1.Phƣơng pháp chẩn đoán bệnh lâm sàng

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn đoán và điều trị học (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 29 - 32)

1.1. Khái niệm phƣơng pháp chẩn đoán bệnh lâm sàng

Chẩn đoán bệnh lâm sàng là phương pháp chẩn đoán bệnh dựa vào kết quả khám bệnh, thu thập các triệu chứng bệnh cụ thể, trực tiếp trên cơ thể bệnh.

Chẩn đốn bệnh lâm sàng địi hỏi thao tác khám bệnh, tiếp xúc với cơ thể bệnh có phạm vi ứng dụng rộng rãi do điều kiện thực hiện đơn giản, dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp, ghi chép thống kê triệu chứng của bệnh.

Kết quả chẩn đốn bệnh lâm sàng có giá trị trong phạm vi hẹp do triệu chứng lâm sàng của bệnh có mức độ thể hiện khác nhau.

Ví dụ: Bệnh viêm phổi ở miền núi cao và đồng bằng có tần số hơ hấp khác nhau (Sự khác biệt nồng độ oxi do chênh lệch độ cao).

Ví dụ: Bệnh ngồi da có mức độ biến đổi triệu chứng trên da khác nhau theo điều kiện nuôi (Sư khác biệt vể mức độ chăm sóc hộ lý, vệ sinh chuồng ni…).

1.2. Kỹ thuật khám bệnh lâm sàng

1.2.1. Kỹ thuật khám bệnh “sờ, nắn”

Dùng tay để khám vùng bị bệnh thông qua cảm giác thu nhận các thông tin: - Phân bố nhiệt độ vùng bị bệnh.(nóng /ấm / lạnh)

29

- Hình dáng, kích thước, độ cứng của xương, khớp.

- Phản ứng của vật nuôi khi nhận tác động kích thích của tay.

Để thu đươc thơng tin chính xác nhiệt độ, phản ứng vùng khám bệnh của vật nuôi bị bệnh nhiệt độ của bàn tay bình thường, số lần thực hiện khám bệnh nhiều lần, có kiểm tra, so sánh giữa cá thể được khám bệnh với các cá thể khác trong đàn.

Có một số trường hợp cơ thể bệnh có cấu trúc khác thường (đặc điểm riêng của cá thể) cần phân biệt để so sánh loại trừ triệu chứng bệnh.

1.2.2. Kỹ thuật khám bệnh “gõ”.

Dùng tay hoặc phiến gõ để gõ lên bề mặt khám bệnh nhằm chẩn đốn một số tình trạng bệnh như chướng hơi, bội thực, phản xạ của thần kinh, khớp...

Âm phát ra khi gõ khác nhau phân biệt nhờ vào sự khác biệt của mô đặc hay mô rỗng, tổ chức bên trong cứng hoặc mềm. Nếu có kết quả nghi ngờ có thể dùng ngay cơ thể khỏe bên cạnh để kiểm chứng.

Gõ khám xoang ngực (phổi) Gõ khám xoang bụng (dạ cỏ) Hình 4.1: Kỹ thuật khám bệnh “gõ”.

Phản ứng của cơ thể động vật với thao tác gõ là phản xạ thần kinh, cảm giác bị đau bất ngờ khi gõ quan sát được. Trường hợp này dùng để chẩn đốn tình trạng cung phản xạ cịn ngun vẹn khi chẩn đốn và điều trị bệnh ngoại khoa.

1.2.3. Kỹ thuật khám bệnh “nghe”

Thao tác nghe dùng để chẩn đoán bệnh ở những cơ quan phát ra tiếng âm như hệ hơ hấp, hệ tuần hồn, hệ tiêu hóa...

30

Nghe tiếng âm phổi Nghe tiếng tim thai Hình 4.2: Kỹ thuật khám bệnh “nghe”

Nghe tiếng tim Nghe tiếng nhu động ruột Hình 4.3: Kỹ thuật khám bệnh “nghe”

Để thực hiện phương pháp chính xác nơi khám bệnh cần yên tĩnh, không bị nhiễu tạp âm.

Dụng cụ nghe là loại tai nghe 1 loa hoặc tai nghe 2 loa

Vị trí nghe là rất quan trọng, âm nghe được phản ánh rõ nhất khi vị trí khám bệnh tương ứng, gần nhất vị trí nội quan bên trong cần nghe âm.

Ví dụ:

- Nghe tiếng âm phổi gần trên lưng, sát cung sườn 6-8 lệch về bên phải. - Nghe tiếng âm của tim thai ở hõm hông bên phải.

- Nghe tiếng âm của tim gần trên lưng, sát cung sườn 6-8 lệch về bên trái. - Nghe âm nhu động ruột, dạ cỏ ở phía dưới hõm hơng bên trái.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn đoán và điều trị học (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)