Phƣơng pháp chẩn đốn thơng qua phác đồ điều trị thăm dò

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn đoán và điều trị học (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 47 - 52)

- Nhuộ m, soi tƣơi ( phƣơng pháp định tính)

4. Phƣơng pháp chẩn đốn thơng qua phác đồ điều trị thăm dò

4.1. Khái niệm phƣơng pháp điều trị bệnh thăm dò

Có 2 trường hợp điều trị bệnh

- Điều trị bệnh khi đã có kết quả chẩn đốn chính xác: đây là trường hợp điều trị bệnh có cơ sở chắc chắn để sử dụng thuốc điều trị.

Trong thực tế sản xuất, phần lớn các ca bệnh được xác định dựa trên kết quả chẩn đoán bệnh lâm sàng, giá trị chẩn đoán bệnh nghi.

Trường hợp sử dụng thuốc đặc trị bệnh có hiệu giá đơn kết quả điều trị khẳng định căn nguyên do có đáp ứng với chỉ định của thuốc, có những trường hợp xảy ra như sau:

47

Căn nguyên Chỉ định Kết quả điều trị Kết luận

Nghi bệnh

A Thuốc có chỉ định bệnh A Khỏi bệnh Đúng bệnh nghi A Nghi bệnh

A Thuốc có chỉ định bệnh A Không khỏi

bệnh Sai bệnh nghi A Nghi bệnh

A

Thuốc có chỉ định bệnh A; B;

C Khỏi bệnh Nghi bệnh A;B;C

Nghi bệnh A Thuốc có chỉ định bệnh A; B; C Khơng khỏi bệnh Nghi bệnh B;C;loại bệnh A Vì vậy khi điều trị bệnh chưa có kết quả chẩn đốn chính xác bằng thuốc đặc trị có thể chẩn đốn kết luận bệnh nghi.

Có nhiều trường hợp bệnh mang cùng lúc nhiều triệu chứng nghi tương tự nhau sẽ có nhiều hướng chẩn đốn bệnh nghi, công tác điều trị bệnh vẫn phải tiến hành lúc đó kỹ thuật viên phải điều trị bệnh thăm dị theo nhóm dựa trên chỉ định của thuốc mà chưa có kết luận bệnh.

Nếu dùng thuốc hỗn hợp cùng lúc có nhiều chỉ định khác nhau sau khi điều trị chỉ có thể loại trừ được 1 vài bệnh, khơng chẩn đoán được bệnh.

4.2. Cơ sở xây dựng phác đồ điều trị thăm dị

4.2.1. Nhóm triệu chứng bệnh

Mỗi bệnh có một nhóm triệu chứng lâm sàng thể hiện, nhóm triệu chứng này có chiều hướng diễn biến có thể khác hẳn so với nhóm triệu chứng lâm sàng ban đầu tương ứng với thời gian bị bệnh.

Giai đoạn đầu nhóm triệu chứng cịn đặc trưng cho bệnh, dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhóm triệu chứng lâm sàng khác dần dễ nhầm lẫn với nhóm triệu chứng của bệnh khác gây ra nhiều khó khăn cho cơng tác chẩn đốn.

Việc điều tra bệnh có khi khơng thu được kết quả như mong muốn góp phần làm sai lệch kết luận chẩn đoán bệnh nghi, trong trường hợp này người kỹ thuật viên khó đưa ra một kết luận bệnh cụ thể.

48

Tuy nhiên trong chùm triệu chứng lâm sàng đó có một số triệu chứng đóng vai trị chính có mặt trong suốt q trình bị bệnh có thể ở các tiên lượng khác nhau, những triệu chứng này được dùng làm căn cứ để xây dựng phác đồ điều trị.

Ví dụ 1: Bệnh ở heo lỡ có triệu chứng chung như tiêu chảy, ăn ít, tuỳ ngày bị bệnh có chuyển biến triệu chứng như sau:

Ngày bị bệnh Triệu chứng lâm sàng Chẩn đoán bệnh nghi 1 Phân màu xám nhạt, lợn cợn Tiêu chảy do thức ăn 2 Phân màu tro bếp, mịn như xi măng, tanh Lỵ

3 Phân màu vàng xanh, mịn , bụng hóp Phó thương hàn 4 Phân màu đen, mịn , có màng giả, đau bụng Viêm loét ruột

5 Phân màu đỏ có lẫn máu Cầu trùng,

Như vậy, ngồi kết luận nghi heo bị tiêu chảy cịn chẩn đoán sâu thêm nhờ kết hợp triệu chứng màu của phân.

4.2.2. Chỉ định của thuốc thú y

Mỗi loại thuốc thú y đều có một số chỉ định rõ ràng tuy nhiên trong thực tế điều trị bệnh chỉ định chính của thuốc trong mỗi hồn cảnh khác nhau có hiệu quả khác nhau.

Lựa chọn chỉ định ưu tiên của thuốc phụ thuộc vào kinh nghiệm sử dụng thuốc, có khi thuốc có hiệu lực trên nhóm triệu chứng nhưng hiệu quả lại khác nhau ứng với mỗi mức độ bị bệnh.

