1.4.1. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên trường THPT
trên lớp và soạn giáo án là quan trọng nhất.Việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho người thầy gắn liền với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang diễn ra sơi nổi trong tồn xã hội.5 yếu tố căn bản trong cấu trúc đạo đức Hồ Chí Minh mà mọi cấp mọi ngành đang hướng tới, gồm: Lịng nhân ái; đồn kết; khoan dung độ lượng đối với mọi người; trung với nước hiếu với dân; có trách nhiệm, năng động sáng tạo đối với cơng việc. Bên cạnh đạo đức chung làm nền tảng vững chắc, người thầy phải có đạo đức riêng, đó chính là đạo đức người thầy.
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về phẩm chất đạo đức người thầy bao gồm những điểm chính sau: Có thể coi những người thầy tốt là những anh hùng vô danh dù khơng được thưởng hn chương nhưng được học trị và phụ huynh yêu thương. Thầy cô giáo phải thương yêu học sinh, coi học sinh như con em của mình. Học trị tốt hay xấu là do thầy cô giáo tốt hay xấu (giáo bất nghiêm sư chi đọa - dạy không nghiêm túc, không đến nơi đến chốn là do thầy).
Trong nhà trường cần có dân chủ, nhưng trị phải kính thầy và thầy phải quý trị. Người thầy khơng nên bằng lịng với kiến thức mình đã có, mà phải học thêm để tiến bộ mãi. Người thầy có chun mơn mà khơng có chính trị giỏi thì dạy thế nào trẻ cũng hỏng. Bởi vì chính trị là linh hồn, cịn chun mơn là cái xác. Do đó, người thầy có chun mơn mà khơng có chính trị thì chỉ như cái xác khơng hồn. Ngồi ra, người thầy phải có chí khí cao thượng (tiền ưu hậu lạc), khó khăn thì chịu trước nhưng niềm vui thì hưởng sau.
Người thầy cần được bồi dưỡng về năng lực vì nếu người thầy có đạo đức tốt mà khơng có năng lực cũng khơng thể hồn thành tốt nhiệm vụ. Đó là khả năng giải quyết vấn đề của con người đứng trước một nhiệm vụ nào đó. Đó cịn là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức giữa kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ nhằm hoạt động có hiệu quả trong những điều kiện nhất định. Do đó, theo tơi, cần bồi dưỡng cho người thầy hai loại năng lực căn bản: Năng lực chung và năng lực riêng. Năng lực chung là loại năng lực mà bất kỳ ai và làm việc gì cũng phải có mới đạt kết quả tốt đẹp như năng lực
sáng tạo, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác… Ngoài năng lực chung, người thầy cần bồi dưỡng năng lực dạy học là năng lực riêng của nghề. Năng lực riêng bao gồm: Năng lực tìm hiểu học sinh và môi trường giáo dục, năng lực giáo dục nhân cách, năng lực đánh giá kết quả giáo dục, năng lực phát triển nghề nghiệp, năng lực kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
Kỹ năng dạy học là một khái niệm rất thiết thực đối với người thầy và nó có tác dụng trực tiếp đến chất lượng dạy học. Vì vậy, cơng tác bồi dưỡng giáo viên hiện nay là bồi dưỡng kỹ năng. Về cấu trúc, kỹ năng dạy học bao gồm những yếu tố sau: Kỹ năng chẩn đoán về khả năng và tinh thần thái độ của học sinh, kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học, kỹ năng soạn giáo án chuẩn bị lên lớp. Về kỹ năng giảng dạy trên lớp phải chú ý kỹ năng kiểm tra đánh giá, kỹ năng tổ chức tự học cho học sinh. Trong số các kỹ năng này, quan trọng nhất là kỹ năng dạy học trên lớp và soạn giáo án. Cụ thể là: Kỹ năng tạo tình huống có vấn đề, kỹ năng thuyết trình khúc chiết - mạch lạc hấp dẫn lý thú, kỹ năng đặt câu hỏi ra bài tập đúng lúc đúng chỗ - đúng trọng tâm - đúng bản chất sáng tạo và thiết thực, kỹ năng trình bày bảng logic trực quan, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, kỹ năng tiếp xúc cha mẹ học sinh. Nếu những kỹ năng trên được bồi dưỡng tốt chắc chắn chất lượng dạy học sẽ được nâng lên.
