Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu truyện cổ tích từ góc nhìn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa (Trang 89 - 95)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3 Một số biện pháp dạy học học truyện cổ tích từ góc nhìn văn hóa

2.3.4 Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu truyện cổ tích từ góc nhìn

văn hóa

Hệ thống câu hỏi bao gồm nhiều loại câu hỏi đƣợc thiết kế theo một mạch logic, đƣợc nêu ra đúng lúc, câu này khởi nguồn cho câu kia và đƣợc đan xen một cách nhịp nhàng. Câu hỏi có vai trị đặc biệt quan trọng ảnh hƣởng đến sự thành công của tiết học, làm thức tỉnh trí tị mị của HS, kích thích việc tƣ duy ngƣời học, thúc đẩy HS tìm kiếm tri thức mới. Có những câu hỏi có thể kiểm tra phản ứng tình cảm của HS, thúc đẩy sự đồng cảm, khuyến khích các em lắng nghe tiếng nói của trái tim; hoặc những câu hỏi sáng tạo dựa trên sự liên tƣởng của HS. Qua suy nghĩ, trả lời hệ thống câu hỏi, HS không chỉ hiểu đầy đủ, sâu sắc tri thức mà còn đƣợc rèn luyện, phát huy tƣ duy, cảm xúc; đƣợc hình thành phƣơng pháp cách thức phát hiện tri thức.

Việc xây dựng hệ thống câu hỏi giúp HS thâm nhập, tìm hiểu và cảm thụ đúng tác phẩm văn học. Từ đó hình thành khả năng tƣ duy, chiếm lĩnh kiến thức tác phẩm.

Khi xây dựng hệ thống câu hỏi tìm vẻ đẹp văn hóa trong TCT phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, hệ thống câu hỏi phải mang tính phân hóa đƣợc trình độ của HS. Tức là phải thể hiện ở các cấp độ theo thang đo Bloom: nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.

Thứ hai, khi xây dựng hệ thống câu hỏi phải tập trung vào giá trị riêng, đặc sắc của tác phẩm về cả nội dung và nghệ thuật. Đối với hệ thống câu hỏi TCT từ góc nhìn văn hóa để thấy đƣợc vẻ đẹp văn hóa ứng xử, giao tiếp của con ngƣời, những phong tục, lễ giáo đƣợc thể hiện trong tác phẩm.

Thứ ba, GV xây dựng hệ thống câu hỏi phải chú ý tới nhu cầu và hứng thú của cá nhân HS, chú ý nhiều tới loại câu hỏi sáng tạo, gắn bó với đời sống thực tiễn và đặc biệt có cách diễn đạt trong sáng, rõ ràng, ngắn gọn và hấp dẫn.

Trong dạy học TCT, những câu hỏi yêu cầu học sinh phải đặt mình vào thế giới của ngƣời xƣa để sống, để hiểu, để cảm có thể khiến học sinh phải tăng cƣờng tƣ duy phân tích, tổng hợp. Hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản, đặc là các câu hỏi mà giáo viên sử dụng trong giờ học nên tính tốn sao cho học sinh phải vận động tƣ duy ở mọi mức độ, đặc biệt là các mức độ tƣ duy bậc cao. HS có thể tƣ duy tốt hơn hay khơng, có nhu cầu vận dụng tri thức liên ngành hay phụ thuộc phần lớn vào cách ngƣời thầy nêu yêu cầu và đặt câu hỏi.

2.3.4.1. Câu hỏi về ứng xử, giao tiếp văn hóa

Dựa vào phần lí luận của đề tài, chúng tơi xây dựng hệ thống câu hỏi dựa vào các cấp độ từ dễ đến khó: nhận biết, thơng hiểu, vận dụng.

- Câu hỏi về ứng xử, giao tiếp trong gia đình.

Câu 1: Liệt kê các nhân vật xuất hiện trong truyện? Suy nghĩ về cách nhân dân lao động đặt tên cho các nhân vật?.

Câu 2: Tìm những chi tiết thể hiện tình cảnh giữa các tuyến nhân vật? Họ có mối quan hệ nhƣ thế nào với nhau?. (vợ chồng, cha con, chị em…?). Nhận xét về mối quan hệ giữa họ?.

“Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm cịn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hằng ngày, Tám phải làm lụng vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại cịn xay lúa giã gạo mà khơng hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nng chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng”[17, tr.36].

Thông qua đoạn ngữ liệu trên thấy đƣợc hai mối quan hệ: dì ghẻ - con chồng, chị em trong gia đình.

Câu 3: Từ những mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ, em hãy suy nghĩ về dụng ý của tác giả dân gian khi nói về vấn đề này?.

