Một số yêu cầu đối với việc tổ chức dạy học truyện cổ tích sách giáo khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa (Trang 57 - 60)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2Một số yêu cầu đối với việc tổ chức dạy học truyện cổ tích sách giáo khoa

khoa Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa

2.2.1. Đảm bảo mục tiêu dạy học truyện cổ tích về kiến thức, kĩ năng, thái độ. độ.

Dạy học truyện cổ tích trong SGK Ngữ Văn 10 từ góc nhìn văn hóa là GV sử dụng những yếu tố văn hóa đƣợc kết tinh trong tác phẩm làm phƣơng tiện để khám phá vẻ đẹp của TCT. Bên cạnh việc dùng văn hóa làm phƣơng tiện lí giải hình tƣợng nhân vật, việc cung cấp những kiến thức văn hóa của dân tộc cho HS là rất cần thiết để giáo dục niềm tự hào về văn hóa dân tộc cho các em trƣớc xu thế tồn cầu hóa. Tuy nhiên, chúng ta khơng biến giờ dạy tác phẩm này thành giờ học văn hóa. Tìm hiểu văn hóa trong tác phẩm là xác định biểu tƣợng văn hóa để lý giải nhân vật, vận dụng những khám phá về nhân vật đi tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân trong TCT Tấm Cám. Cũng cần phải khẳng định rằng, tiếp cận văn hóa nhƣng khơng làm mờ chất văn chƣơng mà vẫn chú ý đến đặc trƣng thể loại truyện cổ tích dân gian.

Chính vì vậy, khi thực hiện dạy học TCT Tấm Cám ở THPT từ góc nhìn

văn hóa, u cầu đầu tiên là phải đảm bảo mục tiêu bài học về cả ba phƣơng diện: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Cụ thể nhƣ sau:

Về kiến thức:

- Giúp HS hiểu đƣợc đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của TCT Tấm Cám. - Phân tích đƣợc những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ - con chồng trong gia

đình phụ quyền cổ, giữa thiện và ác trong xã hội, nhận thấy đƣợc sức sống mãnh liệt của con ngƣời và niềm tin, ƣớc mơ của nhân dân lao động,

- Đánh giá đƣợc kết cấu của truyện cổ tích: ngƣời nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng đƣợc hƣởng hạnh phúc, vai trị của yếu tố hoang đƣờng, kì ảo trong diễn biến câu chuyện cũng nhƣ thể loại TCT thần kỳ. - Hệ thống đƣợc các biểu tƣợng văn hóa xuất hiện trong TCT Tấm Cám.

- Phân tích một TCT thần kì theo đặc trƣng thể loại. - Kĩ năng giải mã các biểu tƣợng văn hóa trong TCT.

Về thái độ:

- Giúp HS củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, điều chính nghĩa trong cuộc sống trƣớc cái ác, cái phi nghĩa; không khuất phục lùi bƣớc trƣớc cái ác, cái xấu, tự hào về giá trị sâu sắc, to lớn của kho tàng TCT nói riêng và VHDG Việt Nam nói chung.

- Giúp HS tự hào về những truyền thống văn hóa: văn hóa ứng xử, giao tiếp, những phong tục tập qn của ngƣời xƣa, khơng gian văn hóa làng xã, lễ hội. - Thêm yêu, trân trọng về những giá trị to lớn của dân tộc.

2.2.2. Đảm bảo trang bị cho HS khái niệm văn hóa từ đó xác định những phương diện văn hóa. phương diện văn hóa.

Khơng thể phủ nhận tính chất phổ biến một cách rộng rãi của TCT Tấm Cám. Đây là một thuận lợi để HS tiếp cận những giá trị nội dung và nghệ

thuật của tác phẩm. Nhƣng chính điều này cũng tạo nên một thách thức lớn với ngƣời tổ chức hoạt động dạy và học. Vì tác phẩm đã trở nên quen thuộc dẫn tới khó kích thích trí tị mị, sự ham muốn tìm hiểu văn bản của học sinh. Khơng chỉ vậy, vì học sinh đƣợc tiếp cận với các nguồn tƣ liệu khác nhau (nghe ngƣời lớn kể lại, đọc truyện tranh, xem phim...) nên sẽ dễ bị đóng khung suy nghĩ từ trƣớc khi tiếp cận bài học trong chƣơng trình nhà trƣờng.

Tấm Cám là một sáng tác văn học dân gian, đƣợc ra đời khá xa so với thời

đại học sinh đang sống. Đặc điểm của Tấm Cám cũng nhƣ truyện cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì. Mà nhƣ đã phân tích ở trên, HS ở lứa tuổi này đã có sự phát triển rõ nét về tƣ duy khoa học, sẽ ít tin vào thế giới của cổ tích nên cũng khơng cịn thích, khơng cịn say mê tác phẩm.

Trong khi đó, vì sáng tác của VHDG nên phƣơng thức tồn tại chủ yếu của

Tấm Cám là truyền miệng, dẫn tới sự hình thành và tồn tại nhiều dị bản. Câu

vùng khác, đôi mang theo cả sự sáng tạo riêng hoặc thêm thái độ chủ quan của ngƣời kể. Kể cả việc lƣu truyền bằng chữ viết, cũng có nhiều những sự thay đổi.

Việc dạy học truyện cổ tích từ góc nhìn văn hóa cũng làm cho HS gặp nhiều khó khăn. Bởi lứa tuổi tiếp nhận HS chƣa có nhiều sự trải nghiệm về các truyền thống văn hóa, hiểu hết đƣợc các giá trị văn hóa. Đó cũng là một bài tốn khó đối với GV và HS.

Do những ảnh hƣởng trên, GV cần lƣu ý đến việc làm thế nào để tạo hứng thú tham gia học tập cho HS, lôi cuốn, thu hút HS chú ý đến bài học và nhiệt tình, nghiêm túc học tập.

2.2.3 Đặt học sinh làm trung tâm, chủ thể của quá trình cảm thụ.

Đổi mới phƣơng pháp, hình thức học địi hỏi phải phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập nhận thức của HS và vai trị chủ động của GV. Q trình dạy học truyện cổ tích từ góc nhìn văn hóa cần đảm bảo nguyên tắc trên.

Tính tích cực đƣợc đánh giá ở việc HS tham gia vào các hoạt động cụ thể, chủ động tìm hiểu các giá trị văn hóa một cách nghiêm túc và có hiệu quả.

Tính chủ động trong nhận thức của HS đƣợc thể hiện ở chỗ HS làm chủ tình huống của mình, tự đi tìm và lí giải tình huống theo cách hiểu của mình trong q trình lý giải các biểu tƣợng văn hóa mang lại vốn kinh nghiệm cho bản thân. Những yêu cầu trên có liên quan mật thiết với nhau, các phẩm chất ấy của HS đƣợc hình thành và phát triển dƣới vai trò chỉ đạo của giáo viên. Chính vì vậy, khi bƣớc vào giảng dạy cho HS, GV cần tiến hành một cách rõ ràng, dễ hiểu, khoa học để kích thích hứng thú học tập cho HS, tạo điều kiện để HS tìm về với nguồn cội dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa (Trang 57 - 60)