Tóm lại người giáo viên THPT cần có:
Về phẩm chất: Thế giới quan khoa học, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, lòng yêu trẻ, lòng yêu nghề, một số phẩm chất khác (Lịng nhân đạo,lịng tơn trọng, tính giản dị, tính khiêm tốn,...), những phẩm chất về ý chí (Tính mục đích, tính quyết đốn, tính kiên nhẫn, tính tự chủ, tự kiềm chế...)
Về năng lực:
Về năng lực dạy học: Năng lực hiểu học sinh trong quá trình giáo dục và dạy học, năng lực hiểu biết rộng, năng lực chế biến tài liệu học tập, năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học, năng lực ngôn ngữ (diễn cảm, nhịp điệu, âm sắc…)
Về năng lực giáo dục: Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh, năng lực giao tiếp sư phạm, năng lực xử lý khéo léo sư phạm, năng lực cảm hoá học sinh, năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm, cố gắng tạo uy tín với học sinh, đồng nghiệp, cấp trên.
1.4.2. Yêu cầu về đội ngũ
Về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, trong Chỉ thị số 40/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ: “Mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. [12]
1.4.2.1. Đủ về số lượng
Đội ngũ giáo viên THPT được xác định trên cơ sở lớp học và định mức biên chế theo quy định của nhà nước. Hiện nay theo quy định của nhà nước định mức 2,25 giáo viên đứng lớp cho một lớp học (Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT – BGDĐT – BNV). Định mức này bao hàm cả giáo viên dạy các môn văn hóa cơ bản, dạy thể dục, giáo dục quốc phòng an ninh. Đơn thuần về số lượng thì việc xác định số giáo viên cần có cho một trường THPT theo cơng thức:
Số giáo viên cần có = số lớp học x 2,25 giáo viên /lớp
Hàng năm căn cứ vào kế hoạch phát triển số lớp học, ta dễ dàng xác định được ngay số lượng giáo viên cần có cho một trường. Từ đó, căn cứ vào số giáo viên hiện có sau khi đã trừ đi số giáo viên đang nghỉ bảo hiểm xã hội, chết, bỏ việc, thuyên chuyển ra bên ngoài và cộng thêm số thuyên chuyển từ ngoài vào, ta xác định được số giáo viên cần bổ sung cho nhà trường hay cho một cấp học.
Một nội dung quan trọng khi xem xét số lượng giáo viên là những biến động liên quan chi phối đến việc tính tốn số lượng, chẳng hạn như: Việc bố trí, sắp xếp số lượng đội ngũ, bố trí, sắp xếp học sinh/lớp cũng như định mức về giờ dạy, định mức về lao động của giáo viên, chương trình mơn học đều có ảnh hưởng, chi phối đến số lượng đội ngũ giáo viên.
Trong điều kiện đa dạng hóa các loại hình trường/lớp, có trường cơng lập, trường ngồi cơng lập. Do vậy, giáo viên có thể dạy nhiều trường thuộc nhiều loại hình trường/lớp khác nhau (dạy trường công lập và dạy trường ngồi cơng lập), họ chấp nhận một định mức dạy cao hơn quy định để tăng thu nhập. Chính vì vậy đã làm sai lệch so với chuẩn quy định. Trong phạm vi cả nước, việc đào tạo đội ngũ giáo viên hiện nay là cho toàn xã hội, riêng đối với ngành sư phạm lại do nhà nước bao cấp cũng cần phải có các biện pháp cấp thiết để không tạo ra một lượng giáo viên dư thừa làm lãng phí đến ngân sách nhà nước và làm nảy sinh các vấn đề liên quan.