Về ý nghĩa xã hội, ngoài ý nghĩa chung nhất là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác thì tác giả dân gian muốn đề cập đến mâu thuẫn xã hội muộn hơn là mâu thuẫn về quyền lợi, địa vị giữa các lực lƣợng đối lập trong xã hội có giai cấp.

Câu 4: Hãy so sánh ứng xử của Tấm ở chặng một và chặng hai có điểm gì giống và khác nhau. Từ đó cho biết văn hóa ứng xử của nhân vật Tấm ở cuối truyện có ý nghĩa nhƣ thế nào? Em có đồng tình với kết thúc của TCT khơng?

Câu 5: Dân gian có câu: “Mấy đời bánh đúc có xƣơng/ Mấy đời dì ghẻ lại thƣơng con chồng”. Mụ dì ghẻ trong Tấm Cám (Việt Nam), trong Cơ bé lọ

lem (Pháp) là những minh chứng cụ thể nhất. Theo em, điều đó có hồn tồn đúng trong thực tế đời sống khơng? Hãy suy nghĩ và trình bày quan điểm cá nhân của mình.

+ Mụ dì ghẻ trong hai câu chuyện trên đều là những ngƣời mẹ thƣơng con, vì con nhƣng đã có nhiều hành động độc ác đối với ngƣời khác. Vì vậy họ vẫn đáng bị lên án.

+ Trong thực tế cuộc sống, khơng phải dì ghẻ nào cũng xấu, cũng ác. Khơng ít dì ghẻ đã trở thành ngƣời mẹ thực sự của những đứa con chồng. Vì vậy, xấu hay tốt là do bản tính của con ngƣời chứ chƣa hẳn là do vị trí của họ đảm nhận. Cho nên, mỗi con ngƣời cũng cần đánh giá đúng bản chất sự việc, bản chất con ngƣời dể tránh những định kiến, những ý nghĩ xấu về dì ghẻ.

Câu 6: Cô Tấm trong TCT Tấm Cám đã từ cõi chết trở lại làm ngƣời,

giành lại sự sống và hạnh phúc. Nguyễn Ngọc Kí từ cậu bé tật nguyền trở thành ngƣời thầy giỏi. Nick Vujic từ một ngƣời tật nguyền bẩm sinh trở thành diễn giả truyền cảm hứng cho cả thế giới. Họ là những nhân vật của cổ tích và của đời thƣờng, họ đã làm nên những phép màu cổ tích nhờ vào điều gì? Chúng ta có thể viết lên những câu chuyện cổ tích của đời thƣờng của đời thƣờng không?.

Câu 7: Hãy hình dung mình là nhân vật Tấm, em có hành động giống Tấm ở chặng một hay không?

- Câu hỏi về ứng xử, giao tiếp xã hội

Câu 1: Tại sao tác giả dân gian lại sáng tạo ra chặng hai trong cuộc đời của Tấm? Mục đích để làm gì?.

Câu 2: Từ mâu thuẫn trong gia đình, tác giả dân gian muốn phản ánh mâu thuẫn gì trong đời sống xã hội?.

Câu 3: Các nhân vật trong truyện sống ở đâu? Em biết gì về nơi đó?

Các nhân vật trong truyện sống ở làng q, đây chính là khơng gian văn hóa làng xã xƣa. Nơi đó mọi sinh hoạt, trao đổi đều đƣợc diễn ra, không gian của “Cây đa, bến nƣớc, sân đình”. Khơng gian làng q gần gũi, bình dị nhƣ cảnh chăn trâu đồng xa, cảnh bắt tép, cảnh Tấm đi dự hội làng… đó là khơng gian của một vùng quê yên bình.

Câu 4: Xác định mối quan hệ xã hội giữa các nhân vật trong truyện?. Câu 5: Mối quan hệ giữa Tấm – bà lão hàng nƣớc là một mối quan hệ xã hội. Sự xuất hiện của bà lão có ý nghĩa gì?

Bà lão xuất hiện cuối truyện thể hiện sức mạnh của nhân dân để hóa giải mọi nỗi truân truyên trong cuộc đời của Tấm và đƣa cô trở lại làm hoàng hậu.

Câu 6: Nếu Tấm đi chậm, khơng kịp đến hội trƣớc vua, Tấm có đƣợc làm vợ vua không? Qua điều này, các em rút ra bài học gì?.

Trả lời: Nếu Tấm chậm, khơng kịp đến hội trƣớc vua thì Tấm sẽ khơng đƣợc làm vợ vua. Thông qua sự việc này chúng ta rút ra đƣợc rất nhiều bài học ở trong đó:

+ Khơng đƣợc chậm chễ, phải luôn luôn đúng giờ.

