Biện pháp 4: Phân công, sử dụng đội ngũ giáo viên phù hợp vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT trung nghĩa huyện thanh thủy tỉnh phú thọ trong đổi mới giáo dục (Trang 92 - 95)

3.3. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viêntrƣờng THPT Trung Nghĩa

3.3.4. Biện pháp 4: Phân công, sử dụng đội ngũ giáo viên phù hợp vớ

lực và sở trường của mỗi cá nhân giáo viên và kế hoạch chuyên môn của trường

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Phân công, sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên hiện có là biện pháp quan trọng để có thể phát huy được sở trường, và khắc phục được sở đoản của mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho nhà trường hoàn thành nhiệm vụ năm học, đồng thời lại vừa tiết kiệm, tránh lãng phí về chất xám của đội ngũ giáo viên. Phân công và sử dụng tốt đội ngũ giáo viên là điều kiện quan trọng để lãnh đạo có hiệu quả.

Phân cơng, sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên nhằm khai thác “tài sản trí tuệ” của đội ngũ giáo viên giỏi, có kinh nghiệm lâu năm hơn trong nghề, khuyến khích họ truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ trẻ và cống hiến hết mình cho sự nghiệp “trồng người”, đồng thời cũng tạo cơ hội cho đội ngũ giáo viên trẻ có cơ hội được thể hiện, phát huy tài năng và quan trọng đó là được công hiến cho sự phát triển của nhà trường.

3.3.4.2. Nội dung biện pháp

Việc phân công, sử dụng đội ngũ giáo viên phải đúng Luật Giáo dục, Điều lệ trường phổ thông, đảm bảo tính khoa học; phân công đúng chuyên môn được đào tạo, vừa sức, đồng đều, công bằng, đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ, với tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; có qui trình phù hợp với tình hình thực tế tại nhà trường THPT Trung Nghĩa, tin tưởng vào khả năng vươn lên của mỗi người, tránh định kiến thành kiến.

Ngồi việc phân cơng, sử dụng xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục, đảm bảo đúng trình độ được đào tạo, đúng chuyên ngành thì người quản lí cần chú ý đến hồn cảnh, nguyện vọng, điều kiện, năng lực, độ tuổi của từng giáo viên để phân cơng hợp lí hơn đạt hiệu quả như mong muốn.

Phân cơng, sử dụng hợp lí đội ngũ giáo viên hiện có trên cơ sở điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên về phẩm chất và năng lực chun mơn để từ đó dựa trên yêu cầu cơng việc để bố trí, sử dụng nhằm phát huy hết tiềm

năng, sở trường của từng người, giảm thiểu những hạn chế mà đội ngũ giáo viên mang đến. Theo số liệu thu thập được cho thấy phần lớn giáo viên đều đánh giá công tác phân công giáo viên của các nhà trường là tương đối hợp lí.

Mạnh dạn phân cơng cơng việc cho những giáo viên trẻ nhưng có trình độ chun mơn giỏi, có phẩm chất chính trị vững vàng, có tâm huyết với nghề và đảm nhiệm luôn công tác chủ nhiệm lớp và các công việc khác đối với giáo viên lâu năm có thể phân cơng số tiết dạy ít hơn định mức nhằm giảm áp lực công việc và phù hợp với sức khỏe cho đội ngũ này.

Để đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường cần kiên quyết khơng bố trí chun mơn cho những giáo viên khơng có đủ năng lực, trình độ. Nên phân công thêm công việc kiêm nhiệm cho những người có năng lực và tâm huyết.

Việc phân công, sử dụng đội ngũ giáo viên ở các trường bao gồm:

+ Phân công tổ trưởng chuyên môn: cần quan tâm đến những đối tượng

có nhân cách tổng hịa của người giáo viên bộ môn, nhà sư phạm, nhà tổ chức các hoạt động chuyên môn của tổ, đặc biệt có năng lực chun mơn và phẩm chất phù hợp với cương vị công tác. Tổ trưởng chuyên môn được đào tạo và bồi dưỡng tốt sẽ là nguồn cán bộ quản lí kế cận của lãnh đạo trường sau này.

+ Giáo viên giảng dạy: Cần chú ý phân công những giáo viên nhiều

kinh nghiệm, dạy giỏi giảng dạy ở các lớp học giỏi, lớp cuối cấp và lớp có nhiều học sinh yếu kém. Chất lượng giờ dạy trên lớp là khâu quyết định đến chất lượng dạy học trong nhà trường. Vì vậy, việc phân cơng giáo viên dạy lớp là công việc quan trọng của cơng tác quản lí nhân sự.

+ Giáo viên chủ nhiệm: Cần quan tâm đến giáo viên có nhiều kinh

nghiệm trong cơng tác giáo dục học sinh; có khả năng phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường; biết xây dựng kế hoạch hoạt động tồn diện của lớp; có tình thương u học sinh; có điều kiện thuận lợi và sức khoẻ; có khả năng truyền đạt thơng tin từ nhà trường đến với học sinh…

3.3.4.3. Các bước thực hiện

- Hiệu trưởng cần căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, qui mô phát triển giáo dục và số lượng giáo viên đủ đáp ứng yêu cầu đề ra để xây dựng kế hoạch, phương án, bố trí giáo viên một cách hợp lí mang tính ổn định. Vì việc thay thế giáo viên giữa chừng thường mang lại tính tiêu cực nhiều hơn, ảnh hưởng đến uy tín của giáo viên và nhà trường.

- Trên cơ sở kế hoạch năm học của nhà trường, hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch hoạt động của tổ trong đó có kế hoạch dự kiến phân công giáo viên giảng dạy dựa trên các nguyên tắc đã được thống nhất chung trong nhà trường có lưu ý đến từng điều kiện hồn cảnh của giáo viên.

- Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch của nhà trường cùng với kế hoạch dự kiến phân công chuyên môn của tổ. Lãnh đạo nhà trường nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và thống nhất việc phân công nhưng phải đảm bảo sự cân đối, phù hợp với điều kiện thực tế tình hình tại nhà trường.

- Trao đổi trực tiếp với những giáo viên sau khi có sự điều chỉnh khác với dự kiến phân công của tổ để đội ngũ này hiểu và đồng ý với quyết định của nhà trường trong tâm thế “tâm phục, khẩu phục”.

3.3.4.4. Điều kiện thực hiện

- Thực hiện đúng các qui định của Nhà nước về phân công, sử dụng đội ngũ giáo viên và phù hợp với đặc thù nhà trường.

- Phải có sự thống nhất trong tập thể sư phạm nhà trường, trong đó vai trị quan trọng của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn về phân công, sử dụng đội ngũ giáo viên.

- Phải có tiêu chí rõ ràng và sát với tình hình thực tế để đánh giá, phân loại chính xác về năng lực, khả năng, ý thức trách nhiệm của từng giáo viên.

- Phải đảm bảo đầy đủ điều kiện làm việc cho giáo viên; thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho các đối tượng làm cơng tác kiêm nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT trung nghĩa huyện thanh thủy tỉnh phú thọ trong đổi mới giáo dục (Trang 92 - 95)