Kiểm tra thân nhiệt

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn đoán và điều trị học (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 57 - 60)

- Nhuộ m, soi tƣơi ( phƣơng pháp định tính)

2. Trình tự khám bệnh tổng thể

2.2. Kiểm tra thân nhiệt

2.2.1. Thân nhiệt của cơ thể và quá trình điều tiết thân nhiệt

2.2.1.1. Quá trình sản sinh thân nhiệt

Thân nhiệt của cơ thể sinh ra do q trình chuyển hố năng lượng, chủ yếu là: Mỡ, đường  A. Lac tic  CO2 + H2O + Q

Phản ứng xảy ra nhanh hơn , mạnh hơn khi cơ thể cần năng lượng cho vận động, cho hoạt động bảo vệ cơ thể. Con non, con mang thai phản ứng xảy ra nhanh hơn, mạnh hơn so với con già

Cơ thể có nhiều mỡ, đường dự trữ, hoạt động nhiều toả ra càng nhiều nhiệt. Quá trình điều tiết nhiệt giữa nhiệt độ cơ thể và môi trường luôn giữ cho thân nhiệt tương đối ổn định (Khoảng 37,50C), phụ thuộc vào các yếu tố sau.

- Phân bố mạch quản ngoại vi. - Nhịp thở.

- Tiết dịch (Phân, nước tiểu, nước bọt, tuyến mồ hôi). - Chênh lệch nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ môi trường.

57

2.2.1.2. Tăng thân nhiệt

Là trường hợp nhiệt độ của cơ thể cao hơn bình thường, tuỳ vào mức tăng nhiệt độ so với thân nhiệt sinh lý của giai đoạn có các trường hợp sau:

Tăng đến 20C (Sốt nhẹ). Tăng trên 30C (Sốt cao).

Sốt là phản ứng bảo vệ cơ thể, mức độ sốt thể hiện mức độ phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh cũng như là tính chất nguy hiểm của tác nhân gây bệnh với cơ thể, đồng thời cũng thể hiện tình trạng dinh dưỡng của cơ thể.

Mức độ sốt, diễn biến của sốt cũng mang những dấu hiệu đặc trưng cho từng nhóm bệnh, từng bệnh, diễn biến của sốt có thể là:

- Sốt li bì: Thân nhiệt luôn ổn định ở mức cao, con bệnh rất mệt mỏi, thường nằm một chỗ, thị lực giảm, phản xạ chậm.

- Sốt cách nhật: Thân nhiệt tăng có chu kỳ nhất định vào thời điểm trong ngày. - Sốt khơng điển hình: diễn biến sốt khơng tn theo quy luật nào cả.

- Sốt tăng dần: thể hiện bệnh trầm trọng hơn, kế phát hoặc thuốc sai chỉ định. - Sốt hạ dần: thể hiện bệnh giảm,thuốc đúng chỉ định, có thể do suy kiệt.

2.2.1.3. Giảm thân nhiệt

Là trường hợp nhiệt độ của cơ thể thấp hơn bình thường, tuỳ vào mức hạ nhiệt độ so với thân nhiệt sinh lý của giai đoạn có các trường hợp sau:

Tiên lượng xấu hạ đến 10C . Tiên lượng rất xấu hạ hơn 10

C.

Mức độ hạ nhiệt, diễn biến của hạ nhiệt cũng mang những dấu hiệu đặc trưng cho từng tiên lượng bệnh có thể là:

- Hạ nhiệt có hồi phục: Thân nhiệt hạ trong một khoảng thời gian ngắn, hồi phục nhanh khi chăm sóc, điều trị đúng hướng. (Tiên lượng bệnh xấu)

- Hạ nhiệt không hồi phục: Thân nhiệt hạ liên tục trong một khoảng thời gian dài, không hồi phục khi chăm sóc, điều trị đúng hướng. (Tiên lượng bệnh rất xấu)

58

Dùng nhiệt kế có nút thắt đo ở hậu mơn, bẹn trong, phía trong mép của con vật bệnh

Thời gian đo tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể nhưng thường trên 2 phút (Thời gian đo càng lâu kết quả đo càng chính xác).

Thao tác đo thân nhiệt thực hiện khi con vật nghỉ ngơi ổn định, những trường hợp vùng vẫy, vận động mạnh khó thực hiện thao tác và kết quả khơng chính xác.

Có 4 trường hợp thân nhiệt ứng với tình trạng bỏ ăn, ăn ít.

STT Thang nhiệt Nguyên nhân nghi cần kiểm tra 1 Sốt rất cao

Cao hơn 30 C

- Nhiễm trùng cấp tính, bệnh do vi khuẩn, virút gây ra. - Cảm nóng, say nắng, chấn thương nặng.

2 Sốt nhẹ Cao hơn 20

C

- Nhiễm trùng mãn tính, bệnh do virút gây ra. - Stress, bệnh ngoại khoa, chấn thương nhẹ.

3

Bình thường Khoảng

37,50C

- Các giai đoạn nuôi chuyển tiếp, động dục - Thay đổi thời tiết.

- Chất lượng thức ăn, nước uống.

4 Hạ nhiệt Dưới 370C

- Thiếu Canxi máu, suy dinh dưỡng, đói lả.

- Ngộ độc, tiêu chảy cấp, chảy máu trong, xảy thai, bại liệt. - Cảm lạnh.

Ghi chú: trong thực tế sản xuất.

- Giá trị thân nhiệt đo được có tính thời điểm, có thể là giá trị thân nhiệt tức thời đo được của một quá trình đang tăng nhiệt hoặc đang hạ nhiệt.

- Kết quả khi đo được cần đối chiếu với tình hình thực tế, (nhiệt độ ngoài da, nhiệt độ hơi thở.. ) nếu thấy nghi ngờ phải đo lại.

- Thao tác đo thân nhiệt ngồi kết quả thân nhiệt đo được cịn xác định được 2 thơng tin khác của bệnh đó là:

- Tình trạng của niêm mạc ruột (dị vật bám vào thân nhiệt kế) phản ánh thời gian đã bị bệnh, xác định tên một số bệnh nghi liên quan đến tình trạng lở loét niêm mạc hệ tiêu hóa.

59

- Tình trạng tiêu hóa, thải phân của vật ni bị bệnh (táo bón hoặc tiêu chảy).

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn đoán và điều trị học (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)