CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4 Thực trạng dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10
1.4.1 Truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10
Phần văn học Ngữ văn 10 bao gồm 2 bộ phận là VHDG và văn học trung đại. Nguyên tắc khi xây dựng chƣơng trình của Bộ Giáo dục là theo “vịng trịn đồng tâm”, có sự tiếp nối và bổ trợ cho nhau. Vì vậy, với phần VHDG cũng vẫn xây dựng trên hệ thống thể loại là truyện truyền thuyết, cổ tích, ca dao, truyện cƣời… Tuy nhiên có sự phát triển về kiến thức hơn, vấn đề đƣợc nhìn nhận đa chiều hơn.
Trong chƣơng trình VHDG (SGK Ngữ văn 10 – cơ bản) HS đƣợc tìm hiểu khái quát về VHDG Việt Nam: những đặc trƣng, hệ thống thể loại và những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam. Tiếp đó, SGK đề xuất tìm hiểu một số văn bản tiêu biểu cho các thể loại nhƣ sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cƣời, ca dao.. để tạo ra một cách nhìn nhận tồn diện và mang tính đối sánh. Chƣơng trình cịn giới thiệu một số văn bản sử thi anh hùng Hi Lạp, Ấn Độ. Cuối cùng là bài ôn tập tổng kết lại tồn bộ học phần. Nói cách khác, các bài trong học phần VHDG đƣợc sắp xếp theo logic đi từ khái quát đến cụ thể và theo cụm thể loại.
So sánh về thể loại và số lƣợng các văn bản đã đƣợc lựa chọn để giảng dạy ở cả hai cấp, chúng ta thấy đƣợc rằng, TCT thần kì tiếp tục đƣợc giới thiệu với ngƣời đọc nhƣng số lƣợng văn bản ở cấp THPT ít hơn, đặc biệt trong chƣơng trình ban cơ bản là tác phẩm cổ tích duy nhất đƣợc lựa chọn trong khi đây là chƣơng trình đƣợc áp dụng trong các nhà trƣờng. Lớp 10 đƣợc học
TCT Tấm Cám (2 tiết), đọc thêm Chử Đồng Tử (1 tiết trong chƣơng trình nâng cao).
Lựa chọn TCT Tấm Cám để đƣa vào sách giáo khoa cùng phù hợp với vị trí của tác phẩm trong kho tàng văn học dân tộc, ý nghĩa giáo dục của tác phẩm đối với ngƣời học và đặc điểm tâm lí tiếp nhận của HS THPT.
Thứ nhất, TCT Tấm Cám là một trong những truyện quen thuộc, một truyện xuất hiện ở nƣớc ta từ rất lâu và lƣu hành ở khắp nơi, từ nam chí bắc. Truyện đó khơng những phổ biến ở dân tộc Kinh mà còn phổ biến ở nhiều dân tộc thiểu số anh em trên đất nƣớc ta. Truyện kiểu Tấm Cám cũng lại là
một trong những truyện phố biến nhất trên thế giới: ngƣời ta có thể tìm thấy trên năm trăm dị bản ở các nƣớc khác nhau.
Thứ hai, TCT phản ánh mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn xã hội dƣới chế độ phong kiến, phản ánh những tập tục, những tín ngƣỡng, những cảnh sinh hoạt của dân tộc ta, những cuộc đấu tranh của nhân dân ta, đồng thời nói lên quan điểm của nhân dân về cái thực, cái giả, cái thiện, cái ác, cái đẹp, cái xấu. Nhân vật trong TCT Tấm Cám đƣợc xây dựng tƣơng đối hồn chỉnh, có chiều sâu
hơn nhiều nhân vật trong truyện cổ tích khác.
Thứ ba, TCT Tấm Cám là TCT tƣơng đối dài, có nhiều tình tiết, nhiều
nhân vật, nhiều sự vật sẽ giúp GV và HS có cái nhìn nhiều chiều về các sự vật, hiện tƣợng, nhiều mối quan hệ trong đời sống hiện thực.
Tuy nhiên, Tấm Cám lại là một tác phẩm khá phức tạp bởi có nhiều ý kiến, nhiều quan điểm đƣợc các nhà nghiên cứu, phê bình văn học cũng nhƣ cá nhân ngƣời tiếp nhận đƣa ra, tập trung chủ yếu vào kết thúc của tác phẩm. Nhiều ý kiến đánh giá, cho rằng kết thúc đó có phần dã man, độc ác vì vậy khơng nên đƣa vào giảng dạy tại nhà trƣờng. thực chất, với giá trị sâu sắc về nội dung, giá trị đặc sắc về nghệ thuật và sức sống mãnh liệt, Tấm Cám xứng
đáng có một vị trí trong chƣơng trình giáo dục phổ thơng không cần tranh luận, bàn cãi.
Việc lựa chọn đƣa vào SGK TCT Tấm Cám chính là sự tiếp nối mục đích giới thiệu, cung cấp thêm kiến thức về TCT Việt Nam trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc mà HS đã đƣợc tiếp cận trong chƣơng trình Ngữ văn THCS. Tác phẩm đƣợc lựa chọn là tác phẩm hội tụ đầy đủ nhất những đặc trƣng cơ bản của TCT thần kì. Mặc dù có phần phức tạp với nhiều đánh giá trái chiều về hành động, tính cách nhân vật nhƣng qua việc giảng dạy tác phẩm, học sinh sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn về ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.