Số lượng giáo viên là một yếu tố định lượng của đội ngũ. Nó rất quan trọng nhưng chưa nói lên tất cả mà bên cạnh số lượng còn vấn đề chất lượng và cơ cấu.
1.4.2.2. Đồng bộ về cơ cấu
Cơ cấu đội ngũ giáo viên THPT sẽ được nghiên cứu trên các tiêu chí có liên quan đến biện pháp phát triển đội ngũ. Các nội dung cơ bản gồm:
- Cơ cấu chuyên môn (theo mơn dạy) hay cịn gọi là cơ cấu bộ mơn: Đó là tình trạng tổng thể về tỉ trọng giáo viên của các mơn học hiện có ở cấp THPT, sự thừa, thiếu giáo viên ở mỗi môn học. Các tỉ lệ này vừa phải phù hợp với định mức quy định thì ta có được một cơ cấu chuyên môn hợp lý. Ngược lại thì phải điều chỉnh nếu khơng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của các hoạt động giáo dục.
- Cơ cấu theo trình độ đào tạo: Cơ cấu giáo viên theo trình độ đào tạo là sự phân chia giáo viên theo tỉ trọng của các trình độ đào tạo. Các trình độ đào tạo của giáo viên THPT có thể đó là: Đại học sư phạm, Thạc sĩ, Tiến sĩ và
trình độ tương ứng ở các chun ngành khơng phải sư phạm. Xác định một cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo và thực hiện các hoạt động liên quan để đạt đến cơ cấu đó cũng là một giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Số giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo đương nhiên cần phải nâng chuẩn. Nhưng xác định một tỉ lệ thỏa đáng số giáo viên đào tạo vượt chuẩn là một vấn đề cần xem xét để vừa đảm bảo hiệu quả, vừa nâng cao được chất lượng đội ngũ. Trong điều kiện kinh phí cịn khó khăn như hiện nay, một đội ngũ ngang tầm nhiệm vụ của cấp học có lẽ sẽ tốt hơn một đội ngũ vượt tầm yêu cầu mà trước mắt chưa thể sử dụng hết trình độ chun mơn của họ.
Ví dụ: đối với một nhà trường thì việc xây dựng được một đội ngũ giáo viên có tay nghề cao, có năng lực sư phạm vững vàng đáp ứng tốt việc giảng dạy và giáo dục sẽ tốt hơn nhiều một đội ngũ giáo viên có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ mà không phát huy được hết khả năng của họ trong giảng dạy. Tùy thuộc vào điều kiện của từng trường, vào đối tượng của học sinh, các nhà quản lý cần phải lựa chọn được phương án tối ưu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho phù hợp. Trong tình hình hiện nay, đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình thì nên chọn hình thức bồi dưỡng thường xuyên các chuyên đề nâng cao của bộ môn để đáp ứng yêu cầu giảng dạy trước mắt và hình thức đào tạo sau đại học để nâng chuẩn.
- Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo độ tuổi: Việc phân tích giáo viên theo độ tuổi nhằm xác định cơ cấu đội ngũ theo từng nhóm tuổi, là cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng phát triển của tổ chức để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo và bổ sung.
- Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo giới tính: Chỉ xét mặt tỉ trọng của cơ cấu giới tính đội ngũ giáo viên trong trường THPT có thể khơng nói lên điều gì sự phát triển về giới. Bởi vì, khác với thị trường lao động thuộc các lĩnh vực khác, ở đây giáo viên nữ thường chiếm một tỉ lệ cao hơn nam giới.
Tuy nhiên, về các khía cạnh như: Điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên nữ ảnh hưởng rất
nhiều như thời gian nghỉ dạy do sinh đẻ, con ốm…lại là các yếu tố có tác động đến chất lượng đội ngũ. Do đó, cơ cấu về giới tính có liên quan đến chất lượng giáo dục và đào tạo.
Tóm lại, nghiên cứu cơ cấu giới tính trong đội ngũ giáo viên là để có tác động cấp thiết thông qua quản lý đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu suất công tác của từng cá nhân và của cả đội ngũ giáo viên.
