Vị trí địa lí xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT trung nghĩa huyện thanh thủy tỉnh phú thọ trong đổi mới giáo dục (Trang 45)

+ Huyện Thanh Thủy: - Diện tích: 12.097 ha.

- Tổng dân số: 75.588 người

- Địa giới hành chính: Phía đơng giáp huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội). Phía tây giáp huyện Thanh Sơn. Phía nam giáp huyện Thanh Sơn, cịn đơng nam giáp huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hịa Bình). Phía bắc giáp huyện Tam Nơng

- Có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn Thanh Thủy (huyện lị, thành lập ngày 25-10-2010 trên cơ sở giải thể xã La Phù) và 14 xã: Bảo Yên, Đào Xá, Đoan Hạ, Đồng Luận, Hoàng Xá, Phượng Mao, Sơn Thủy, Tân Phương, Thạch Đồng, Trung Nghĩa, Trung Thịnh, Tu Vũ, Xuân Lộc, Yến Mao.

+ Xã Trung Nghĩa:

- Trung Nghĩa là một xã thuộc thượng huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam.

- Xã Trung Nghĩa có diện tích 7,51 km².

2.1.2. Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ

- Địa hình: Huyện Thanh Thuỷ có địa hình đồi thấp xen thung lũng tích tụ xâm thực. Trên địa bàn huyện có sơng Đà chảy qua.

- Khí hậu: Thanh Thủy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hội tụ đủ 4 mùa trong năm, nhiệt độ trung bình từ 22-24°C; độ ẩm trung bình 80%.

- Tài nguyên: Thanh Thuỷ có than bùn, than nâu ở Phượng Mao, Tu Vũ, Trung Nghĩa; mỏ sắt ở Đào Xá; cao lanh, Penspat ở Tân Phương, La

Phù, Sơn Thủy, Hoàng Xá; đất sét ở Yên Mao, Tân Phương, Xuân Lộc. Đặc biệt Thanh Thủy cịn có nguồn nước khống nóng ở La Phù, Bảo Yên. [26]

2.1.3. Điều kiện xã hội huyện Thanh Thủ y tỉnh Phú Thọ

- Tiềm năng kinh tế: Đất đai ở Thanh Thuỷ thích hợp trồng các loại cây như: lúa, chè, ngô, cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu (bạch đàn, tre), chăn ni bị, lợn, cá, gia cầm. Thanh Thuỷ có lợi thế phát triển cách ngành cơng nghiệp khai khống và chế biến nông sản. Trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ có tỉnh lộ 316, 317 chạy qua.

- Văn hoá, xã hội: Huyện Thanh Thuỷ có 15 đơn vị hành chính bao gồm các xã: Xuân Lộc, Đào Xá, Thạch Đồng, Tân Phương, Bảo Yên, Sơn Thủy, Đoan Hạ, Hoàng Xá, Đồng Luận, Trung Thịnh, Trung Nghĩa, Phượng Mao, Yến Mao và Tu Vũ.Và Thanh Thuỷ là địa bàn sinh sống của 15 dân tộc như: Kinh, Mường, Tày, Hoa, Thái, Sán Chay, H’Mông, Dao, Nùng, Ngái, Tà Ôi…[26]

2.1.4. Đặc điểm kinh tế huyện Thanh Thủ y tỉnh Phú Thọ.

Với đặc thù là huyện miền núi, kinh tế còn nghèo, đời sống của đại bộ phận dân cư cịn nhiều khó khăn, do đó việc huy động kinh phí cịn nhiều hạn chế, đặc biệt ở những xã nghèo, xã vùng dân tộc thiểu số. Mặt khác mật độ dân cư phân bố không đồng đều, điều kiện tự nhiên, thời tiết diễn biến thất thường, mưa lũ kéo dài... là những yếu tố tác động không nhỏ đến sự nghiệp phát triển giáo dục của huyện Thanh Thủy [26].

2.2. Khái quát về giáo dục ở trƣờng THPT Trung Nghi ̃a tỉnh Phú Thọ

Trường THPT Trung Nghĩa được thành lập năm 1984, ở khu vực các xã vùng thượng huyện Thanh Thủy. Hiện nay trường đặt tại khu Đồi miếu của xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ. Những ngày đầu trường là một phân hiệu được tách ra từ trường THPT Thanh Thuỷ. Trường là nơi học tập chủ yếu của con em nhân dân các xã cụm thượng huyện Thanh Thuỷ và các xã lân cận của huyện Thanh Sơn. 32 năm qua Trường THPT Trung Nghĩa đã trải qua khơng ít những gian nan thử thách, có lúc tưởng chừng phải giải

thể. Năm 1991, trường được sáp nhập với trường THCS Trung Nghĩa thành Trường cấp 2-3 Trung Nghĩa, đến năm 2000 lại tách ra làm hai (THPT Trung Nghĩa và THCS Trung Nghĩa).

