79 Giảm nhanh số lượng mầm bệnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn đoán và điều trị học (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 80 - 83)

- Nhuộ m, soi tƣơi ( phƣơng pháp định tính)

79 Giảm nhanh số lượng mầm bệnh.

- Giảm nhanh số lượng mầm bệnh. - Tăng cường sức đề kháng của cơ thể. - Hạn chế mầm bệnh lan rộng.

Để đạt được mục đích cần phải đồng thời áp dụng những biện pháp sau:

-Sử dụng đúng thuốc điều trị căn nguyên ( đúng chỉ định, đúng liều dùng, đúng liều trình).

-Phối hợp với thuốc bổ sung vitamin, khoáng, amino acid, bù nước, bù dinh dưỡng cho cơ thể bệnh.

-Chế độ chăm sóc phù hợp với hướng phát triển của bệnh, vệ sinh sạch khu vực chăn nuôi, cách ly, xử lý mầm bệnh.

2.4. Điều trị theo cá thể

Trong quần thể động vật cùng điều kiện chăm sóc ni dưỡng, một số cá thể có những đặc điểm riêng biệt thể hiện ở mức độ bị bệnh, đáp ứng kỹ thuật điều trị bệnh. Áp dụng phác đồ điều trị cho từng cá thể phù hợp với tình trạng bệnh riêng của

từng cá thể.

3. Liệu pháp

3.1. Dùng thuốc thú y

Điều trị bằng thuốc là phương pháp chữa bệnh thơng dụng nhất, có hiệu quả nhanh và đáp ứng được yêu cầu điều trị trong khoảng thời gian nhất định.

3.1.1. Thuốc điều trị căn nguyên:

Thuốc điều trị căn nguyên có tác dụng loại bỏ căn nguey6n gây bệnh như vi khuẩn, vi rus, ký sinh trùng.

Thuốc điều trị có chỉ định đặc hiệu, cung cấp đến vùng bị bệnh nhiều nhất để có tác dụng trực tiếp kìm hãm, tiêu diệt căn nguyên gây bệnh.

Khi thao tác cấp thuốc điều trị bị gặp khó khăn thuốc điều trị căn nguyên luôn được ưu tiên sử dụng trước.

Thuốc điều trị căn nguyên được ngưng sử dụng khi căn nguyên gây bệnh đã bị loại bỏ khơng cịn khả năng gây bệnh.

80

Thuốc điều trị triệu chứng điều trị theo các biểu hiện rối loạn sinh lý chủ yếu, thuốc tạm thời khơi phục tình trạng rối loạn chức năng trong khoảng thời gian nhất định, kéo dài thời gian để điều trị căn nguyên cũng như khôi phục sức đề kháng của cơ thể.

Sau thời gian bán thải, thuốc điều trị căn nguyên giảm dần hiệu lực cần cung cấp thêm để duy trì tác dụng, tuy nhiên thuốc cũng tác động làm sai lạc chẩn đoán triệu chứng bệnh.

Thuốc điều trị triệu chứng được ngưng sử dụng sơm nhằm kích thích cơ năng điều tiết của cơ thể tránh lệ thuộc vảo thuốc.

3.2. Điều trị thay thế, bổ sung.

3.2.1. Bù dịch

Biện pháp bù dịch sử dụng khi cơ thể mất nước do các nguyên nhân bỏ ăn uống lâu ngày, sốt cao, tiêu chảy mãn tính, tiêu chảy cấp tính.

Dung dịch truyền sinh lý mặn (Clohydrat, Lactatringer) cung cấp nước và các muối điều chỉnh hệ đệm của máu, chức năng cân bằng áp suất thẩm thấu, cân bằng nước tiêu, hạ sốt.

Dung dịch truyền sinh lý ngọt (Glucose) cung cấp nước và đường điều chỉnh độ nhớt của máu, chức năng cân bằng dinh dưỡng, cân bằng nước tiêu, tăng thân nhiệt. Thao tác truyền dịch chỉ thuận lợi trong một số tình huống bệnh nhất định.

3.2.2. Thay thế, bổ sung dinh dưỡng

Biện pháp thay thế, bổ sung dinh dưỡng sử dụng khi cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng hoặc suy kiệt do thiếu ăn, bỏ ăn lâu ngày.

Hoocmon (Chủ yếu là hoocmon sinh dục) cung cấp cho vật nuôi bị bệnh rối loạn sinh sản trong một số giai đoạn nhất định. Hoocmon có tác dụng dược lý tích cực nhưng nhanh lệ thuộc, có khi cịn tác động giảm chức năng sinh lý vốn có.

Khống, vitamin cung cấpcác vi chất cho q trình tăng cường tiêu hóa hấp thu, hoạt động chức năng… tuy nhiên thao tác này làm tăng số lượng thuốc điều trị và số lần điều trị (gây khó khăn cho thao tác điều trị trong thực tế).

81

Ngồi ra một số chất dinh dưỡng cịn được bổ sung số lượng nhiều như thức ăn (cho ăn, uống thụt cưỡng bức)

3.3. Vật lý trị liệu

Sử dụng các kích thích vật lý như nhiệt độ, ánh sáng, xoa bóp, vận động...có tác dụng riêng.

Đối với tổ chức bị giảm cơ năng nhiệt độ có tác dụng sưởi ấm tổ chức, giãn nở mạch quản, tuyến mồ hôi, tăng cường lưu lượng máu đến tổ chức. Sử dụng nhiệt độ để điều trị cảm lạnh, bại liệt, hoại tử mô, tắc nghẽn tĩnh mạch.

Đối với tổ chức viêm (giai đoạn đầu) sử dụng nhiệt độ lạnh giảm lưu lượng máu ở tổ chức viêm, giảm đau, giảm sưng. Dùng nhiệt độ lạnh (nước lạnh) để điều trị viêm, tổn thương kín (giai đoạn đầu), cảm nắng, cảm nóng, chườm vất thương, vết tiêm để hạn chế khuếch tán thuốc.

Các tác động cơ học như xoa bóp, chườm ngồi tác dụng tăng cường lưu thơng máu và dịch tiết cịn có tác dụng duy trì hoạt động của thần kinh cảm giác, thần kinh vận động hoạt động liên tục tại vị trí bị bệnh.

Cưỡng bức vận động tăng dần cũng là biện pháp vật lý trị liệu hiệu quả nhằm tăng cường tiêu thụ năng lượng, hoạt động của cơ, xương, khớp... tăng thân nhiệt, tăng thải mồ hôi, tăng nhu cầu thức ăn và nước uống...

3.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật là liệu pháp điều trị ngoại khoa là chủ yếu, giới hạn và điều kiện thực hiện phẫu thuật trong thú y hẹp và khó thực hiện hơn nhưng hiệu quả điều trị cao. Phẫu thuật bao gồm can thiệp điều trị như mổ thoát hơi, mổ thoát dịch, mổ lấy

thai... nhưng cũng có khi phẫu thuật để loại bỏ hồn tồn tổ chức đang bị bệnh.

Công tác chăm sóc, phục hồi sau khi phẫu thuật là khó khăn và được quan tâm hơn cả do nhiều yếu tố tác động đến khả năng lành vết thương (đặc biệt trường hợp không cách ly khỏi đàn),

Nhìn chung, cơng tác điều trị bệnh thú y hiện nay còn nhiều hạn chế về phương tiện, mức độ đầu tư trang thiết bị, cơng tác điều trị bằng thuốc và liệu pháp có vai trị chính mang ý nghĩa ứng dụng cao.

82

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn đoán và điều trị học (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 80 - 83)