- Nhuộ m, soi tƣơi ( phƣơng pháp định tính)
642.1.1 Kiểm tra phản xạ, cử động ăn, uống
2.5. Khám hệ thần kinh, vận động
2.5.1. Khám đầu, cột sống, khớp chi, khớp đuôi
Hệ thống thần kinh não và tuỷ sống được khám gián tiếp qua hộp sọ và xương sống nhằm phát hiện tổn thương có thể gây tác động đến não và tuỷ sống, có 2 trường hợp.
Tổn thương vùng đầu: Hưng phấn hoặc ức chế thần kinh đến nhanh và diễn biến triệu chứng nhanh .
Tổn thương tuỷ sống: Mất phản xạ thần kinh phía sau vị trí tổn thương, khó hồi phục.
2.5.2. Thăm dị chức năng vận động
73
Sức căng cơ giảm: khi kéo chân gia súc khác tư thế phản xạ co cơ lại yếu, khi đi thường kéo lê chân, nguyên nhân do suy giảm chức năng thần kinh tuỷ sống hoặc có tổn thương khác chi phối.
Sức căng cơ tăng: các bó cơ căng cứng, nổi rõ nhất là vùng cơ bụng, nguyên nhân do bệnh uốn ván, ngộ độc thần kinh, kích thích đau mạnh.
- Tê liệt: Có 2 trường hợp tê liệt
- Tê liệt do thần kinh ngoại vi: vùng cơ sau vị trí thần kinh ngoại vi bị tổn thương bị tê liệt trong khi phản xạ co cơ của các vùng cơ khác bình thường. Vùng cơ liệt teo dần, phản xạ trên da thường mất hẳn, vị trí tổn thương càng gần tuỷ sống vùng bị tê liệt càng rộng.
- Tê liệt do thần kinh trung khu: vùng trung khu điều khiển hoạt động của cơ tổn thương sẽ có biểu hiện tê liệt vùng cơ tương ứng, ảnh hưởng có thể thấy lan rộng tới cả vùng khác. Vùng cơ bị liệt không bị teo, phản xạ trên da thường giảm.
- Co giật: Là hoạt động của cơ khơng theo ý muốn có các trạng thái sau:
Trạng thái Nguyên nhân
Co giật từng cơn. Thần kinh mất kiểm soát, chấn thương, bệnh truyền nhiễm. Run rẩy, run cơ. Cảm lạnh, thiếu dinh dưỡng, trúng độc.
Động kinh. Sốt cao, thiếu vitamin, tổn thương não. Co cứng cơ. Viêm não, xêton huyết, trúng độc strichnin. 2.5.3. Khám cảm giác thần kinh chức năng
- Thính giác: Dùng hiệu lệnh, âm thanh. - Thị giác: Quạt tay qua mắt.
- Cảm giác: châm kim, hơ nóng, ấn, kéo. 2.5.4. Thử phản xạ
Phản xạ thần kinh tương ứng với hoạt động, khả năng tiêu thụ dinh dưỡng của cơ thể, mức độ hoạt động thần kinh có 2 thể tương ứng với tình trạng bệnh:
- Hưng phấn: Giai đoạn đầu của bệnh, dinh dưỡng còn dồi dào, hoạt động chức năng tăng
74
- ức chế: Giai đoạn cuối của bệnh, dinh dưỡng cạn kiệt, hoạt động chức năng giảm.