Từ một ngôi trường tranh tre nứa lá, với những phương tiện thiết bị phục vụ dạy và học hết sức đơn giản và thiếu thốn; những ngày đầu thành lập trường có 05 lớp học với 238 học sinh và 16 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Qua 30 năm nhà trường luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đã có 19360 học sinh theo học và 145 cán bộ, giáo viên, nhân viên đã và đang công tác tại trường. Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ; Sở GD và ĐT Phú Thọ; HU, HĐND, UBND huyện Tam Thanh (nay là Huyện Thanh Thuỷ) và sự chăm lo đóng góp xây dựng trường của các tầng lớp nhân dân địa phương trong khu vực trường tuyển sinh, đến nay trường đó có một cơ ngơi khang trang, sạch đẹp, quy mô lớp, số học sinh, giáo viên ổn định, là trường hạng một. Cơ cấu tổ chức nhà trường có đầy đủ các cơ quan, đồn thể như: Chi bộ gồm 30 đảng viên, BGH được đào tạo trên chuẩn chiếm 2/3 CBQL, Cơng đồn, ĐTN nhiệt tình, trách nhiệm, 04 tổ chun mơn, 01 tổ Văn phịng, đội ngũ CBGV có năng lực chun mơn giỏi, tận tâm, năng động, sáng tạo, được cha mẹ học sinh và học sinh tin yêu. Năm học 2015 – 2016 trường có 794 học sinh (21 lớp) với 50 CB, GV, NV.

Hiện nay đội ngũ GV của trường có tới 80% là lực lượng tương đối trẻ mới vào nghề nhưng với tình yêu nghề, yêu trẻ, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Tập thể nhà trường luôn phát huy sức mạnh đoàn kết, phấn đấu dạy tốt, chú trọng đến việc giáo dục toàn diện học sinh, làm nên "thương hiệu" của trường. Mặc dù học sinh của nhà trường phần lớn là con em nông dân, con em các xã vùng 135, nhiều học sinh là con em người dân tộc thiểu số, con em hộ nghèo, cận nghèo nhưng trong những năm qua, trường đã từng bước đạt được những kết quả đáng khích lệ: từ năm học 2004-2005 trở lại đây trường bắt đầu có HS đạt giải nhất (HSG cấp tỉnh); từ năm học 2005-2006 trường bắt đầu có HS đỗ thủ khoa vào các trường Đại học và từ năm học 2010 – 2011 trường có

học sinh được chọn vào đội tuyển của tỉnh đi thi HSG cấp Quốc gia; từ năm học 2011 - 2012 trường có học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp quốc gia. Số HS thi HSG các mơn văn hố, HS thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ hàng năm tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng.

Nhiều năm liền Chi bộ Đảng nhà trường được xếp loại Chi bộ trong sạch vững mạnh, Nhà trường được UBND tỉnh Phú Thọ tặng thưởng Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Cơng Đồn, Đồn thanh niên vững mạnh. Từ một trường THPT non trẻ được tách ra từ trường THPT Thanh Thuỷ, lại trải qua sáp nhập rồi lại phân tách với trường THCS Trung Nghĩa để đủ sức tồn tại, phát triển có được những thành quả và vị trí như ngày hơm nay là cả một quá trình quyết tâm khắc phục khó khăn và nỗ lực phấn đấu vươn lên của nhiều thế hệ thầy và trò nhà trường. Với những nỗ lực cố gắng ấy nhà trường đã vinh dự được Bộ GD&ĐT và Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, được Bộ GD&ĐT tặng cờ thi đua. Năm 2014 nhà trường đề nghị nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba.

32 năm chưa phải là nhiều cho một sức trẻ đang trên đà phát triển. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ; Sở GD và ĐT Phú Thọ; HU, HĐND, UBND huyện Thanh Thuỷ. Tập thể CB,GV,NV và HS nhà trường sẽ bằng trí tuệ, tài năng và tâm huyết của mình quyết tâm đưa trường THPT Trung Nghĩa trở thành một trong những điểm sáng của ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ. Phát huy sức mạnh đồn kết, nỗ lực vượt khó, phấn đấu vươn lên, nhà trường đã có những bước phát triển vững chắc, ngày càng khẳng định được vị trí và niềm tin sâu sắc đối với các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân trong khu vực. Trường THPT Trung Nghĩa đã, đang và sẽ tiếp tục phấn đấu không ngừng, cống hiến cho sự nghiệp phát triển giáo dục của quê hương Thanh Thuỷ anh hùng trên đất Tổ trong thời kỳ mới; góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước [25].

