Phong tục, lễ giáo trong truyện cổ tích

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa (Trang 55 - 57)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.2Phong tục, lễ giáo trong truyện cổ tích

“Phong” có nghĩa là tốt lành, cịn “tục” là thói quen. Nhƣ vậy có thể hiểu một cách nơm na “phong tục” là thói quen tốt của một xã hội. Đối với lễ giáo, “lễ” chính là phép tắc lễ nghi giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời hƣớng đến giáo dục đạo đức con ngƣời. Phong tục, lễ giáo là toàn bộ những hoạt động sống của con ngƣời đƣợc hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định nhƣ nghi thức, lễ nghi đƣợc cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Một trong những phong tục truyền thống ảnh hƣởng sâu đậm trong văn hóa của ngƣời Việt Nam đó là tục ăn trầu “Đất nƣớc bắt đầu bằng miếng trầu bây giờ bà ăn” - Nguyễn Khoa Điềm. Câu chuyện đƣợc nhân dân nhắc đến nhiều đó là Sự tích trầu cau ca ngợi tình cảm vợ chồng, tình anh em, thơng

qua câu chuyện lí giải về phong tục ăn trầu “lấy lá cây leo và lấy quả ở cái cây khơng cành nghiền với nhau xem sao, thì thấy mùi vị cay cay. Khi nhai thấy

thơm ngon và nhổ nƣớc thì thấy nƣớc chuyển màu đỏ. Cùng với đó giải thích tục nhuộm răng đen của các cơ gái ngày xƣa “Những cô hàng xén răng đen/ Cƣời nhƣ mùa thu tỏa nắng”. Việc ăn trầu cau khơng có tác dụng nhuộm răng nhƣng giúp cho hàm răng nhuộm đen đƣợc duy trì và trở nên đen bóng hơn. Tục lệ ăn trầu còn xuất hiện trong Tấm Cám, nhờ có miếng trầu têm cánh phƣợng mà vua đã nhận ra ngay đƣợc đó là vợ mình. Miếng trầu têm cánh phƣợng nhƣ một vật nối duyên cho thấy sự khéo léo, đảm đang của ngƣời vợ, đồng thời hình ảnh quen thuộc trong đời sống văn hóa, gắn với phong tục hơn nhân của ngƣời Việt: nhận trầu ăn trầu là giao ƣớc kết đôi.

Một trong những phong tục của ngƣời Việt đƣợc thể hiện trong TCT Tấm

Cám chính là tục thờ cúng tổ tiên. Dù lúc đó Tấm đã trở thành một hoàng hậu

đƣợc ăn sung mặc sƣớng, kẻ hầu ngƣời hạ nhƣng Tấm vẫn luôn nhớ đến ngày giỗ cha. Để thể tấm lịng hiếu thảo, Tấm đã đích thân trèo lên cây cau để làm vật phẩm cúng giỗ bố. Một trong những truyền thống lâu đời của ngƣời Việt Nam đó là tục thờ cúng tổ tiên, làm giỗ để tỏ lịng thành kính đối với những ngƣời đã khuất.

Trong TCT Tấm Cám, có chi tiết cơ gái đẹp đi hội đánh rơi chiếc giày, nhờ chiếc giày mà nhà vua nhận ra và dẫn đến hơn nhân. Chiếc giày chính là tín vật liên quan đến phong tục hôn nhân của trong truyền thống văn hóa. Bởi đơi giày, quà tặng của cơ dâu hay chú rể vào ngày đính hơn hay kết hơn chính là tín vật trao duyên quan trọng. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng những phong tục xuất hiện rất nhiều trong các câu truyện cổ tích của ngƣời Việt Nam nhƣ một minh chứng nét đẹp của ngƣời Việt.

Nói tóm lại, nét đẹp văn hóa trong TCT đƣợc thể hiện rất rõ ràng ở các khía cạnh nhƣ văn hóa giao tiếp, ứng xử trong gia đình và xã hội và những phong tục, lễ giáo của ngƣời dân Việt. Từ hiện thực đời sống đƣợc đƣa vào văn chƣơng nhƣ là một sự lí giải về cội nguồn dân tộc, gốc rễ của văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa (Trang 55 - 57)