1.4.2.3. Đạt chuẩn về trình đợ và chất lượng
Chất lượng đội ngũ giáo viên bao hàm nhiều yếu tố: Trình độ được đào tạo của từng thành viên trong đội ngũ, thâm niên làm việc trong tổ chức, thâm niên trong vị trí làm việc mà người đó đã và đang đảm nhận, sự hài hòa giữa các yếu tố… Các vấn đề này có thể đề cập ở 2 nội dung sau:
- Trình độ đào tạo: đạt chuẩn hay vượt chuẩn, đào tạo chính quy hay khơng chính quy, chất lượng và uy tín của cơ sở đào tạo.
- Sự hài hòa giữa các yếu tố trong đội ngũ: Hài hòa giữa chức vụ, ngạch bậc và trình độ đào tạo; giữa phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn.
Sự hài hịa giữa nội dung cơng việc và vị trí mà thành viên của đội ngũ đang đảm nhận với thời gian thâm niên và mức độ trách nhiệm của mỗi thành viên.Từ việc phân tích, xác định nội dung, nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT, những biện pháp cần được nghiên cứu nằm trong nhóm cơng việc: đào tạo cơ bản ban đầu; đào tạo để đạt chuẩn và nâng chuẩn; bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật tri thức trong điều kiện khối lượng tri thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng, sự thay đổi của nhà trường, của ngành giáo dục cũng đang diễn ra không ngừng với tốc độ nhanh; các biện pháp về tổ chức nhân sự để hoàn thiện bộ máy nhằm tạo ra môi trường tốt cho hoạt động.Song song với việc thực hiện các biện pháp là vấn đề kiểm tra để đánh giá tình hình giảng dạy của đội ngũ giáo viên để duy trì. Bên cạnh đó, Thanh tra giáo dục cần có những biện pháp để duy trì các quy chế về chuyên môn và không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và vận dụng nghiệp vụ sư phạm vào thực tế của giáo
viên trong tình hình mới; Đổi mới quy trình và cơ chế xếp loại giáo viên hàng năm của nhà trường.
Sơ đồ 1.1. Nội dung biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT
Chất lượng
Cơ cấu Số lượng
1.4.3. Yêu cầu về quả n lý
Các nhà quản lý thực hiện cơng việc của mình thơng qua việc hồn thành 4 chức năng chính: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát.
1.4.3.1. Chức năng lập kế hoạch
Muốn quản lý hiệu quả phải lập kế hoạch một cách sát thực, hiệu quả vì việc lập kế hoạch giúp nhà quản lý đảm bảo làm đúng việc, đúng mục tiêu. Lập kế hoạch thành cơng có nghĩa là quản lý đạt 60 % thành công.
Lập kế hoạch bao gồm:
- Đánh giá thực trạng tại thời điểm lập kế hoạch và xác định rõ mục tiêu, kết quả tương lai.
- Xác định những việc cần làm để đạt được mục tiêu, kết quả đó. - Xác định các hoạt động cụ thể và thời hạn hoàn thành.
- Thống nhất về các chỉ số đo lường kết quả.
Tóm lại, lập kế hoạch là việc thiết lập những mục tiêu và xác định phương án tốt nhất để hồn thành các mục tiêu đó.
1.4.3.2. Chức năng tổ chức
Với vai trò là một nhà quản lý, nhà quản lý phải đảm bảo rằng các nguồn lực về vật chất và con người cần có để thực hiện thành công kế hoạch phải được đặt đúng chỗ, đúng lúc. Họ phải giao nhiệm vụ cho những cá
nhân, sao cho những người đựơc giao việc có đủ các kỹ năng cấp thiết để thực hiện cơng việc đó. Họ cũng phải điều phối việc thực hiện các nhiệm vụ đó sao cho những hoạt động có liên quan được tiến triển với cùng tốc độ và đồng bộ với nhau.
1.4.3.3. Chức năng lãnh đạo