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên THPT Trung Nghĩa tỉnh Phú Thọ

2.3.1. Số lượng giáo viên

Bảng 2.1: Tổng hợp giáo viên STT Năm học BGH GV NV Số học sinh Số lớp Tỉ lệ GV/lớp 1 2013 - 2014 4 42 4 798 21 2.00 2 2014 - 2015 3 41 5 755 20 2.05 3 2015 - 2016 4 41 5 794 21 1,95 2.3.2. Trình đợ

2.3.2.1. Trình đợ chun mơn

Bảng 2.2: Tổng hợp trình độ chun mơn, nghiệp vụ năm 2015 - 2016. Tổng

số

Trình độ đào tạo Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Xếp loại thi đua

Tiến Thạc Đại học Giỏi Khá Đạt yêu cầu Không đạt CSTĐ TT Không XL 50 1 10 39 16 33 0 1 6 43 1 % 0.5 20 69.5 32 67.5 0 0.5 12 87.5 0.5 0 20 40 60 80 Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ

2.3.2.2. Trình đợ chính trị

Bảng 2.3: Thực trạng về trình đợ chính trị của cán bợ giáo viên, nhân viên nhà trường tính đến tháng 05/2016

Tổng số

Trình độ

Sơ cấp TC Cao cấp Cử nhân

SL % SL % SL % SL % 50 40 80 10 20 0 0 0 0 0 20 40 60 80

Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Cử nhân

Sơ cấp Trung cấp Cao cấp

Biểu đồ 2.2: Tương quan trình đợ chính trị đợi ngũ giáo viên cuối năm 2016

Phẩm chất chính trị là thành tố quan trọng hàng đầu thể hiện bản lĩnh của nhà giáo trước những giai đoạn đổi mới của lịch sử; trước những thời cơ và thách thức của đất nước, khu vực, thế giới và thời đại để có thể thực hiện giáo dục toàn diện, định hướng xây dựng nhân cách cho học sinh có hiệu quả. Bên cạnh việc nỗ lực phấn đấu để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đội ngũ GV phải có trình độ chính trị vững vàng thể hiện trước hết ở trình độ lý luận, thái độ và khả năng nhận thức, tiếp thu chính trị và thực hiện đổi mới quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Kết quả cho thấy đa số giáo viên chỉ mới đạt trình độ sơ cấp chính trị (chiếm 80%). Rất ít giáo viên có trình độ trung cấp về chính trị và khơng có giáo viên nào đạt trình độ cao cấp . Vâ ̣y t rường cần có biện pháp nâng cao trình độ chính trị cho giáo viên trong thời gian tới.

2.3.3. Cơ cấu giới, độ tuổi và thâm niên công tá c

2.3.3.1. Cơ cấu giới tính

Bảng 2.4:Tổng hợp về cơ cấu giới tính của cán bơ ̣ giáo viên trƣờng năm 2016

STT Môn Đội ngũ giáo viên

Số lượng Nam % Nữ % 1 Văn 5 0 0 5 100 2 Sử 4 1 25 3 75.0 3 Địa 3 2 67 1 33.0 4 GDCD 2 1 50 1 50 5 Tiếng Anh 5 2 40 3 60 6 Toán 6 6 100 0 0 7 Tin 3 1 33 3 67 8 Vật Lý 3 1 33 2 67 9 Hóa 4 3 75 1 25 10 Sinh 2 0 0 2 100 11 Công nghệ 2 0 0 2 100 12 Thể dục 4 0 0 4 100 13 GDQP 2 2 100 0 0 Tổng 45 19 42 26 58 42% 58% 0 10 20 30 40 50 60 70 Nam Nữ

Trong bảng thống kê có 58% đội ngũ giáo viên là nữ, trong đó tỷ lệ nữ trong độ tuổi sinh sản chiếm tỷ lệ cao. Có nhiều bộ mơn nữ chiếm tỷ lệ trên 75% thuộc các môn: Ngữ Văn, Lịch Sử, Sinh học, Công Nghệ,Thể Dục. Lực lượng giáo viên nữ chiếm tỷ lệ cao gây khó khăn cho nhà trường. Tình trạng thiếu giáo viên cục bộ diễn ra thường xuyên do nghỉ sinh con, nghỉ vì con bị ốm đau… Sự thiếu giáo viên cục bộ như vậy ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo và tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp của nhà trường.

