Một số phƣơng pháp điều trị thông thƣờng

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn đoán và điều trị học (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 79 - 80)

- Nhuộ m, soi tƣơi ( phƣơng pháp định tính)

2. Một số phƣơng pháp điều trị thông thƣờng

2.1. Điều trị theo sinh lý

Các chức năng sinh lý cơ thể được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương, khi gia súc bị bệnh hệ thống thần kinh bị rối loạn dẫn tới các chức năng sinh lý bị xáo trộn, vì thế cơ thể yếu dần thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

Rối loạn sinh lý nghiêm trọng cũng làm cho cơ thể mất thăng bằng đe dọa tính mạng gia súc.

Điều trị trước hết là ổn định trạng thái thăng bằng của cơ thể, tránh những tai biến do trạng thái mất thăng bằng thần kinh gây ra, đặc biệt là biện pháp bù dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Điều trị theo sinh lý còn thể hiện các biện pháp hộ lý trong khi điều trị phù hợp với sinh lý của vật nuôi đang bị bệnh như mật độ nuôi nhốt, cường độ ánh sáng, nhiệt độ môi trường, mức độ vận động… phù hợp.

Xu hướng điều trị phục hồi các chỉ số sinh lý của vật nuôi bị bệnh về gần với các chỉ số sinh lý khỏe.

2.2. Điều trị chủ động, tích cực

Nội dung của nguyên tắc này bao gồm những điểm chính như sau: Phát hiện bệnh sớm, điều trị càng sớm càng tốt.

Tiên lượng bệnh chính xác để có biện pháp xử lý bệnh phù hợp.

Tiên lượng của bệnh theo chiều hướng xấu đi luôn tỷ lệ thuận với thời gian bị bệnh, ngồi ra cịn chứa đựng nguy cơ nhiễm trùng bệnh kế phát, bệnh ghép gây khó khăn cho kỹ thuật đuều trị, giảm hiệu quả điều trị.

Điều trị liên tục (theo đúng phác đồ) góp phần điều trị bệnh tích cực, liên tục nâng cao hiệu quả điều trị.

Một số bệnh không tỷ lệ thuận với thời gian bị bệnh không nằm trong quy luật này, tuy nhiên điều trị sớm ngay sau khi phát hiện bệnh cũng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

2.3. Điều trị tổng hợp

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn đoán và điều trị học (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 79 - 80)