CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4 Thực trạng dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10
1.4.2 Khảo sát thực trạng dạy học truyện cổ tích
Để phục vụ cho việc nghiên cứu dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa, chúng tơi đã đi tìm hiểu thực tế dạy và học tác phẩm trong nhà trƣờng hiện nay qua việc khảo sát một số tiết dạy, hỏi ý kiến giáo viên và học sinh. Chúng tôi chỉ chọn khảo sát lớp 10D4, 10D5, 10D6 trong trƣờng THCS và THPT Tạ Quang Bửu và tổ Ngữ Văn tại trƣờng.
Thời gian khảo sát: tháng 9/2019.
Số lƣợng: GV khảo sát 50 GV Ngữ Văn và 88 HS tại lớp chọn khảo sát. Nội dung và cách thức tiến hành khảo sát: GV và HS đƣợc phát phiếu điều tra và trả lời những câu hỏi
Phiếu khảo sát giáo viện: Phụ lục 1. Phiếu khảo sát học sinh: Phục lục 2. Kết quả khảo sát:
Về ƣu điểm:
Các giờ dạy tác phẩm Tấm Cám trong thời gian gần đây đã có rất nhiều đổi mới về nội dung và phƣơng pháp giảng dạy cũng nhƣ học tập bám sát mục tiêu cần đạt với phƣơng diện kiến thức, kĩ năng, thái độ, tƣ tƣởng... GV đã có sự đổi mới về phƣơng pháp dạy học, lấy ngƣời học làm trung tâm; phát triển năng lực của ngƣời học hay việc dạy học tích hợp. GV đã tích cực sử dụng phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại, học sinh say mê hứng thú học tập, các đề kiểm tra – đánh giá về tác phẩm có tính chất gợi mở, khai thác.
Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu điểm chung đó, thực tế giảng dạy và học tập truyện cổ tích Tấm Cám vẫn có những hạn chế, vƣớng mắc nhất định. Cụ thể nhƣ sau:
1.4.2.1 Giáo viên
TCT Tấm Cám, theo phân phối chƣơng trình dạy học là 2 tiết ( tiết 21 – 22). Với 2 tiết dạy đó, GV phải bám sát yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng đƣợc đƣa ra đối với bài học, mặc dù văn bản Tấm Cám trong SGK Ngữ văn 10 dài gần 8 trang. Mặc dù, hầu hết các giáo viên đã yêu cầu HS chuẩn bị bài ở nhƣ đọc, tìm hiểu tác phẩm , trả lời câu hỏi trong phần Hƣớng dẫn học bài ở nhà nhƣng giờ học vẫn căng thẳng. GV và HS nhƣ chạy đua với thời gian để truyền tải hết tri thức về tác phẩm (Để phục vụ cho việc đánh giá thao giảng, cho kiểm tra, thi cử). Đây là một nguyên nhân không nhỏ ảnh hƣởng đến phƣơng pháp dạy học của GV. Thấm nhuần đƣợc tinh thần đổi mới về phƣơng pháp, nhiều GV trong các tiết dạy đã thực hiện các hoạt động tích cực khai thác sự chủ động khám phá văn bản của học sinh, áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực, phổ biến là thảo luận nhóm, hỏi chun gia hoặc áp dụng cơng nghệ thông tin trong giảng dạy nhƣ giáo án điện tử, cho HS xem video phim chuyển thể, sân khấu hóa... Tuy nhiên, vì mục tiêu cơ bản vẫn tập trung vào truyền giảng tri thức nên nội dung bài học ôm đồm, đôi khi thầy cơ chỉ tập trung hồn thành trình chiếu dù giáo án đã chuẩn bị của mình để khơng rơi vào tình trạng “cháy giáo án”. Trong q trình hoạt động nhóm học sinh làm việc không đồng đều, chỉ tập trung vào một hai em có ý thức. Giáo viên bị hạn chế về thời gian nên cũng khơng có đủ thời gian bao quát tất cả các hoạt động của học sinh.
Trong khi đó, một số GV chọn phƣơng pháp an toàn là quay trở về với phƣơng pháp giảng dạy truyền thống, tránh những phức tạp không cần thiết nhƣ cháy giáo án, mất trật tự lớp học... với hình thức này, mục tiêu để học
sinh thấy đƣợc vẻ đẹp của văn chƣơng, thấy đƣợc truyền thống văn hóa cũng khó thực hiện.
Với câu số 7 khảo sát hƣớng đi của đề tài: Theo các thầy cơ, dạy học Tấm Cám từ góc nhìn văn hóa có cần thiết khơng? Có tới 32 GV chƣa xác định việc khai thác yếu tố văn hóa trong tác phẩm Tấm Cám là cần thiết. Vì họ cho rằng khó để vận dụng những tri thức đó vào dạy học vì thiếu thời gian cũng nhƣ tổ chức cho HS tìm hiểu bài. GV gần nhƣ ít tổ chức các hoạt động văn hóa cho HS. Chính vì vậy có thể những tri thức văn hóa trong TCT Tấm Cám đƣợc nhắc đến nhƣng vơ thức, khơng có sự cắt nghĩa thấu đáo đã làm mất vẻ đẹp của văn hóa trong tác phẩm, khơng giúp HS thấy đƣợc ngầm ý sâu xa mà tác giả gửi gắm, gợi lòng trắc ẩn nơi tâm hồn các em.