2.3.3.2. Về độ tuổi

Bảng 2.5: Tổng hợp về tuổi đời của cán bộ giáo viên tính đến tháng 5 / 2016

STT Môn ngƣời Số

Đội ngũ Cán bộ, giáo viên

Dưới 30 tuổi Từ 30 – 40 tuổi Từ 41 – 50 tuổi Từ 51 – 60 tuổi SL % SL % SL % SL % 1 Văn 5 1 20 4 80 0 0 0 0 2 Sử 4 0 0 4 100 0 0 0 0 3 Địa 3 1 33 2 67 0 0 0 0 4 GDCD 2 3 75.0 1 25.0 0 0 0 0 5 Tiếng Anh 5 1 20 4 80 0 0 0 0 6 Toán 6 1 17 5 83 0 0 0 0 7 Tin 3 3 100 0 0 0 0 0 0 8 Vật Lý 3 0 0 3 100 0 0 0 0 9 Hóa 4 1 25 2 50 1 25 0 0 10 Sinh 2 1 50 0 0 1 50 0 0 11 Công nghệ 2 0 0 2 100 0 0 0 0 12 Thể dục 4 3 75 1 25 0 0 0 0 13 GDQP 2 1 50 1 50 0 0 0 0 Tổng 45 16 35 27 61 2 4 0 0

35% 61% 4% 0% 0 10 20 30 40 50 60 70 Dưới 30 30 đến 40 41 đến 50 51 đến 60 T ươ n g q u an v % đ tu i

Tương quan vềđộtuổi của đội ngũ giáo viên và cán bộquản lý

Biểu đồ 2.4: Tương quan về độ tuổi lao động năm 2016

Bảng tổng hợp về tuổi đời của đội ngũ giáo viên cho ta thấy lực lượng giáo viên của nhà trường là tương đối trẻ. Đội ngũ giáo viên có tuổi đời dưới 40 tuổi chiếm 96%. Trong khi đó, tuổi đời từ 40 đến 60 tuổi chỉ chiếm 4%.

Lực lượng giáo viên trẻ có thuận lợi là: năng động, sáng tạo, ham học hỏi, dễ tiếp thu, thích ứng với những cái mới, ứng dụng công nghệ thông tin và trang thiết bị dạy học hiện đại tốt.

Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên trẻ cũng gặp khơng ít khó khăn: kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục còn hạn chế, năng lực bồi dưỡng học sinh yếu, học sinh giỏi, học sinh thi tốt nghiệp và thi Đại học, Cao đẳng còn chưa cao. Đặc biệt đối với những trường vùng ven, nơi có số lượng học sinh có học lực yếu, học sinh có hồn cảnh khó khăn... đơng, đội ngũ giáo viên trẻ càng cần phải cố gắng.

Với những thuận lợi và khó khăn của đội ngũ giáo viên tương đối trẻ. Hiệu trưởng trường cần quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện để đội ngũ được giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các thế hệ đồng nghiệp đi trước có nhiều kinh nghiệm ở các trường lân cận. Đồng thời tạo điều kiện để họ tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng nhằm khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ phục vụ cho cơng tác giáo dục.

2.3.3.3. Về thâm niên công tác

Qua số liệu điều tra về tuổi đời của cán bộ giáo viên cho ta thấy, cơ cấu thâm niên giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường THPT Trung Nghĩa là chưa hợp lí, đội ngũ giáo viên có thâm niên giảng dạy dưới 6 năm chiếm tỉ lệ khá đơng 35%; và tỉ lệ giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy từ 7 năm đến 16 chỉ chiếm 61%, đây chính là lực lượng giáo viên có kinh nghiệm, năng động, nhiệt tình và đã tự khẳng định mình qua kết quả giáo dục học sinh. Với 4% số giáo viên có thâm niên giảng dạy trên 16 năm mặc dù con số tỉ lệ nhìn chung là thấp, đây lại là lực lượng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường vì đội ngũ giáo viên khơng chỉ hồn thành cơng việc giảng dạy được giao mà còn giúp nhà trường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên kế cận có đủ bản lĩnh về chính trị, giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu xã hội. Tuy nhiên, đội ngũ này cũng có những hạn chế nhất định trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng cơng nghệ thơng tin và sử dụng thiết bị thí nghiệm hiện đại vào giảng dạy vì khả năng về tin học và ngoại ngữ.

2.3.4. Kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT Trung Nghĩa Trung Nghĩa

2.3.4.1. Phẩm chất chính trị

Phẩm chất chính trị là thành tố quan trọng hàng đầu thể hiện bản lĩnh của nhà giáo trước những giai đoạn đổi mới của lịch sử; trước những thời cơ và thách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT trung nghĩa huyện thanh thủy tỉnh phú thọ trong đổi mới giáo dục (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)