước khi đến lớp. Thay vào đó, giáo viên có thể định hướng trước bài dạy bằng một số câu hỏi gợi mở để học sinh có cái nhìn tổng quan về bài học. Những kiến thức cần tích hợp vào bài giảng giáo viên sẽ chuẩn bị và vận dụng linh hoạt trong giáo án.
Ngược lại với đối tượng là học sinh các lớp chuyên Văn, lớp chất lượng cao yêu cầu chuẩn bị bài học ở các em cũng cần cao hơn: học sinh chuẩn bị các sản phẩm nhóm và thuyết trình trên lớp, dựng hoạt cảnh tình huống... Giáo viên cũng cần chuẩn bị các nội dung tích hợp một cách sâu rộng hơn để các em có điều kiện hiểu kĩ, hiểu sâu tác phẩm.
Thứ hai cần lựa chọn sắp xếp nội dung hợp lí tránh tình trạng q tải. Với chương trình sách giáo khoa cịn tương đối nặng nề hiện nay giáo viên cần xác định đúng trọng tâm kiến thức và khéo léo tổ chức các hoạt động chú trọng vào trọng tâm ấy. Các kiến thức đơn giản ít quan trọng hơn có thể cho