Ví dụ 2: Triệu chứng tiêu chảy ở lợn mơ tả ở trên có những thuốc sau đều có chỉ định điều trị

STT Triệu chứng lâm sàng chỉ định

1 Phân màu xám nhạt, lợn cợn, chướng hơi Septotryl 2 Phân màu tro bếp, mịn như xi măng, tanh Dimeflox 3 Phân màu xám xanh, mịn , bụng hóp Gentatylo.D

49

4 Phân màu đen, mịn , có màng giả, đau bụng TyloDC.Fort

5 Phân màu đỏ có lẫn máu Ampicolistin

Dựa vào kết quả điều trị để chẩn đoán bệnh.

* Ứng dụng: điều trị bệnh thăm dò

Đây là biện pháp điều trị phổ biến thực tế sản xuất khi kết quả chẩn đoán bệnh chưa rõ ràng.

- Chẩn đoán được tên bệnh nghi thông qua hiệu quả của thuốc điều trị. - Tìm ra được thuốc điều trị phù hợp trong khi chưa biết đích xác tên bệnh. Đối với đàn có số lượng đơng bị mắc bệnh, phương án điều trị thăm dị cho phép chọn lọc chính xác tên thuốc, phác đồ điều trị hiệu quả với bệnh trước khi áp dụng điều trị cho một số lượng lớn con bệnh.

Trường hợp bệnh mới ít có căn cứ chẩn đốn điều trị thăm dị là phù hợp.

Ví dụ 3: trường hợp ví dụ 1 và 2 ở trên đàn heo có 100 con mắc bệnh, trước khi điều trị toàn đàn lựa chọn ra 5 lơ, mỗi lơ vài con có triệu chứng đại diện đánh dấu và bố trí thuốc dùng như sau:

Tên bệnh 1 2 3 4 5

Tên thuốc Septotryl Dimeflox Gentatylo.D TyloDC.Fort Ampicolistin

Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 20 25 85 90 35

Lựa chọn ưu tiên - - 2 1 -

Kết quả điều trị:

Thứ tự khỏi bệnh sau điều trị ở các lô như sau: 4 > 3 > 5 > 2 > 1 Kết luận1 :

- Heo bị tiêu chảy có nhiều màu phân và triệu chứng khác nhau.

- TyloDC.Fort là thuốc có hiệu quả điều trị bệnh cao nhất dùng cho tồn đàn, Gentatylo.D có hiệu quả cao có thể dùng thay thế.

- Không nên dùng các loại thuốc Septotryl, Dimeflox, Ampicolistin để điều trị cho toàn đàn.

50

Kết luận 2:

Căn bệnh trùng hợp với chỉ định của thuốc kháng sinh TyloDC.Fort.

Để đáp ứng với thực tiễn sản xuất, phác đồ điều trị thăm dị có hiệu quả trên một vùng có điều kiện chăn ni tương tự nhau torng một thời điểm nhất định.

4.4. Những yếu tố ảnh hƣởng kết quả chẩn đốn thơng qua điều trị

4.4.1. Chất lượng thuốc thú y điều trị thăm dị.

Chỉ định chính của thuốc thú y là thơng tin chuẩn để kết luận bệnh vì vậy nếu thuốc thú y có chất lượng khơng đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh khác biệt sẽ góp phần làm sai kết quả chẩn đoán.

Trường hợp thuốc thú y thành phần hỗn hợp mang cùng lúc nhiều chỉ định thì khó chọn ra chỉ định của dược chất nào trong thành phần của thuốc ứng với căn nguyên điều trị, đặc biệt là nhóm kháng sinh phổ rộng có tác dụng cao với cả vi khuẩn gram âm và với cả vi khuẩn gram dương.

4.4.2. Đặc điểm của bệnh.

Cùng là trường hợp bệnh trên nhóm động vật điều trị để chẩn đốn, tuy nhiên tính chất riêng của bệnh đáp ứng khác nhau với tác dụng của thuốc.

- Thời gian đã bị bệnh.

- Điều kiện khi xảy ra bệnh, khi đang điều trị bệnh. - Đặc tính riêng của cá thể.

Để thu được kết quả chẩn đốn thơng qua điều trị bệnh chính xác, khi điều trị bệnh thăm dò chọn các lơ điều trị so sánh cần có điều kiện, hồn cảnh tương tự nhau. 4.4.3. Kỹ thuật điều trị bệnh.

Liều dùng, liều trình, đường dẫn thuốc trong khi điều trị, cơng tác chăm sóc trong và sau khi điều trị cũng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.

Cùng tình trạng bệnh, cùng loại thuốc đặc hiệu nhưng liều dùng khác nhau do chênh lệch tiên lượng bệnh. Liều dùng trung bình (quy định trên nhãn thuốc) cần được điều chỉnh phù hợp với tình tình bệnh.

51

Bài 5: KHÁM TỔNG THỂ

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn đoán và điều trị học (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)