Phƣơng pháp chẩn đoán dịch tễ học

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn đoán và điều trị học (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 44 - 47)

- Nhuộ m, soi tƣơi ( phƣơng pháp định tính)

3. Phƣơng pháp chẩn đoán dịch tễ học

3.1. Yếu tố dịch tễ của bệnh

3.1.1. Môi trường tự nhiên

Mơi trường tư nhiên bao gồm địa hình, khí hậu, phân bố sinh vật. Có vai trị: Cung cấp chất dinh dưỡng: tất cả các chất dinh dưỡng động vật thu nhận thông qua thức ăn, nước uống. Tuỳ vào điều kiện thổ nhưỡng, phân bố động vật, thực vật của từng vùng mà vật ni có được tình trạng dinh dưỡng khác nhau.

Sự thay đổi thành phần dinh dưỡng của thức ăn qua các vụ trong năm cũng làm cho nhu cầu dinh dưỡng của vật ni thích ứng biến đổi theo, vì thế tình trạng sức khoẻ của động vật ở các thời điểm khác nhau trong năm cũng khác nhau.

Tác động của khí hậu: mỗi vùng địa lý có yếu tố tự nhiên cơ bản là:

- Địa hình: độ cao trung bình so với mặt nước biển có liên quan đến hàm lượng các chất khí oxi, cacbonic, nitơ…và biên độ dao động nhiệt độ trong ngày. Động vật sống ở các độ cao khác nhau thích ứng với điều kiện nồng độ oxi khác nhau và có tình trạng sức khoẻ khác nhau.

44

Biên độ dao động nhiệt trong ngày, thời gian chiếu sáng còn tác động đến khả năng phát triển của các loại mầm bệnh khác, ứng với mỗi độ cao của địa hình khu hệ sinh vật phân bố khác nhau, vì vậy con đường, vịng đời gây bệnh cho vật ni cũng khác nhau.

- Khí hậu: chế độ gió, độ ẩm, nhiệt độ, chế độ mưa, thời gian chiếu sáng…tác động thường xuyên lên động vật nuôi và các vi sinh vật khác.

Sự thích nghi của vật ni cũng theo xu hướng thích ứng với những thay đổi của khí hậu. Tính chất của khí hậu, chu kỳ thay đổi, biên độ thay đổi khí hậu của các vùng khác nhau nên khả năng thích nghi của động vật với khí hậu cũng khác nhau và chúng có sức khoẻ khác nhau.

- Yếu tố gây bệnh: mỗi loại mầm bệnh có điều kiện gây bệnh thuận lợi khác nhau do mỗi điều kiện tự nhiên khác nhau mầm bệnh có độc lực và khả năng tiếp xúc khác nhau với cơ thể vật ni.

Chính vì vậy mỗi điều kiện tự nhiên có một số loại mầm bệnh ưu thế, tác động của điều kiện tự nhiên lên cơ thể động vật còn làm cho triệu chứng bệnh thể hiện ở các mức độ khác nhau và có ý nghĩa phân tích triệu chứng bệnh khi chẩn đốn.

3.1.2. Mơi trường xã hội

Môi trường xã hội bao gồm dân cư và xu hướng phát triển văn hoá xã hội. Dân cư bao gồm tổng dân số, cơ cấu các dân tộc, mật độ dân cư.

Mật độ dân cư có liên quan đến tần số tiếp xúc, cường độ tiếp xúc giữa động vật và mầm bệnh, vì vậy khả năng lây lan bệnh khác nhau.

Cơ cấu chung sống đa dạng sẽ có nhiều phong tục, tập quán xã hội khác nhau tác động lên chu kỳ phát triển sinh học của mầm bệnh, sự đa dạng nếu kết hợp với mật độ dân cư đông là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh dịch bùng phát.

Nếu xu hướng phát triển của xã hội văn minh mơi trường được giữ gìn trong sạch, sức khoẻ của con người và động vật được bảo vệ, bệnh dịch khơng có cơ hội để phát triển (và ngược lại).

Điều kiện phát triển xã hội khác nhau tạo điều kiện cho y tế phát triển, cơng tác phịng chống bệnh dịch khác nhau, cơng tác chẩn đốn và điều trị bệnh cũng khác nhau.

45

Động vật nuôi ở các vùng miền khác nhau có điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau có khả năng bị bệnh khác nhau, tính chất mầm bệnh cũng khác nhau.

Yếu tố dịch tể học của bệnh là những điều kiện của môi trường tự nhiên môi trường xã hội có liên quan thuận lợi cho khả năng phát bệnh, lưu hành bệnh của một nhóm đối tượng cụ thể

Nhóm đối tượng cụ thể về lồi, giống, tính biệt, giai đoạn phát triển, điều kiện chăm sóc, ni dưỡng.

Động vật phát triển theo giai đoạn, ứng với mỗi giai đoạn đó chức năng sinh học, điều kiện tiếp xúc, diễn biến sức khoẻ khác nhau nên khả năng bị bệnh cũng khác nhau.

3.2. Thông tin dịch tễ học cơ bản của bệnh

Là những thông tin về một trường hợp cơ thể bị bệnh,. Ví dụ:

- Điều kiện tự nhiên, xã hội xảy ra bệnh.

- Thơng tin về cá thể mắc bệnh (giống, tính biệt, lứa tuổi, hướng sản xuất).

- Thông tin về mối quan hệ của cá thể mắc bệnh với nhóm động vật khác chung sống.

- Điều kiện nuôi dưỡng của cá thể mắc bệnh.

Thông tin dịch tể học của bệnh không chỉ phản ánh điều kiện cụ thể xảy ra bệnh mà cịn có giá trị chẩn đốn nguy cơ bệnh xảy ra ở nơi khác có những điều kiện tương tự trong tương lai hoặc phương hướng cải tạo môi trường sống khác biệt để ngăn chặn bệnh xảy ra.

3.3. Các bƣớc chẩn đoán dịch tễ bệnh

3.3.1. Điều tra tiền sử bệnh

Điều tra bệnh cần chẩn đốn có điều kiện dịch tể phù hợp đã từng xảy ra trong quá khứ, diễn biến của bệnh, nguồn gốc của bệnh, hậu quả của bệnh.

3.3.2. So sánh điều kiện dịch tễ học của bệnh

Điều tra tất cả những điều kiện dịch tể liên quan đến bệnh của địa phương, chọn ra những điều kiện dịch tể bệnh thuận lợi nhất của bệnh cần chẩn đoán.

46 Thể hiện ở các kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn đoán và điều trị học (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)