+ Phải biết nắm bắt, tận dụng cơ hội của mình. Trong cuộc đời khơng phải lúc nào cơ hội cũng đến. Chúng ta phải biết “bắt” lấy cơ hội thì mọi chuyện sẽ thành cơng. Thơng qua câu hỏi cũng đã giáo dục HS về việc ứng xử có văn hóa của mình trong giao tiếp và xã hội.

Câu 7: Tại sao Tấm khơng chạy ra và nói trƣớc vua, mọi ngƣời: Đó là giày của tôi mà lại để mọi ngƣời lần lƣợt ƣớm giày rồi đến lƣợt mình cũng ƣớm?.

Trả lời: Thứ nhất chúng ta có thể thấy đó chính là mối quan hệ ứng xử văn hóa của con ngƣời trong xã hội. Trong cuộc sống, con ngƣời phải luôn biết đúng – sai, tốt – xấu, trƣớc – sau trong tất cả tình huống và các mối quan hệ.

Thứ hai, Vì tác giả dân gian muốn nói rằng: cơ hội và sự may mắn chia đều cho tất cả mọi ngƣời. Qua đó ngƣời ta muốn khẳng định vẻ đẹp nhƣờng nhịn, kiên nhẫn, điềm đạm của Tấm và bộc lộ sự chua ngoa, xấu xa của mẹ con Cám, góp phần thúc đẩy câu chuyện phát triển.

2.3.4.2. Câu hỏi về phong tục, lễ giáo

Câu 1: Ở chặng 1, để giành đƣợc hạnh phúc Tấm đã phải nhờ đến sự trợ giúp của ai? Bụt có ý nghĩa gì trong đời sống văn hóa của ngƣời Việt Nam.

Câu 2: Sự biến hóa liên tiếp của Tấm có ý nghĩa gì ở đây? Ý nghĩa văn hóa ở đây là gì?

Sự biến hóa liên tiếp của Tấm vốn có cội rễ ở quan niệm và tín ngƣỡng thời cổ về vạn vật có linh hồn và biến hóa. Việc biến hóa của Tấm thể hiện rất rõ truyền thống văn hóa của Việt Nam khi có niềm tin vào Phật giáo.

Câu 3: Chuyển thể văn bản truyện cổ tích Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa thành kịch bản và phân vai, đóng kịch (Chuẩn bị có đạo cụ, trang phục của nhân dân lao động xƣa).

Câu 4: Tại sao tác giả dân gian không để cho Thạch Sanh trở thành phò mã trƣớc rồi chàng đi chém chằn tinh? Em học đƣợc gì từ cách suy nghĩ và tƣ duy của nhân dân?

Câu 5: Em đồng ý hay không đồng ý với việc Thạch Sanh tha chết cho mẹ con Lí Thơng? Tại sao? Hãy bày tỏ quan điểm của mình về việc mẹ con Lí Thơng bị sét đánh chết rồi bị hóa kiếp thành bọ hung. Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới, những truyện nào có điểm khác biệt ở mơ típ trừng phạt này?

Việc lựa chọn và sử dụng bài tập đọc hiểu dƣới dạng câu hỏi, mệnh lệnh hay bài tập thực hành thƣờng tùy thuộc vào cách thức diễn đạt của GV, sao giờ học đọc hiểu văn bản luôn sinh động, sôi nổi, tránh rơi vào khơng khí nặng nề do học sinh có cảm giác bị hỏi nhiều, hỏi khó. Các bài tập địi hỏi tƣ duy ở mức độ cao đều có yêu cầu rất rộng, nếu là câu hỏi thì thƣờng có đáp án mở nên GV nên linh hoạt với các đáp án của học sinh.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chƣơng 2, chúng tôi đã đề xuất định hƣớng dạy học TCT từ góc nhìn văn hóa đó là: tập trung hƣớng dẫn HS đọc hiểu thơng qua hệ thống biểu tƣợng văn hóa trong tác phẩm, GV hƣớng dẫn HS trao đổi, thảo luận qua tình huống truyện, xây dựng hệ thống câu hỏi tìm vẻ đẹp văn hóa trong tác phẩm và cuối cùng đó là hƣớng dẫn HS so sánh tác phẩm với TCT trong nƣớc và nƣớc ngồi để có cái nhìn khái quát nhất về tác phẩm.

Việc đề xuất định hƣớng dạy học và đề xuất quy trình tổ chức dạy học TCT trong SGK Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa là trọng tâm rất tâm huyết của tác giả luận văn sẽ đƣợc cụ thể hóa thành hiện thực ở chƣơng Thực nghiệm sƣ phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)