Nguyên nhân của thực trạng GV khơng giải nghĩa các biểu tƣợng văn hóa đến từ việc GV dạy theo quán tính, theo những giáo án đã soạn từ nhiều năm trƣớc chƣa có sự điều chỉnh, chƣa chú trọng đến những yếu tố, hệ thống biểu tƣợng nhƣ không gian văn hóa, văn hóa ứng xử, giao tiếp của các nhân vật trong tác phẩm.
1.4.2.2 Học sinh
TCT Tấm Cám là truyện phổ biến, quen thuộc với mỗi ngƣời dân Việt Nam. Nhiều HS có thể kể lại hoặc tóm tắt truyện một cách dễ dàng. Chính điều này đã khiến cho HS cảm thấy văn bản này dễ học, khơng cần đầu tƣ tìm hiểu, khai phá dẫn tới thái độ chủ quan, không chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp.
Thêm vào đó, nhiều học sinh khơng có hứng thú với những câu chuyện cổ tích do tâm lí lứa tuổi. Độ tuổi 15 – 16 của học sinh lớp 10 có sự phát triển mạnh về tƣ duy khoa học, khả năng tổng hợp, sáng tạo...nên khơng cịn tin vào thế giới kì ảo trong các sáng tác văn học dân gian nữa. Mặt khác, cũng nhƣ đối với GV, HS cũng cảm thấy mệt mỏi khi phải tìm hiểu văn bản Tấm Cám trong 2 tiết học. Học sinh cũng phải chạy đua cùng thầy cô giáo để hoàn thành nội dung giảng dạy đƣa ra.
Bảng 1.1. Kết quả khảo sát thực trạng học của HS
Câu hỏi A B C D Ghi chú
1 35 53 2 25 40 28 3 10 11 18 59 4 25 27 36 5 2 58 38 6 4 47 6 31 7 35 48 5
Dựa vào kết quả khảo sát của HS cho ta những kết quả đáng lo ngại. HS chủ yếu ghi nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, tức là đánh giá ở phần trên kiến thức tác phẩm. HS tiếp nhận kiến thức một chiều, GV tổng kết ý và ghi lại chứ chƣa có tƣ duy phản biện vấn đề. Khi đƣợc hỏi, rất nhiều HS cho rằng tác phẩm không hay, Tấm Cám nhàm chán, đơn giản, không hấp dẫn. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này có thể do:
Thứ nhất, các em sinh ra và lớn lên trong một thời đại đầy đủ về vật chất, ăn ngon, mặc đẹp do đó xa dời với khơng gian văn hóa xƣa.
Thứ hai, vốn văn học và năng lực cảm thụ và động cơ môn Ngữ văn của HS khác nhau, nhiều em học để thi và vì điểm số.
Thứ ba, việc bùng nổ công nghệ thông tin và khoa học công nghệ, các thiết bị điện tử dễ dàng mua đƣợc với giá rẻ nhƣ điện thoại di động, máy tính bảng, việc kết nối internet tràn lan ảnh hƣởng đến việc đọc tác phẩm của HS.
Để khắc phục những tồn đọng trong việc dạy và học của GV và HS, chúng tôi mạnh dạn đề xuất bổ sung phƣơng pháp dạy học từ góc nhìn văn hóa cụ thể ở các chƣơng sau.
Tiểu kết chƣơng 1
Chúng tôi đã khái quát một hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan trực tiếp tới đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là Dạy học truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa.
Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, trong đó văn học là một bộ phận của văn hóa, văn hóa là cái nôi để nuôi dƣỡng văn học và văn học là lựa chọn các giá trị văn hóa để lƣu giữ, để truyền tụng, làm cho văn hóa Việt Nam ngày càng có sức lan tỏa rộng khắp.
Văn hóa trong VHDG ln tồn tại song hành cùng với sự phát triển của nó. Văn hóa đƣợc thể hiện trong VHDG làm nổi bật lên những triết lí giáo huấn, giáo dục con ngƣời, trong tính cộng đồng, trong mơi trƣờng diễn xƣớng của nó. Với TCT cũng khơng nằm ngồi quỹ đạo ấy với văn hóa ứng xử, giao tiếp và phong tục, lễ giáo xƣa.
Thực trạng dạy và học TCT Tấm Cám trong chƣơng trình Ngữ Văn 10 cũng đƣợc đề cập thông qua việc khảo sát GV và HS với quy trình nghiêm túc, khoa học. Hiện nay, việc dạy và học TCT Tấm Cám vẫn còn đang gặp rất nhiều vấn đề khi Gv vẫn còn nặng về cách dạy truyền thống, kiểm tra đánh giá vẫn rất nặng về kiến thức, HS chủ yếu học để kiểm tra, điểm số.
Dạy học TCT từ góc nhìn văn hóa là một hƣớng đi mới mẻ, khoa học có thể góp phần khắc phục việc dạy học truyền thống vẫn diễn ra lâu nay. Cách tiếp cận này không chỉ giúp cho việc chiếm lĩnh tác phẩm sinh động hơn mà còn góp phần bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc đã đƣợc nhân dân lao động đúc kết trong tác phẩm.
CHƢƠNG 2. DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA 2.1 Nét đẹp văn hóa trong truyện cổ tích