Không gian, thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa (Trang 32 - 34)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2 Khái quát về truyện cổ tích

1.2.2.6. Không gian, thời gian

Khơng gian của TCT mang tính chất hai mặt: vừa là không gian trần thế vừa là không gian phi trần thế. Không gian hiện thực là không gian của cuộc sống trần thế, biểu hiện cụ thể trong TCT là không gian của làng quê. Dấu ấn làng quê Việt Nam in đậm trọng nhiều TCT “đem lại cho thế giới cổ tích hơi

ấm nhân sinh, màu sắc dân tộc, dân dã”. Qua đó ta thấy TCT là sản phẩm

tinh thần đích thực của nhân dân lao động, mang đậm thế giới quan, cách nhìn của nhân dân lao động. Không gian quen thuộc cả truyện cổ tích Việt Nam là nơng thơn là đồng bằng thanh bình, êm đềm và nhỏ bé. Trong đó có những cuộc sống lam lũ nghèo khổ nhƣ cô Tấm trong Tấm Cám bắt tép, chăn trâu;

anh trai cày trong Cây tre trăm đốt không tấc đất, phải đi ở cho kẻ giàu có,

thức khuya dậy sớm, cịn bị lừa nai lƣng làm mà chẳng đƣợc nhận chút tiền công nào; là ngƣời em trong Cây khế bị tƣớc đoạt hết tài sản cha mẹ để lại , phải một nắng hai sƣơng chăm sóc mảnh vƣờn và cây khế. Khơng gian lao động nơng nghiệp nơng thơn chính là bức tranh sống động, quen thuộc trong cổ tích. Khơng gian nơng thơn nơng nghiệp cũng chính là mơi trƣờng quen thuộc phản ánh những xung đột gia đình hay xã hội trong cổ tích. Họ quanh quẩn trong gia đình, trên mảnh ruộng con con, các mâu thuẫn xã hội, các mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời cũng chủ yếu nảy sinh chủ yếu trong khơng gian quen thuộc đó.

Cùng với đó, TCT cịn xuất hiện một khơng gian thứ hai đó là khơng gian phi trần thế hay cịn gọi là khơng gian kì ảo. Thơng qua khơng gian kì ảo đó, nhân dân muốn truyền tải về những ƣớc mơ, khát vọng của nhân dân lao động mà ở không gian hiện thực họ không đƣợc trải qua. Hiện thực quá khắc nghiệt, khổ cực khiến họ phải luôn mơ tới một thế giới tốt đẹp. Ở không gian kì ảo, chỉ có những ngƣời đã qua thử thách, bộc lộ đƣợc phẩm chất tốt đẹp, trung thực, dũng cảm thì mới đến đƣợc khơng gian kì ảo, đƣợc đền đáp và có kết thúc có hậu: vì cứu đƣợc thái tử con vu Thủy Tề mà Thạch Sanh đi xuống Thủy Cung nhận đƣợc phần thƣởng là cây đàn thần kì. Những biểu tƣợng khơng gian đó mang tính chức năng, đó là mơi trƣờng thử thách để ban thƣởng hoặc trừng phạt nhân vật.

Trong TCT, hai loại khơng gian hiện thực và kì ảo luôn tồn tại và song hành, đan xen vào nhau, có quan hệ với nhau. Sự tồn tại của mỗi loại không gian này không thể tách rời với loại không gian kia và ngƣợc lại.

Thời gian nghệ thuật của cổ tích ln là thời gian q khứ. Truyện thƣờng bắt đầu bằng cụm từ “ngày xửa, ngày xưa”, “ngày xưa đã lâu lắm”. Thời gian nghệ thuật cổ tích có hai loại thời gian hiện thực và thời gian kì ảo. Thời gian hiện thực quá khứ là thời gian nhân vật sống, hoạt động trong cộng đồng, mang hơi thở của cuộc sống trần thế. Thời gian kì ảo biến đổi rất kì lạ , khơng theo nhịp thông thƣờng. Thời gian ấy có lúc trơi rất nhanh, nhân vật trong chớp mắt có thể xây xong tịa lâu đài, có thể chuyển dời cả một thành phố từ nơi này đến nơi khác.. có lúc lại trơi rất chậm, dƣờng nhƣ ngƣng đọng, khơng biến đổi, con ngƣời khơng có khái niệm về thời gian. Con ngƣời có thể ngủ một giấc dài một trăm năm, có thể sống mãi trẻ trung, khơng biết đến tuổi già.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa (Trang 32 - 34)